Để bảo đảm tính độc lập của hoạt động quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật đã quy định hệ thống tổ chức cơ quan quản lý và hệ thống tổ chức cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam.
Theo đó, hệ thống tổ chức cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam gồm Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân và Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân.
Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân bao gồm: Cơ quan quản lý thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ Công an thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam trong phạm vi cả nước (cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Công an); Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam trong địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh); Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam trong địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp huyện).
Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân bao gồm: Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam (cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng); Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam đối với trại tạm giam, nhà tạm giữ khu vực thuộc phạm vi quản lý; Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh thực hiện quản lý tạm giữ đối với Buồng tạm giữ của đồn biên phòng.
Riêng đối với hệ thống tổ chức cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam bao gồm: Trại tạm giam thuộc Bộ Công an; Trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng; Trại tạm giam Công an cấp tỉnh; Trại tạm giam thuộc quân khu và tương đương (trại tạm giam cấp quân khu); Nhà tạm giữ Công an cấp huyện; Nhà tạm giữ Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân; Buồng tạm giữ của đồn biên phòng ở hải đảo, biên giới xa trung tâm hành chính cấp huyện.
Ngoài việc quy định cụ thể, rõ ràng về hệ thống tổ chức cơ quan quản lý và hệ thống tổ chức cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam còn quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn cho từng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam, trong đó có những điểm mới cơ bản về thẩm quyền điều chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam giữa các cơ sở giam giữ do Thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam quyết định sau khi thống nhất với thủ trưởng cơ quan đang thụ lý vụ án và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết, như là: “…Quyết định việc điều chuyển người bị tạm giữ, tạm giam giữa các cơ sở giam giữ…” của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng (quy định tại điểm d khoản 1 Điều 12); “…Quyết định việc điều chuyển người bị tạm giữ, tạm giam giữa các cơ sở giam giữ trong phạm vi tỉnh, quân khu…” của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu và thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu (quy định tại điểm d khoản 2 Điều 12 và điểm a khoản 4 Điều 19); “Việc điều chuyển giữa các cơ sở giam giữ không thuộc cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quân khu và tương đương do Thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu nơi chuyển đi quyết định sau khi thống nhất với Thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu nơi nhận (quy định tại điểm b khoản 4 Điều 19); “Việc điều chuyển giữa cơ sở giam giữ Công an cấp tỉnh, cấp quân khu với cơ sở giam giữ thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng do Thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quyết định” (quy định tại điểm c khoản 4 Điều 19); “Việc điều chuyển giữa cơ sở giam giữ trong Công an nhân dân với cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân do Thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam nơi chuyển đi quyết định sau khi thống nhất với Thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam nơi nhận” (quy định tại điểm d khoản 4 Điều 19).
Những quy định trên sẽ tháo gỡ, khắc phục những khó khăn, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý giam giữ đã tồn tại theo các quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời bảo đảm các nguồn lực cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác quản lý tạm giữ, tạm giam, góp phần phục vụ tốt cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Luật thi hành tạm giữ tạm giam sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018./.
Theo đó, hệ thống tổ chức cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam gồm Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân và Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân.
Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân bao gồm: Cơ quan quản lý thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ Công an thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam trong phạm vi cả nước (cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Công an); Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam trong địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh); Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam trong địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp huyện).
Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân bao gồm: Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam (cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng); Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam đối với trại tạm giam, nhà tạm giữ khu vực thuộc phạm vi quản lý; Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh thực hiện quản lý tạm giữ đối với Buồng tạm giữ của đồn biên phòng.
Riêng đối với hệ thống tổ chức cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam bao gồm: Trại tạm giam thuộc Bộ Công an; Trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng; Trại tạm giam Công an cấp tỉnh; Trại tạm giam thuộc quân khu và tương đương (trại tạm giam cấp quân khu); Nhà tạm giữ Công an cấp huyện; Nhà tạm giữ Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân; Buồng tạm giữ của đồn biên phòng ở hải đảo, biên giới xa trung tâm hành chính cấp huyện.
Ngoài việc quy định cụ thể, rõ ràng về hệ thống tổ chức cơ quan quản lý và hệ thống tổ chức cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam còn quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn cho từng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam, trong đó có những điểm mới cơ bản về thẩm quyền điều chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam giữa các cơ sở giam giữ do Thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam quyết định sau khi thống nhất với thủ trưởng cơ quan đang thụ lý vụ án và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết, như là: “…Quyết định việc điều chuyển người bị tạm giữ, tạm giam giữa các cơ sở giam giữ…” của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng (quy định tại điểm d khoản 1 Điều 12); “…Quyết định việc điều chuyển người bị tạm giữ, tạm giam giữa các cơ sở giam giữ trong phạm vi tỉnh, quân khu…” của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu và thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu (quy định tại điểm d khoản 2 Điều 12 và điểm a khoản 4 Điều 19); “Việc điều chuyển giữa các cơ sở giam giữ không thuộc cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quân khu và tương đương do Thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu nơi chuyển đi quyết định sau khi thống nhất với Thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu nơi nhận (quy định tại điểm b khoản 4 Điều 19); “Việc điều chuyển giữa cơ sở giam giữ Công an cấp tỉnh, cấp quân khu với cơ sở giam giữ thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng do Thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quyết định” (quy định tại điểm c khoản 4 Điều 19); “Việc điều chuyển giữa cơ sở giam giữ trong Công an nhân dân với cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân do Thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam nơi chuyển đi quyết định sau khi thống nhất với Thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam nơi nhận” (quy định tại điểm d khoản 4 Điều 19).
Những quy định trên sẽ tháo gỡ, khắc phục những khó khăn, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý giam giữ đã tồn tại theo các quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời bảo đảm các nguồn lực cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác quản lý tạm giữ, tạm giam, góp phần phục vụ tốt cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Luật thi hành tạm giữ tạm giam sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018./.