Trẻ em bị xâm hại tình dục là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay, không chỉ ảnh hưởng về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, sự phát triển tâm sinh lý, thể chất của trẻ em, còn gây hoang mang, bất bình trong quần chúng nhân dân, gây mất trật tự, an toàn xã hội tại địa phương. Gần đây nhất, tại địa bàn thành phố Cần Thơ xảy ra thật đau lòng, bất kỳ ai biết được đều phẫn nộ. Đó là vụ án Lê Hoàng Viển, sinh năm 1997, ĐKTT: Phú Lễ, phường Tân Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 28/7/2017, Viển đến nhà ông Nguyễn Văn Ng (là ông nội của Viển), ngụ tại KV Phú Lễ, phường Tân Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, khi nhìn thấy bé gái khoảng 05 tuổi (tên D. T. C. K) đứng trước cửa nhà ông Ng chơi, nảy sinh ý định quan hệ tình dục với bé K nên Viển đi vào và ẵm bé K ra sau vườn của ông Ng để thực hiện hành vi quan hệ tình dục. Do bé K giãy giụa, kêu khóc, cùng lúc này bà ngoại của bé K đi tìm, phát hiện nên Viển chưa thực hiện được hành vi đồi bại.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng tội phạm Hiếp dâm trẻ em có phần do các đối tượng phạm tội hầu hết có trình độ học vấn thấp, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, có phần do bị tác động bởi văn hóa phẩm đồi trụy, bạo lực, rượu bia, mạng xã hội Zalo, facebook ngày càng phát triển dẫn đến hành xử theo ham muốn, dục vọng của bản thân. Bên cạnh đó, việc quản lý, giáo dục con em mình của không ít các bậc cha mẹ còn chưa chặt chẽ nên các em bị kẻ xấu lợi dụng, xâm hại, điển hình là vụ Lê Thanh Duy, sinh năm 1991 và T. M. N, sinh ngày 02/4/2005 quen nhau qua mạng facebook, lợi dụng sự thiếu hiểu biết và nhận thức non nớt của N, Duy đã thực hiện quan hệ tình dục với N nhiều lần, gia đình của N biết sự việc và làm đơn tố cáo cơ quan Công an. Một nguyên nhân nữa là việc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, truyền thông của các cơ quan chức năng tuy đã được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra; việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm còn hạn chế, chưa phát huy được tác dụng tốt, chưa huy động được đông đảo nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm; ý thức cảnh giác của người dân đối với các hành vi phạm tội còn thấp, các bậc cha mẹ còn chủ quan trong việc quản lý con cái; việc quản lý, giáo dục học sinh trong các nhà trường, gia đình và xã hội còn nhiều bất cập...
Để góp phần phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh và ngăn chặn kịp thời các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, thiết nghĩ các ngành, các cấp nhất là Cơ quan Công an cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ như: thường xuyên tuần tra, theo dõi, nắm bắt và sàng lọc các đối tượng có tiền án, tiền sự. Ban bảo vệ dân phố, UBND các xã, phường, thị trấn cần phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an địa phương thực hiện việc quản lý nhân khẩu, theo dõi chặt chẽ các đối tượng mới đến cư trú trên địa bàn. Bên cạnh đó, cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước đối với các loại hình dịch vụ văn hóa, nhất là mạng Internet, kịp thời ngăn chặn các phim ảnh có nội dung bạo lực, đồi trụy; các trò chơi trực tuyến có nội dung xấu. Các tổ chức đoàn thể xã hội như Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên…, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp…cần tích cực tham gia vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; quan tâm tạo điều kiện giải quyết công ăn, việc làm cho người dân ở địa phương, nhất là đối với những người ở lứa tuổi thanh niên; quan tâm, tuyên truyền pháp luật hơn nữa đối với tầng lớp thanh thiếu niên nhằm hạn chế tội phạm hình sự nói chung và tội phạm hiếp dâm trẻ em nói riêng. Ngành giáo dục cần tăng cường giáo dục giới tính tại học đường giúp học sinh hiểu rõ được tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe giới tính nhằm trang bị kiến thức để các em tự bảo vệ mình. Đối với gia đình; cần quan tâm hơn nữa đến các em, không để các em ở nhà một mình hoặc đi đường vắng hay đi xa phải có người lớn đi cùng, nhất là các em ở vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh đi học về nơi vắng người. Kiểm tra và nhắc nhở thường xuyên không để các em xem những phim ảnh có nội dung đồi trụy, khiêu dâm.
