Kỳ 1: Nhận diện phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng
Qua công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết trên 20 tố giác của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Cần Thơ, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ nhận thấy phương thức, thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng trên không gian mạng để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cụ thể như sau:
Thứ nhất, với phương thức, thủ đoạn giả mạo hoặc hack tài khoản mạng xã hội của người khác
Bằng thủ đoạn này, đối tượng lừa đảo giả vờ xin, vay, mượn tiền, nhờ chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng do đối tượng chỉ định và chiếm đoạt toàn bộ tài sản mà các nạn nhân chuyển vào. Mới đây, bà L.N.T ngụ tại: phường An Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ vừa bị các đối tượng sử dụng thủ đoạn hack tài khoản Mesenger của chị bà T để yêu cầu chuyển tiền mua bán đất gấp. Do chủ quan và bị hối thúc, tin tưởng người nhắn tin là chị mình mà không kiểm tra các thông tin, bà T đã chuyển tổng số tiền đến vài trăm triệu đồng cho đối tượng. Sau đó, chị bà T gọi điện thoại cho biết tài khoản Mesenger nêu trên đã bị hack, bà T mới biết mình bị lừa nên trình báo với Cơ quan Công an.
Thứ hai, với phương thức, thủ đoạn giới thiệu, kêu gọi đầu tư tiền vào các sàn giao dịch điện tử
Đối tượng lập ra các website đầu tư tài chính, các ứng dụng có giao diện tương tự sàn giao dịch, sàn thương mại, sàn đầu tư tài chính có tên quốc tế như: Forex Swissmes,Gardenbo, Vielx Trade, BIGUNCLE LIMITED, META TRADE 5, Icmtradinh.io, Blgmarket.com…để dẫn dụ, lôi kéo các nạn nhân tham gia và nạp tiền đầu tư sinh lời. Khi nạn nhân muốn rút tiền,đối tượng tìm mọi thủ đoạn để trì hoãn hoặc đưa ra nhiều lý do để chiếm đoạt toàn bộ số tiền.Trường hợp anh N.A.H, nơi cư trú: phường An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ bị nhóm đối tượng thông qua mạng xã hội Zalo tiếp cận, giới thiệu anh H tham gia đầu tư vào sàn giao dịch điện tử Gardenbo. Ban đầu các đối tượng yêu cầu anh H nạp 3000 USD, khi anh H muốn rút tiền thì đối tượng dụ dỗ anh H tiếp tục nạp thêm 5000 USD, sau khi nạp tiền thì đối tượng lại tiếp tục kêu nạp thêm 10.000 USD. Theo đó, đối tượng thuyết phục sàn sẽ trả thưởng nếu nạp thêm 30.000 USD, nếu không chủ sàn sẽ khóa tài khoản ngay không rút tiền về được. Bằng thủ đoạn này, anh H đã chuyển vào tài khoản do đối tượng cung cấp số tiền lên đến hàng tỷ đồng.
Thứ ba, với phương thức, thủ đoạn giới thiệu việc nhẹ, lương cao trên ứng dụng, trang điện tử, mạng xã hội
Tuy nhiên, muốn có việc làm phải chuyển tiền đến tài khoản do đối tượng chỉ định!. Trường hợp của chị L.H.T, nơi cư trú: phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ tìm việc làm qua mạng xã hội Facebook và được các đối tượng hướng dẫn tải app Telegram để thực hiện nhiệm vụ đánh giá tương tác tăng thêm lượt mua sản phẩm của “Shopee”. Hai đơn hàng đầu tiên, chị T được trả công theo đúng hứa hẹn, đến đơn hàng thứ ba lấy lý do là chị T làm không đúng, nhập sai đơn… đối tượng yêu cầu chị T nạp tiền vào để làm nhiệm vụ, sau đó nạp tiền để lấy lại số tiền bị mất. Tuy nhiên, khi liên tiếp đóng các khoản phí lên đến hàng trăm triệu đồng nhưng vẫn không nhận được các khoản thu nhập như đã hứa, chị T mới biết mình bị lừa.
