Trong thời gian gần đây, nhiều Tòa án đã cố tình vận dụng sai luật, để biến lệnh tạm giam có thời hạn thành lệnh tạm giam vô thời hạn. Theo quy định tại Điều 177 Bộ luật Tố tụng hình sự thì: Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử, tòa án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.
Nghị quyết 04/2004 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao tại mục 2.3 đã hướng dẫn cụ thể như sau: Đối với bị cáo đang bị tạm giam, nếu đến ngày mở phiên tòa hoặc trong quá trình xét xử thời hạn tạm giam đã hết, thì trước khi thời hạn tạm giam còn lại không quá 5 ngày, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải đề nghị Chánh án hoặc phó Chánh án Tòa án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.
Như vậy, căn cứ những quy định trên thì có thể thấy, Tòa án chỉ được ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa trong trường hợp khi đến ngày mở phiên tòa hoặc trong quá trình xét xử thời hạn tạm giam đã hết. Mặc dù luật quy định cụ thể như vậy nhưng trên thực tế, khi gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử (do vụ án phức tạp), Tòa án thường ra lệnh tạm giam bị can, bị cáo cho đến khi kết thúc phiên tòa, trong khi Điều 176 Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định rõ ràng về thời hạn gia hạn để chuẩn bị xét xử đó là: Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá mười lăm ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Bên cạnh đó, Điều 177 cũng đã quy định rằng: Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử. Tức là, dù vụ án có phức tạp cỡ nào, nếu Tòa án không trả hồ sơ để điều tra bổ sung; không đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử mà luật đã quy định tại Điều 176, Tòa án phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử và ấn định ngày mở phiên tòa. Biết là vậy, nhưng Tòa án vẫn ra lệnh tạm giam trái luật, khiến cho việc đưa vụ án ra xét xử lâu hơn so với quy định của pháp luật và các bị can, bị cáo bị tạm giam “không có thời hạn” để chờ ngày xét xử.
Do đó, Viện kiểm sát khi tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công tác tạm giữ, tạm giam cần nghiên cứu hồ sơ, xem xét chặt chẽ đối với các trường hợp tạm giam của Tòa án để kịp thời phát hiện vi phạm, từ đó có những biện pháp tác động phù hợp nhằm chấn chỉnh tình hình, khắc phục vi phạm của Tòa án, đảm bảo quyền lợi của bị can, bị cáo trong giai đoạn xét xử được thực hiện đúng theo quy định./.
Nghị quyết 04/2004 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao tại mục 2.3 đã hướng dẫn cụ thể như sau: Đối với bị cáo đang bị tạm giam, nếu đến ngày mở phiên tòa hoặc trong quá trình xét xử thời hạn tạm giam đã hết, thì trước khi thời hạn tạm giam còn lại không quá 5 ngày, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải đề nghị Chánh án hoặc phó Chánh án Tòa án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.
Như vậy, căn cứ những quy định trên thì có thể thấy, Tòa án chỉ được ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa trong trường hợp khi đến ngày mở phiên tòa hoặc trong quá trình xét xử thời hạn tạm giam đã hết. Mặc dù luật quy định cụ thể như vậy nhưng trên thực tế, khi gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử (do vụ án phức tạp), Tòa án thường ra lệnh tạm giam bị can, bị cáo cho đến khi kết thúc phiên tòa, trong khi Điều 176 Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định rõ ràng về thời hạn gia hạn để chuẩn bị xét xử đó là: Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá mười lăm ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Bên cạnh đó, Điều 177 cũng đã quy định rằng: Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử. Tức là, dù vụ án có phức tạp cỡ nào, nếu Tòa án không trả hồ sơ để điều tra bổ sung; không đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử mà luật đã quy định tại Điều 176, Tòa án phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử và ấn định ngày mở phiên tòa. Biết là vậy, nhưng Tòa án vẫn ra lệnh tạm giam trái luật, khiến cho việc đưa vụ án ra xét xử lâu hơn so với quy định của pháp luật và các bị can, bị cáo bị tạm giam “không có thời hạn” để chờ ngày xét xử.
Do đó, Viện kiểm sát khi tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công tác tạm giữ, tạm giam cần nghiên cứu hồ sơ, xem xét chặt chẽ đối với các trường hợp tạm giam của Tòa án để kịp thời phát hiện vi phạm, từ đó có những biện pháp tác động phù hợp nhằm chấn chỉnh tình hình, khắc phục vi phạm của Tòa án, đảm bảo quyền lợi của bị can, bị cáo trong giai đoạn xét xử được thực hiện đúng theo quy định./.