Gần đây, tội phạm thực hiện hành vi phạm tội ngày càng tinh vi, nhất là tội phạm liên quan đến hành vi quấy rối tình dục, vụ việc thường diễn ra rất nhanh, nơi vắng vẻ mà đôi khi “mắt thường” không thể phát hiện được. Lúc này, dữ liệu điện tử được xem là chứng cứ hiệu quả giúp cho việc xác minh, điều tra, xử lý tội phạm được chính xác, toàn diện.
Tuy nhiên, để “dữ liệu điện tử” trở thành nguồn chứng cứ thì không hề đơn giản, và chưa hẳn là một cơ sở pháp lý vững chắc.
Tại Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS) quy định: “chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”.
Điều 99 BLTTHS khái niệm “Dữ liệu điện tử” bao gồm: Ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử.
Theo đó, tại điểm c khoản 1 Điều 87 BLTTHS xác định “Dữ liệu điện tử” là nguồn chứng cứ. BLTTHS cũng quy định: “Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự” (khoản 2 Điều 87).
Tuy nhiên, để “dữ liệu điện tử” trở thành nguồn chứng cứ thì không hề đơn giản, và chưa hẳn là một cơ sở pháp lý vững chắc.
Tại Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS) quy định: “chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”.
Điều 99 BLTTHS khái niệm “Dữ liệu điện tử” bao gồm: Ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử.
Theo đó, tại điểm c khoản 1 Điều 87 BLTTHS xác định “Dữ liệu điện tử” là nguồn chứng cứ. BLTTHS cũng quy định: “Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự” (khoản 2 Điều 87).

Chứng cứ dữ liệu điện tử phải được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của BLTTHS (ảnh internet)
Căn cứ vào quy định của BLTTHS, cần phải lưu ý: Mặc dù xác định nguồn chứng cứ (như clip, hình ảnh, âm thanh,…) là có thật, là chính xác, nhưng nếu không được thu thập theo trình tự, thủ tục quy định thì sẽ không có giá trị pháp lý. Trong khi đó, việc thu thập chứng cứ điện tử hiện nay (sau khi có BLTTHS 2015) chưa được quy định cụ thể. Do vậy, các cơ quan tố tụng sẽ vận dụng vào Thông tư 10/2012 TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT-VKSNDTC-TANDTC ngày 10/9/2012 của liên ngành Trung ương về trình tự, thủ tục thu thập dữ liệu điện tử để thực hiện. Cụ thể như sau:
1. Đối với máy tính: Không được tắt (shutdown) theo trình tự mà ngắt nguồn cung cấp điện trực tiếp cho thân máy (CPU) hoặc máy tính (đối với máy tính xách tay);
2. Đối với điện thoại di động: Tắt máy, thu giữ cả điện thoại, thẻ nhớ, thẻ sim, bộ sạc điện thoại (nếu có);
3. Đối với phương tiện điện tử khác (camera, máy ảnh, máy ghi âm,…): Tắt thiết bị, thu giữ cả phụ kiện đi kèm (nếu có).
Khi bàn giao cho chuyên gia phục hồi dữ liệu điện tử, phải làm thủ tục mở niêm phong và niêm phong theo quy định của pháp luật. Để bảo đảm tính nguyên trạng và toàn vẹn của chứng cứ lưu trong vật chứng, việc sao chép dữ liệu để phục hồi, phân tích phải được thực hiện bằng thiết bị “chỉ đọc” (Read only), chỉ thực hiện trên bản sao, không được ghi đè, sửa chữa dữ liệu. Để chuyển hóa thành chứng cứ pháp lý, dữ liệu điện tử phải được chuyển sang dạng có thể đọc được, nhìn được, nghe được; phải lập biên bản về nội dung dữ liệu điện tử đã phục hồi, phân tích; kèm theo lời khai, xác nhận của người phạm tội, người làm chứng về những thông tin đó (Điều 5).
Đối với nguồn chứng cứ “đặt biệt” này, hiện nay cũng có khá nhiều quan điểm trên diễn đàn Luật học về việc vận dụng và áp dụng. Theo cá nhân tôi thì quan điểm sau đây là có cơ sở nhất đối với “dữ liệu điện tử” được dùng làm chứng cứ khi thỏa 03 điều kiện sau đây:
Một là, dữ liệu điện tử phải có tính khách quan: Nó có thật, có nguồn gốc rõ ràng, không bị sai lệch, cắt ghép, biến dạng,…
Hai là, dữ liệu điện tử phải có tính liên quan: Tức là có liên quan đến hành vi phạm tội, xác định được đối tượng phạm tội, nạn nhân, hậu quả, dấu vết hình sự,…
Ba là, dữ liệu điện tử phải được thu thập hợp pháp: Có nghĩa là nó phải được thu thập đúng quy định của BLTTHS, sử dụng công nghệ được pháp luật công nhận, được lưu trữ, bảo quản theo đúng trình tự đã được luật hóa,…
1. Đối với máy tính: Không được tắt (shutdown) theo trình tự mà ngắt nguồn cung cấp điện trực tiếp cho thân máy (CPU) hoặc máy tính (đối với máy tính xách tay);
2. Đối với điện thoại di động: Tắt máy, thu giữ cả điện thoại, thẻ nhớ, thẻ sim, bộ sạc điện thoại (nếu có);
3. Đối với phương tiện điện tử khác (camera, máy ảnh, máy ghi âm,…): Tắt thiết bị, thu giữ cả phụ kiện đi kèm (nếu có).
Khi bàn giao cho chuyên gia phục hồi dữ liệu điện tử, phải làm thủ tục mở niêm phong và niêm phong theo quy định của pháp luật. Để bảo đảm tính nguyên trạng và toàn vẹn của chứng cứ lưu trong vật chứng, việc sao chép dữ liệu để phục hồi, phân tích phải được thực hiện bằng thiết bị “chỉ đọc” (Read only), chỉ thực hiện trên bản sao, không được ghi đè, sửa chữa dữ liệu. Để chuyển hóa thành chứng cứ pháp lý, dữ liệu điện tử phải được chuyển sang dạng có thể đọc được, nhìn được, nghe được; phải lập biên bản về nội dung dữ liệu điện tử đã phục hồi, phân tích; kèm theo lời khai, xác nhận của người phạm tội, người làm chứng về những thông tin đó (Điều 5).
Đối với nguồn chứng cứ “đặt biệt” này, hiện nay cũng có khá nhiều quan điểm trên diễn đàn Luật học về việc vận dụng và áp dụng. Theo cá nhân tôi thì quan điểm sau đây là có cơ sở nhất đối với “dữ liệu điện tử” được dùng làm chứng cứ khi thỏa 03 điều kiện sau đây:
Một là, dữ liệu điện tử phải có tính khách quan: Nó có thật, có nguồn gốc rõ ràng, không bị sai lệch, cắt ghép, biến dạng,…
Hai là, dữ liệu điện tử phải có tính liên quan: Tức là có liên quan đến hành vi phạm tội, xác định được đối tượng phạm tội, nạn nhân, hậu quả, dấu vết hình sự,…
Ba là, dữ liệu điện tử phải được thu thập hợp pháp: Có nghĩa là nó phải được thu thập đúng quy định của BLTTHS, sử dụng công nghệ được pháp luật công nhận, được lưu trữ, bảo quản theo đúng trình tự đã được luật hóa,…