Xâm hại tình dục trẻ em đã và đang là một tội ác, để lại nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng, không chỉ riêng bản thân người bị xâm hại mà còn gây hoang mang trong dư luận và toàn xã hội. Do đó, công tác phòng chống, ngăn chặn tội phạm xâm hại tình dục trẻ em đòi hỏi cần có sự chung tay góp sức của toàn xã hội./.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng tội phạm Hiếp dâm trẻ em có phần do các đối tượng phạm tội hầu hết có trình độ học vấn thấp, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, có phần do bị tác động bởi văn hóa phẩm đồi trụy, bạo lực, rượu bia, mạng xã hội Zalo, facebook ngày càng phát triển dẫn đến hành xử theo ham muốn, dục vọng của bản thân. Bên cạnh đó, việc quản lý, giáo dục con em mình của không ít các bậc cha mẹ còn chưa chặt chẽ nên các em bị kẻ xấu lợi dụng, xâm hại, điển hình là vụ Lê Thanh Duy, sinh năm 1991 và T. M. N, sinh ngày 02/4/2005 quen nhau qua mạng facebook, lợi dụng sự thiếu hiểu biết và nhận thức non nớt của N, Duy đã thực hiện quan hệ tình dục với N nhiều lần, gia đình của N biết sự việc và làm đơn tố cáo cơ quan Công an. Một nguyên nhân nữa là việc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, truyền thông của các cơ quan chức năng tuy đã được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra; việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm còn hạn chế, chưa phát huy được tác dụng tốt, chưa huy động được đông đảo nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm; ý thức cảnh giác của người dân đối với các hành vi phạm tội còn thấp, các bậc cha mẹ còn chủ quan trong việc quản lý con cái; việc quản lý, giáo dục học sinh trong các nhà trường, gia đình và xã hội còn nhiều bất cập...
Để góp phần phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh và ngăn chặn kịp thời các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, thiết nghĩ các ngành, các cấp nhất là Cơ quan Công an cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ như: thường xuyên tuần tra, theo dõi, nắm bắt và sàng lọc các đối tượng có tiền án, tiền sự. Ban bảo vệ dân phố, UBND các xã, phường, thị trấn cần phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an địa phương thực hiện việc quản lý nhân khẩu, theo dõi chặt chẽ các đối tượng mới đến cư trú trên địa bàn. Bên cạnh đó, cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước đối với các loại hình dịch vụ văn hóa, nhất là mạng Internet, kịp thời ngăn chặn các phim ảnh có nội dung bạo lực, đồi trụy; các trò chơi trực tuyến có nội dung xấu. Các tổ chức đoàn thể xã hội như Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên…, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp…cần tích cực tham gia vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; quan tâm tạo điều kiện giải quyết công ăn, việc làm cho người dân ở địa phương, nhất là đối với những người ở lứa tuổi thanh niên; quan tâm, tuyên truyền pháp luật hơn nữa đối với tầng lớp thanh thiếu niên nhằm hạn chế tội phạm hình sự nói chung và tội phạm hiếp dâm trẻ em nói riêng. Ngành giáo dục cần tăng cường giáo dục giới tính tại học đường giúp học sinh hiểu rõ được tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe giới tính nhằm trang bị kiến thức để các em tự bảo vệ mình. Đối với gia đình; cần quan tâm hơn nữa đến các em, không để các em ở nhà một mình hoặc đi đường vắng hay đi xa phải có người lớn đi cùng, nhất là các em ở vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh đi học về nơi vắng người. Kiểm tra và nhắc nhở thường xuyên không để các em xem những phim ảnh có nội dung đồi trụy, khiêu dâm.
Xâm hại tình dục trẻ em đã và đang là một tội ác, để lại nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng, không chỉ riêng bản thân người bị xâm hại mà còn gây hoang mang trong dư luận và toàn xã hội. Do đó, công tác phòng chống, ngăn chặn tội phạm xâm hại tình dục trẻ em đòi hỏi cần có sự chung tay góp sức của toàn xã hội./.