Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, một số báo lần lượt ra đời tại Sài Gòn, Hà Nội và một vài địa phương khác. Tiếp bước những bài báo ấy đến đầu thế kỷ XX thì hàng loạt tờ báo của người Việt Nam được xuất bản. Do có nhiều nhà văn, nhà báo, hoạt động theo nhóm và có tư tưởng chính trị khác nhau nên không tập hợp thành một tổ chức thống nhất. Ngày 21.6.1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), báo “Thanh niên” do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra mắt số đầu tiên từ đó dòng báo chí cách mạng Việt Nam mới bắt đầu hình thành.
Thông qua những bài viết nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam đấu tranh vì độc lập, vì tự do. Báo Thanh niên là bước khởi đầu quan trọng cho các cuộc Cách mạng tư tưởng bùng nổ. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người đào tạo lớp làm báo vô sản đầu tiên của Việt Nam như Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Duy Điềm, Trương Văn Lĩnh…
Ngày 2/6/1950, Chính phủ chính thức quyết định cho thành lập Hội "Những người viết báo Việt Nam". Tháng 2.1985, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Ban Bí thư Trung ương Ðảng ra quyết định số 52 ngày 5.2.1985 lấy ngày ra số đầu tiên của báo Thanh Niên làm ngày Báo chí Việt Nam đó là ngày 21/6/1925 nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí, thắt chặt mối quan hệ giữa báo chí với công chúng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí. Và chính thức ngày 21/6/1985, lần đầu cả nước tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Báo chí Việt Nam và kỷ niệm 60 năm Báo Thanh Niên xuất bản số đầu tiên. Và được xem là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Tiếp tục phát huy sức mạnh truyền thống của Ngày Báo chí trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Ngành Báo chí ngày càng phát triển nhanh về số lượng lẫn chất lượng, nội dung phong phú hình thức ngày càng đáp ứng kịp với thị hiếu của nhân dân. Báo chí đi vào đời sống thực tế của mỗi người kịp thời cổ vũ kịp thời hỗ trợ như món ăn tinh thần kéo mọi người xích lại gần hơn. Trong một xã hội rộng lớn, sự lan tỏa là sức mạnh to lớn mà báo chí đem lại góp phần liên kết các mối quan hệ giữa các lĩnh vực trong đời sống như kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội thêm phát triển. Ở một xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về thông tin ngày càng cao. Vậy báo chí từ khi ra đời đã phát huy vai trò và sức mạnh trong cuộc đấu tranh cách mạng dành độc lập, duy trì và lớn mạnh đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế giáo dục, văn hoá xã hội. Tận dụng triệt để sức mạnh của mình, báo chí đấu tranh chống lại những tiêu cực, những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, ngành Báo chí đã và đang góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước./.