Ngày 02/7/1976, tại hội trường Ba Đình lịch sử, trong không khí thiêng liêng… anh em hai miền Bắc Nam sum họp diễn ra kỳ họp đầu tiên của Quốc Hội nước Việt Nam với 492 đại biểu, 80 đại biểu là công nhân, 100 đại biểu là nông dân, 141 đại biểu chính trị, 98 đại biểu tri thức, 54 đại biểu quân nhân, 06 đại biểu thợ thủ công, 67 đại biểu dân tộc ít người, 12 đại biểu tôn giáo và 132 đại biểu nữ thay mặt cho 50 triệu nhân dân cả nước về dự họp.
Quốc hội khóa VI họp kỳ họp thứ nhất quyết định đổi tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và khẳng định:
- Việt Nam là một nước độc lập thống nhất.
- Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
- Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hình tròn, nền đỏ ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng cưa và dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.
- Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bài Tiến quân ca - nhạc và lời Văn Cao.
Sự kiện lịch sử ấy là sự khẳng định “Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng thiết tha của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam” – tại Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp trong tháng 9/1975 từng khẳng định.
Thời khắc lịch sử ấy đã minh chứng một điều nguồn gốc lịch sử văn hóa của dân tộc ta với tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định sự độc lập về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, độc lập của chủ quyền của một quốc gia trên thế giới. Tên gọi ấy là minh chứng cho sự riêng biệt không thể nhầm lẫn với bất kỳ dân tộc nào, đất nước nào - một dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam tiếp tục con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa. Việc Quốc hội khóa VI họp kỳ họp thứ nhất quyết định đổi tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phù hợp với điều kiện lịch sử và chế độ chính trị của nước ta lúc bấy giờ, mục tiêu bước sang một thời kỳ mới phấn đấu cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Đề ra mục tiêu cụ thể chính là động lực thúc đẩy đất nước phát triển, từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Nhân kỷ niệm 45 năm (02/7/1976 – 02/7/2021) ngày Quốc hội Việt Nam khóa VI đổi tên nước thành Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là sự kiện minh chứng mang ý nghĩa to lớn. Một lần nữa khẳng định Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân qua đó đã hiện thực hóa đường lối của Đảng ta một cách cụ thể, là động lực tinh thần to lớn, góp phần vào sự phát triển trong thời kỳ mới của đất nước./.
Thời khắc lịch sử ấy đã minh chứng một điều nguồn gốc lịch sử văn hóa của dân tộc ta với tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định sự độc lập về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, độc lập của chủ quyền của một quốc gia trên thế giới. Tên gọi ấy là minh chứng cho sự riêng biệt không thể nhầm lẫn với bất kỳ dân tộc nào, đất nước nào - một dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam tiếp tục con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa. Việc Quốc hội khóa VI họp kỳ họp thứ nhất quyết định đổi tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phù hợp với điều kiện lịch sử và chế độ chính trị của nước ta lúc bấy giờ, mục tiêu bước sang một thời kỳ mới phấn đấu cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Đề ra mục tiêu cụ thể chính là động lực thúc đẩy đất nước phát triển, từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Nhân kỷ niệm 45 năm (02/7/1976 – 02/7/2021) ngày Quốc hội Việt Nam khóa VI đổi tên nước thành Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là sự kiện minh chứng mang ý nghĩa to lớn. Một lần nữa khẳng định Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân qua đó đã hiện thực hóa đường lối của Đảng ta một cách cụ thể, là động lực tinh thần to lớn, góp phần vào sự phát triển trong thời kỳ mới của đất nước./.