Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia gồm 7 Chương, 36 Điều. Trong đó nội dung được nhiều cử tri và nhân dân quan tâm nhất là quy định “Cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” đã được các đại biểu Quốc hội nhất trí đưa vào Luật. Đây là một quy định hoàn toàn mới so với quy định trước đây đó là “Cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt mức quy định của pháp luật về an toàn giao thông”.
Điều đó đồng nghĩa với việc chỉ cần người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu có nồng độ cồn là đã vi phạm chứ không cần phải có nồng độ cồn vượt mức so với quy định trước đây thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đây là một điểm mới rất quan trọng mà tất cả chúng ta cần phải nắm rõ để tránh vi phạm.
Quy định này sẽ mở rộng đối tượng không được uống rượu, bia khi tham gia giao thông và tạo chế tài nghiêm khắc để xử lý nghiêm minh người vi phạm, nhằm ngăn chặn, hạn chế, đẩy lùi các vụ tai nạn giao thông.
Một số hành vi bị cấm theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia:
1. Sử dụng men, cồn thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và các nguyên liệu không bảo đảm chất lượng; cồn, men, nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm để sản xuất, pha chế rượu, bia.
2. Quảng cáo rượu, bia từ 15 độ cồn trở lên dưới mọi hình thức.
3. Khuyến mại, tài trợ hoặc sử dụng rượu, bia từ 15 độ cồn trở lên để khuyến mại, tài trợ dưới mọi hình thức.
4. Bán rượu, bia từ 15 độ cồn trở lên trên mạng internet.
5. Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.
6. Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ; nhập lậu rượu, bia.
7. Bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi, phụ nữ mang thai, người đã có biểu hiện say rượu, bia.
8. Cho người chưa đủ 18 tuổi sử dụng rượu, bia; ép buộc phụ nữ mang thai và người khác sử dụng rượu, bia.
9. Người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt mức quy định của pháp luật về an toàn giao thông.
10. Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng rượu, bia.
11. Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khoẻ.
12. Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang và người lao động trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp uống rượu, bia ngay trước và trong thời gian làm việc, thời gian nghỉ giữa ca làm việc, trừ trường hợp thực hiện nghi lễ đối ngoại theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia còn có các quy định về: Các biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; Các biện pháp quản lý cung cấp rượu, bia; Các biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; Các điều kiện đảm bảo cho công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2020.
Điều đó đồng nghĩa với việc chỉ cần người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu có nồng độ cồn là đã vi phạm chứ không cần phải có nồng độ cồn vượt mức so với quy định trước đây thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đây là một điểm mới rất quan trọng mà tất cả chúng ta cần phải nắm rõ để tránh vi phạm.
Quy định này sẽ mở rộng đối tượng không được uống rượu, bia khi tham gia giao thông và tạo chế tài nghiêm khắc để xử lý nghiêm minh người vi phạm, nhằm ngăn chặn, hạn chế, đẩy lùi các vụ tai nạn giao thông.
Một số hành vi bị cấm theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia:
1. Sử dụng men, cồn thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và các nguyên liệu không bảo đảm chất lượng; cồn, men, nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm để sản xuất, pha chế rượu, bia.
2. Quảng cáo rượu, bia từ 15 độ cồn trở lên dưới mọi hình thức.
3. Khuyến mại, tài trợ hoặc sử dụng rượu, bia từ 15 độ cồn trở lên để khuyến mại, tài trợ dưới mọi hình thức.
4. Bán rượu, bia từ 15 độ cồn trở lên trên mạng internet.
5. Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.
6. Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ; nhập lậu rượu, bia.
7. Bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi, phụ nữ mang thai, người đã có biểu hiện say rượu, bia.
8. Cho người chưa đủ 18 tuổi sử dụng rượu, bia; ép buộc phụ nữ mang thai và người khác sử dụng rượu, bia.
9. Người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt mức quy định của pháp luật về an toàn giao thông.
10. Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng rượu, bia.
11. Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khoẻ.
12. Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang và người lao động trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp uống rượu, bia ngay trước và trong thời gian làm việc, thời gian nghỉ giữa ca làm việc, trừ trường hợp thực hiện nghi lễ đối ngoại theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia còn có các quy định về: Các biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; Các biện pháp quản lý cung cấp rượu, bia; Các biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; Các điều kiện đảm bảo cho công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2020.