Thứ nhất, họ cần phải tính toán các bước cần làm sự xuất hiện của bitcoin, đồng tiền kỹ thuật số đang tăng vùn vụt giá trị, ngày càng tiệm cận hơn tới cột mốc 10.000 USD/đồng. Thứ hai, họ có nên phát hành các phiên bản đồng tiền kỹ thuật số chính thức không.Bloomberg đã ghi nhận lại quan điểm của một số ngân hàng trung ương các nước (lớn và nhỏ) trên thế giới trong cách nhìn nhận về đồng tiền ảo bitcoin:
1, Mỹ: Lo ngại về công nghệ quản lý
Trong những ngày đầu khi bitcoin mới ra đời, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã từng có những cuộc khảo sát, điều tra về đồng tiền này. Cho tới nay FED vẫn không tỏ ra hào hứng trong việc ngân hàng trung ương Mỹ phải đưa ra một câu trả lời dứt khoát về bitcoin.
Ông Jerome Powell, một thành viên ban quản trị FED đồng thời là ứng cử viên được đề cử cho chiếc ghế chủ tịch FED, từ đầu năm nay đã nói vẫn còn vướng mắc nhiều vấn đề kỹ thuật liên quan tới công nghệ bitcoin và "việc điều hành cũng như quản lý rủi ro" sẽ mang tính then chốt trong các vấn đề đó.
Ông Powell cũng nói vẫn còn nhiều thách thức "đáng kể" trong việc có nên có một đồng tiền ảo do ngân hàng trung ương Mỹ phát hành, trong đó các vấn đề bảo mật riêng tư có thể là một trở ngại.
2, Châu Âu: Cảnh báo vết xe đổ như "bong bóng tulip"
Ngân hàng Trung ương châu Âu đã nhiều lần lặp lại cảnh báo về các nguy cơ liên quan tới việc đầu tư vào các đồng tiền ảo.
Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), ông Vitor Constancio, hồi tháng 9 năm nay từng nói bitcoin không phải là một loại tiền, mà là một loại "tulip", ám chỉ tới sự sụp đổ của bong bóng kinh tế xảy ra trong thế kỷ 17 ở Hà Lan.
Đồng quan điểm này, ông Benoit Coeure, nhà kinh tế học người Pháp kiêm thành viên ban điều hành của ECB, cũng từng cảnh báo về giá trị không ổn định của bitcoi, cũng như những mối liên hệ phức tạp giữa đồng tiền ảo này với hoạt động trốn/tránh thuế cũng như các loại hình tội phạm khác có thể đi kèm những rủi ro rất lớn.
Tháng này, ông Mario Draghi, chủ tịch ECB nêu nhận định, ảnh hưởng của các đồng tiền số với nền kinh tế châu Âu là hạn chế, và chúng cũng không có nguy cơ nào đối với tính độc quyền về tiền tệ của ECB.
3, Trung Quốc: Ủng hộ việc phát triển đồng tiền ảo riêng do nhà nước quản lý
Chính quyền Trung Quốc đã tuyên bố rất rõ ràng về chính sách của họ: Ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ được toàn quyền kiểm soát các loại tiền ảo.
Với việc thành lập một nhóm nghiên cứu từ năm 2014 để phát triển một kỹ thuật tiền số riêng, ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tin rằng giờ là lúc "các điều kiện đã chín muồi" để quốc gia này có thể vận dụng công nghệ đó.
Tuy nhiên chính quyền Trung Quốc lại ngăn chặn mọi dạng thức phát hành tiền số riêng của các tổ chức tư nhân, nghiêm cấm các giao dịch bitcoin và những loại tiền số khác.
\ Mặc dù Bắc Kinh chưa công bố một ngày chính thức sẽ đưa vào sử dụng loại tiền số do nhà nước phát hành, nhưng chính quyền tại đây cho rằng việc tiến tới công nghệ số hóa sẽ giúp nâng cao hiệu quả thanh toán và cho phép nhà chức trách có công cụ kiểm soát minh bạch hơn các luồng di chuyển của dòng tiền trong và ngoài nước.
4, Nhật Bản: Tiếp tục nghiên cứu thêm
Trong một bài phát biểu tháng 10 năm nay, Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản, ông Haruhiko Kuroda cho biết ngân hàng Nhật chưa có ý định ngay lúc này về việc phát hành các đồng tiền kỹ thuật số, mặc dù việc tìm hiểu sâu thêm về những loại tiền này là điều rất quan trọng.
5, Đức: "Giống như một đồ chơi rủi ro"
Ở một quốc gia vẫn còn rất nhiều người dân ưa thích thanh toán bằng tiền mặt hơn như Đức, ngân hàng trung ương nước này, Bundesbank, thời gian qua đã hết sức lo ngại về sự xuất hiện của bitcoin cũng như các loại tiền ảo khác.
Thành viên ban điều hành Bundesbank, ông Carl-Ludwig Thiele, hồi tháng 9 từng nêu quan điểm cho rằng bitcoin "giống với một thứ đồ chơi rủi ro" hơn là một dạng thức thanh toán".
Mặc dù không ủng hộ và cũng không tin tưởng tiền ảo, nhưng thời gian qua Bundesbank cũng đã và đang chủ động nghiên cứu phương thức ứng dụng công nghệ blockchain của tiền ảo vào các hệ thống thanh toán của họ.
Ngoài ra thống đốc Ngân hàng Anh Mark Carney nhận định về một "cuộc cách mạng" tiềm năng trong lĩnh vực tài chính gắn liền với những đồng tiền ảo; thống đốc Ngân hàng Pháp Francois Villeroy de Galhau cho rằng cần "sự thận trọng lớn" trong cá chính sách hành xử với bitcoin vì thiếu một cơ quan đảm bảo cho đồng tiền đó; Ngân hàng trung ương Ấn Độ cấm triệt để bitcoin và các loại tiền ảo vì cho rằng chúng có thể bị sử dụng làm kênh riêng cho hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố,….
Các ngân hàng trung ương thế giới nghĩ gì về bitcoin?
Theo hãng tin Bloomberg, với diễn biến thời gian qua liên quan tới các đồng tiền kỹ thuật số, các ngân hàng trung ương của các nước và khu vực, những đơn vị đóng vai trò bảo vệ với nền kinh tế toàn cầu, đang đứng trước hai vấn đề cần phải giải quyết.