Kinh tế đất nước phát triển, đời sống người dân tại vùng nông thôn ngày được nâng lên. Có điều kiện kinh tế, người dân dễ dàng mua sắm phương tiện xe mô tô để phục vụ đi lại và giao thương.
Tuy nhiên, thực trạng người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, uống rượu, bia nhưng vẫn điều khiển xe mô tô là vấn đề đáng lo ngại tại nhiều vùng nông thôn. Theo số liệu thống kê 06 tháng đầu năm 2021 tại địa phương, số vụ tai nạn giao thông xảy ra 10 vụ nghiêm trọng trong đó có 05 vụ trên các tuyến đường giao thông nông thôn chiếm 50%.
ảnh hiện trường vụ TNGT
Có nhiều nguyên nhân khiến tỷ lệ tai nạn giao thông ở vùng nông thôn vẫn còn chiếm tỷ lệ cao.Hiện nay, nhiều địa phương đã xây dựng được hệ thống giao thông liên hoàn, kết nối xã với xã, đường huyện, đường tỉnh, đường quốc lộ, được cải tạo, nâng cấp, mở rộng thảm nhựa hoặc trải bê tông, tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận tiện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hầu hết các tuyến đường còn thiếu hệ thống chiếu sáng, biển báo, cảnh báo nguy hiểm, hệ thống cọc tiêu, rào chắn để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết, không lắp đặt hoặc lắp đặt rất hạn chế; tình trạng họp chợ, đậu xe, biển quảng cáo... lấn chiếm, vi phạm hành lang giao thông còn diễn ra phổ biến.
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan còn có nguyên nhân chủ quan xuất phát từ người tham gia giao thông còn ý thức kém, chưa chấp hành luật giao thông như không có giấy phép lái xe theo quy định nhưng vẫn tham gia điều khiển xe mô tô phân khối lớn, sử dụng rượu, bia chạy với tốc độ cao không làm chủ được tốc độ dẫn đến xảy những tai nạn thương tâm để lại hậu quả khôn lường cho gia đình và xã hội.
Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông vùng nông thôn cần kiến nghị cơ quan có thẩm quyền trong việc xây dựng hệ thống biển báo, cảnh báo nguy hiểm, phát quan những khu vực rậm rạp che khuất tầm nhìn, lắp đèn chiếu sáng. Tuyên truyền vận động, giáo dục phổ biến về trật tự an toàn giao thông với nhiều hình thức và nội dung phù hợp để cán bộ, đảng viên, người dân hiểu, nhận thức rõ hiểm họa tai nạn giao thông; mỗi người tham gia giao thông thấy rõ trách nhiệm và tự giác chấp hành pháp luật về giao thông, thực hiện “nếp sống văn hóa giao thông”. Có như thế thì trật tự an toàn giao thông ở vùng nông thôn mới được cải thiện.
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan còn có nguyên nhân chủ quan xuất phát từ người tham gia giao thông còn ý thức kém, chưa chấp hành luật giao thông như không có giấy phép lái xe theo quy định nhưng vẫn tham gia điều khiển xe mô tô phân khối lớn, sử dụng rượu, bia chạy với tốc độ cao không làm chủ được tốc độ dẫn đến xảy những tai nạn thương tâm để lại hậu quả khôn lường cho gia đình và xã hội.
Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông vùng nông thôn cần kiến nghị cơ quan có thẩm quyền trong việc xây dựng hệ thống biển báo, cảnh báo nguy hiểm, phát quan những khu vực rậm rạp che khuất tầm nhìn, lắp đèn chiếu sáng. Tuyên truyền vận động, giáo dục phổ biến về trật tự an toàn giao thông với nhiều hình thức và nội dung phù hợp để cán bộ, đảng viên, người dân hiểu, nhận thức rõ hiểm họa tai nạn giao thông; mỗi người tham gia giao thông thấy rõ trách nhiệm và tự giác chấp hành pháp luật về giao thông, thực hiện “nếp sống văn hóa giao thông”. Có như thế thì trật tự an toàn giao thông ở vùng nông thôn mới được cải thiện.