Thứ tư, với thủ đoạn kết bạn, làm quen và hứa hẹn gửi quà có giá trị
Các đối tượng sử dụng mạng xã hội để làm quen với các nạn nhân. Sau một thời gian quen biết, đối tượng thông báo sẽ gửi quà tặng (Tiền mặt, tài sản có giá trị) hoặc nhờ nạn nhân nhận hàng hóa có giá trị lớn giúp mình. Tiếp đó tạo ra nhiều lý do chưa nhận được quà hoặc hàng hóa để bị hại chuyển tiền nhiều lần vào các tài khoản ngân hàng mà đối tượng cung cấp.Trường hợp của bà N.T.L.H, nơi thường trú: huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ là một ví dụ điển hình. Thông qua mạng xã hội Zalo, đối tượng có tài khoản tên “Ric-hard W Ryg” kết bạn với bà H và trình bày hiện đang đi lính đánh thuê, muốn có vợ người Việt Nam và định cư tại Việt Nam khi giải ngũ. Qua thời gian tán tỉnh, làm quen, và tạo lòng tin với nạn nhân, đối tượng nói có thùng tiền muốn gửi về Việt Nam nhờ bà H giữ giúp và sẽ cho bà H số tiền 30.000 USD, sau đó yêu cầu bà H chuyển tiền phí Hải quan và nhiều loại phí khác để nhận được thùng tiền. Bà H làm theo lời đối tượng chuyển tiền nhiều lần với số tiền gần một tỷ đồng.
Thứ năm, thủ đoạn yêu cầu nạn nhân nạp tiền qua thẻ điện thoại, thẻ game hoặc chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng để có thể chơi game và nhận thưởng
Điển hình như vụ việc của chị L.B.T tham gia chơi game trực tuyến “LENDBIZ Max3D” trúng thưởng. Sau khi tải ứng dụng “LENDBIZ Max3D” về điện thoại di động, chị T dùng tài khoản ngân hàng của mình chuyển vào tài khoản do đối tượng cung cấp. Sau ba lần chuyển tiền chơi game thành công và rút được số tiền đã thắng thì chị T bắt đầu không rút được tiền. Đối tượng hướng dẫn chị T phải đóng trước nhiều loại tiền như: thuế thu nhập cá nhân, các loại phí xử lý, phí bảo hiểm... ngay thì mới rút được tiền nên chị T đã làm theo nhưng vẫn không rút được tiền. Tổng cộng số tiền mà chị T đã chuyển và nạp vào ứng dụng “LENDBIZ Max3D” là 660.855.000 đồng.
Thứ sáu, thủ đoạn mạo danh cán bộ cơ quan tư pháp để lừa đảo
Đây là một thủ đoạn lừa đảo khá cũ, nhưng vẫn có không ít người “dính bẫy”.Trường hợp của ông P.N.Th, nơi cư trú: phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ là một ví dụ điển hình. Ông Th tố giác một nhóm đối tượng thông qua Zalo gọi điện video cho ông Th tự xưng là cán bộ điều tra Bộ Công an, có đối tượng mặc đồ của Viện kiểm sát tự xưng là người của Viện kiểm sát cấp cao, cho biết ông Th đang liên quan đến đường dây tội phạm phạm quốc tế, đề nghị Th nộp 03 tỷ vào tài khoản để phong tỏa và chờ thanh tra. Nếu không chuyển tiền ngay, ông Th sẽ bị bắt tạm giam theo quyết định đối tượng chuẩn bị sẵn. Nghe theo lời đối tượng, ông Th đã nạp tiền vào tài khoản đối tượng cung cấp và bị chiếm đoạt hơn một tỷ đồng.
