Năm 1949, Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ quốc tế quyết định lấy ngày 1/6 làm ngày Quốc tế Thiếu nhi. Mục đích đòi hỏi ở các nước phải có trách nhiệm hơn trong việc chăm lo đời sống của thiếu niên, nhi đồng. Lúc này, ở nước ta đang trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược, cam go ác liệt nhất nhưng Bác vẫn nhớ và viết thư chúc mừng các cháu thiếu nhi ở Tết đầu tiên (1/6/1950). Bác viết “Bác thương các cháu lắm, bác hứa với các cháu rằng, đến ngày đánh đuổi hết giặc pháp, kháng chiến thành công, Bác cùng Chính phủ và các đoàn thể sẽ cố gắng làm cho các cháu dần dần được ấm no, được vui chơi, được học hành,…”. Từ đó hàng năm các em thiếu niên, nhi đồng điều hân hoan chờ được thư Bác trong niềm vui to lớn.
Bác là vị lãnh tụ dành nhiều tình cảm, suy nghĩ, kể cả thời gian quý báo cho thiếu nhi. Tình yêu thương trẻ thơ của Bác đã vượt lên trên tình cảm thông thường, mà nó là một tình cảm sâu sắc, rộng lớn xuất phát từ chủ nghĩa nhân đạo cao cả với nhận thức là lớp người tiếp tục sự nghiệp vĩ đại của cha ông, là người xây dựng xã hội tương lai của đất nước. Năm 1968 tại Hà Nội, Bác gặp gỡ các dũng sĩ thiếu niên Miền Nam, sau khi trò chuyện Bác bảo các cháu vào ăn cơm cùng Bác. Cho thấy tính cách giản dị, gần gũi tấm lòng bao la cao cả của “một vị Cha già” đối với các cháu thiếu niên, nhi đồng.
Bác đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục sao cho các em học giỏi, học tốt, bởi rằng:
“Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai cùng các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” Bác căn dặn các cháu thiếu nhi:
“Yêu tổ quốc, yêu đồng bào,
Học tập tốt, lao động tốt,
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt,
Giữ gìn vệ sinh,
Thật thà, dũng cảm.”
Học tập tốt, lao động tốt,
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt,
Giữ gìn vệ sinh,
Thật thà, dũng cảm.”
Cho đến ngày Bác đi xa, trong bản di chúc của mình Bác viết “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”. Đó mới thấy sự sáng suốt, tầm nhìn đi trước thời đại đối với sự nghiệp “trăm năm trồng người” của Bác.
Thắm nhuần tư tưởng, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đảng ta đã không ngừng học tập và làm theo tử tưởng của Bác. Năm 1989, Công ước về quyền trẻ em được ký kết vào ngày 1/6, có hơn 191 quốc gia phê chuẩn. Nước ta là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới ký vào Công ước này. Đã hơn 60 năm qua, thực hiện lời dạy của Người, từ trong đạo lý uống nước nhớ nguồn, cho đến đường lối, chính sách mà Đảng và Nhà nước ta luôn dành cho trẻ em sự ưu tiên, bảo vệ, chở che cao nhất, được học tập và trưởng thành để góp phần xây dựng tổ quốc thêm giàu đẹp như lời Bác từng ca ngợi:
Thắm nhuần tư tưởng, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đảng ta đã không ngừng học tập và làm theo tử tưởng của Bác. Năm 1989, Công ước về quyền trẻ em được ký kết vào ngày 1/6, có hơn 191 quốc gia phê chuẩn. Nước ta là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới ký vào Công ước này. Đã hơn 60 năm qua, thực hiện lời dạy của Người, từ trong đạo lý uống nước nhớ nguồn, cho đến đường lối, chính sách mà Đảng và Nhà nước ta luôn dành cho trẻ em sự ưu tiên, bảo vệ, chở che cao nhất, được học tập và trưởng thành để góp phần xây dựng tổ quốc thêm giàu đẹp như lời Bác từng ca ngợi:
“Nhi đồng cứu quốc hội ta,
Ấy là lực lượng, ấy là cứu tinh..”
Ấy là lực lượng, ấy là cứu tinh..”