Thời hiệu khởi kiện là nội dung quan trọng trong việc giải quyết vụ án dân sự. Do đó, khi kiểm sát giải quyết vụ án dân sự Kiểm sát viên cần xem xét quan hệ tranh chấp này còn thời hiệu khởi kiện hay không. Bởi lẽ, xác định thời hiệu khởi kiện nhằm mục đích xác định đề xuất giải quyết vụ án tại phiên tòa.
Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 quy định thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện (Khoản 3 Điều 150). Quy định trên cho thấy quyền khởi kiện của đương sự có thời hạn nhất định nếu hết thời hạn pháp luật quy định thì người có quyền khởi kiện sẽ mất quyền này. Song, hết thời hiệu khởi kiện không được xem là căn cứ trả lại đơn khởi kiện theo quy định Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015. Do đó, Tòa án phải thụ lý giải quyết các tranh chấp đã hết thời hiệu khởi kiện, các tranh chấp mà chủ thể có quyền đã mất quyền khởi kiện. Vấn đề này đã được khẳng định tại Khoản 2 Điều 184 BLTTDS 2015: “Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ”. Do đó, Tòa án chỉ áp dụng thời hiệu khởi kiện khi có yêu cầu và phải đưa ra Tòa án sơ thẩm giải quyết bằng bản án hoặc quyết định.
Để xác định được thời hiệu khởi kiện thì Kiểm sát viên phải xác định được thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện, Khoản 1 Điều 154 BLDS năm 2015 quy định “Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Bên cạnh đó, BLDS năm 2015 cũng quy định “Thời hiệu chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu” (Điều 151). Do đó, khi kiểm sát thời hiệu khởi kiện vụ án Kiểm sát viên cần xác định thời điểm người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm và quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện của quan hệ tranh chấp đó để xác định ngày cuối của thời hiệu là ngày nào.
Tuy nhiên, không phải quan hệ tranh chấp nào cũng có thời hiệu khởi kiện như nhau. Cụ thể:
Theo quy định của BLDS năm 2015, thời hiệu khởi kiện vụ án đối với một số tranh chấp được quy định như sau: Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự là 03 năm kể từ ngày người yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp của mình pháp bị xâm phạm (Điều 429); Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm kể từ ngày người yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích của mình hợp pháp bị xâm phạm (Điều 588); Thời hiệu để người yêu cầu chia di sản thừa kế (Điều 623) là ba mươi năm đối với bất động sản, mười năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế…. Thời điểm để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
Luật Thương mại năm 2005 quy định thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm… (Điều 3);
Đối với tranh chấp về hợp đồng kinh doanh bảo hiểm thì theo quy định tại Điều 30 của Luật Kinh doanh bảo hiểm, thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp;
Đối với các tranh chấp lao động cá nhân thì theo quy định tại khoản 2 Điều 202 của Bộ luật lao động, thời hiệu khởi kiện về tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm…
Ngoài ra, BLDS năm 2015 còn quy định các trường hợp đặc biệt về thời hiệu khởi kiện như sau:
- Không áp dụng thời hiệu khởi kiện trong các trường hợp sau đây (Điều 155): Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn liền với tài sản; Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có quy định khác; Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của luật đất đai.
- Trường hợp bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện (Điều 162): Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện; Bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện; Các bên đã tự hoà giải với nhau.
Như vậy, BLTTDS năm 2015 đã bãi bỏ quy định thời hiệu khởi kiện là 02 năm kể từ ngày quyền và lợi ích bị xâm phạm như điểm b Khoản 3 Điều 159 BLTTDS năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 cho các tranh chấp mà pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện, không thuộc trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Qua phân tích trên cho thấy, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự sẽ được quy định trong từng quan hệ pháp luật cụ thể và Tòa án sẽ không xem xét thời hiệu khởi kiện khi các bên có quyền không yêu cầu nhằm thể hiện sự tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ dân sự.
Tóm lại, Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là nội dung quan trọng khi kiểm sát giải quyết vụ án. Do đó, Kiểm sát viên cần phải xác định đúng quan hệ tranh chấp để đối chiếu quy định pháp luật về thời hiệu khởi kiện của quan hệ tranh chấp đó, sau đó xác định thời điểm bắt đầu, kết thúc thời hiệu khởi kiện để xác định quan hệ tranh chấp đó còn thời hiệu khởi kiện hay không. Nếu quan hệ tranh chấp đó hết thời hiệu khởi kiện nhưng các bên có quyền không yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện thì Tòa án vẫn thụ lý giải quyết như các vụ án còn thời hiệu khởi kiện. Muốn như vậy, Kiểm sát viên phải nắm chắc quy định pháp luật về thời hiệu khởi kiện của từng quan hệ tranh chấp, nghiên cứu các đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ của đương sự cung cấp để xác định thời điểm phát sinh quan hệ tranh chấp và nội dung yêu cầu của các bên. Làm tốt công tác này sẽ giúp Kiểm sát viên xác định đúng hướng giải quyết vụ án tại phiên tòa.
Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 quy định thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện (Khoản 3 Điều 150). Quy định trên cho thấy quyền khởi kiện của đương sự có thời hạn nhất định nếu hết thời hạn pháp luật quy định thì người có quyền khởi kiện sẽ mất quyền này. Song, hết thời hiệu khởi kiện không được xem là căn cứ trả lại đơn khởi kiện theo quy định Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015. Do đó, Tòa án phải thụ lý giải quyết các tranh chấp đã hết thời hiệu khởi kiện, các tranh chấp mà chủ thể có quyền đã mất quyền khởi kiện. Vấn đề này đã được khẳng định tại Khoản 2 Điều 184 BLTTDS 2015: “Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ”. Do đó, Tòa án chỉ áp dụng thời hiệu khởi kiện khi có yêu cầu và phải đưa ra Tòa án sơ thẩm giải quyết bằng bản án hoặc quyết định.
Để xác định được thời hiệu khởi kiện thì Kiểm sát viên phải xác định được thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện, Khoản 1 Điều 154 BLDS năm 2015 quy định “Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Bên cạnh đó, BLDS năm 2015 cũng quy định “Thời hiệu chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu” (Điều 151). Do đó, khi kiểm sát thời hiệu khởi kiện vụ án Kiểm sát viên cần xác định thời điểm người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm và quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện của quan hệ tranh chấp đó để xác định ngày cuối của thời hiệu là ngày nào.
Tuy nhiên, không phải quan hệ tranh chấp nào cũng có thời hiệu khởi kiện như nhau. Cụ thể:
Theo quy định của BLDS năm 2015, thời hiệu khởi kiện vụ án đối với một số tranh chấp được quy định như sau: Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự là 03 năm kể từ ngày người yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp của mình pháp bị xâm phạm (Điều 429); Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm kể từ ngày người yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích của mình hợp pháp bị xâm phạm (Điều 588); Thời hiệu để người yêu cầu chia di sản thừa kế (Điều 623) là ba mươi năm đối với bất động sản, mười năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế…. Thời điểm để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
Luật Thương mại năm 2005 quy định thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm… (Điều 3);
Đối với tranh chấp về hợp đồng kinh doanh bảo hiểm thì theo quy định tại Điều 30 của Luật Kinh doanh bảo hiểm, thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp;
Đối với các tranh chấp lao động cá nhân thì theo quy định tại khoản 2 Điều 202 của Bộ luật lao động, thời hiệu khởi kiện về tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm…
Ngoài ra, BLDS năm 2015 còn quy định các trường hợp đặc biệt về thời hiệu khởi kiện như sau:
- Không áp dụng thời hiệu khởi kiện trong các trường hợp sau đây (Điều 155): Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn liền với tài sản; Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có quy định khác; Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của luật đất đai.
- Trường hợp bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện (Điều 162): Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện; Bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện; Các bên đã tự hoà giải với nhau.
Như vậy, BLTTDS năm 2015 đã bãi bỏ quy định thời hiệu khởi kiện là 02 năm kể từ ngày quyền và lợi ích bị xâm phạm như điểm b Khoản 3 Điều 159 BLTTDS năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 cho các tranh chấp mà pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện, không thuộc trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Qua phân tích trên cho thấy, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự sẽ được quy định trong từng quan hệ pháp luật cụ thể và Tòa án sẽ không xem xét thời hiệu khởi kiện khi các bên có quyền không yêu cầu nhằm thể hiện sự tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ dân sự.
Tóm lại, Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là nội dung quan trọng khi kiểm sát giải quyết vụ án. Do đó, Kiểm sát viên cần phải xác định đúng quan hệ tranh chấp để đối chiếu quy định pháp luật về thời hiệu khởi kiện của quan hệ tranh chấp đó, sau đó xác định thời điểm bắt đầu, kết thúc thời hiệu khởi kiện để xác định quan hệ tranh chấp đó còn thời hiệu khởi kiện hay không. Nếu quan hệ tranh chấp đó hết thời hiệu khởi kiện nhưng các bên có quyền không yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện thì Tòa án vẫn thụ lý giải quyết như các vụ án còn thời hiệu khởi kiện. Muốn như vậy, Kiểm sát viên phải nắm chắc quy định pháp luật về thời hiệu khởi kiện của từng quan hệ tranh chấp, nghiên cứu các đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ của đương sự cung cấp để xác định thời điểm phát sinh quan hệ tranh chấp và nội dung yêu cầu của các bên. Làm tốt công tác này sẽ giúp Kiểm sát viên xác định đúng hướng giải quyết vụ án tại phiên tòa.