Hiện các vụ việc nêu trên đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Từ những phân tích trên có thể thấy, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, khó lường. Mặc dù thời gian qua, các cơ quan chức năng, lực lượng báo chí, truyền thông đã nỗ lực tuyên truyền đến người dân về các phương thức, thủ đoạn lừa đảo qua Internet và mạng xã hội, trong số đó có nhiều chiêu trò không mới, tuy nhiên số lượng nạn nhân “mắc bẫy” vẫn không ngừng gia tăng, số tiền bị chiếm đoạt ngày càng lớn, vì đâu nên nỗi?!...
Mời bạn đọc đón xem Kỳ 2:“Lừa đảo qua không gian mạng - Vì đâu nên nỗi?”.
Thứ nhất, với phương thức, thủ đoạn giả mạo hoặc hack tài khoản mạng xã hội của người khác
Bằng thủ đoạn này, đối tượng lừa đảo giả vờ xin, vay, mượn tiền, nhờ chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng do đối tượng chỉ định và chiếm đoạt toàn bộ tài sản mà các nạn nhân chuyển vào. Mới đây, bà L.N.T ngụ tại: phường An Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ vừa bị các đối tượng sử dụng thủ đoạn hack tài khoản Mesenger của chị bà T để yêu cầu chuyển tiền mua bán đất gấp. Do chủ quan và bị hối thúc, tin tưởng người nhắn tin là chị mình mà không kiểm tra các thông tin, bà T đã chuyển tổng số tiền đến vài trăm triệu đồng cho đối tượng. Sau đó, chị bà T gọi điện thoại cho biết tài khoản Mesenger nêu trên đã bị hack, bà T mới biết mình bị lừa nên trình báo với Cơ quan Công an.
Thứ hai, với phương thức, thủ đoạn giới thiệu, kêu gọi đầu tư tiền vào các sàn giao dịch điện tử
Đối tượng lập ra các website đầu tư tài chính, các ứng dụng có giao diện tương tự sàn giao dịch, sàn thương mại, sàn đầu tư tài chính có tên quốc tế như: Forex Swissmes,Gardenbo, Vielx Trade, BIGUNCLE LIMITED, META TRADE 5, Icmtradinh.io, Blgmarket.com…để dẫn dụ, lôi kéo các nạn nhân tham gia và nạp tiền đầu tư sinh lời. Khi nạn nhân muốn rút tiền,đối tượng tìm mọi thủ đoạn để trì hoãn hoặc đưa ra nhiều lý do để chiếm đoạt toàn bộ số tiền.Trường hợp anh N.A.H, nơi cư trú: phường An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ bị nhóm đối tượng thông qua mạng xã hội Zalo tiếp cận, giới thiệu anh H tham gia đầu tư vào sàn giao dịch điện tử Gardenbo. Ban đầu các đối tượng yêu cầu anh H nạp 3000 USD, khi anh H muốn rút tiền thì đối tượng dụ dỗ anh H tiếp tục nạp thêm 5000 USD, sau khi nạp tiền thì đối tượng lại tiếp tục kêu nạp thêm 10.000 USD. Theo đó, đối tượng thuyết phục sàn sẽ trả thưởng nếu nạp thêm 30.000 USD, nếu không chủ sàn sẽ khóa tài khoản ngay không rút tiền về được. Bằng thủ đoạn này, anh H đã chuyển vào tài khoản do đối tượng cung cấp số tiền lên đến hàng tỷ đồng.
Thứ ba, với phương thức, thủ đoạn giới thiệu việc nhẹ, lương cao trên ứng dụng, trang điện tử, mạng xã hội
Tuy nhiên, muốn có việc làm phải chuyển tiền đến tài khoản do đối tượng chỉ định!. Trường hợp của chị L.H.T, nơi cư trú: phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ tìm việc làm qua mạng xã hội Facebook và được các đối tượng hướng dẫn tải app Telegram để thực hiện nhiệm vụ đánh giá tương tác tăng thêm lượt mua sản phẩm của “Shopee”. Hai đơn hàng đầu tiên, chị T được trả công theo đúng hứa hẹn, đến đơn hàng thứ ba lấy lý do là chị T làm không đúng, nhập sai đơn… đối tượng yêu cầu chị T nạp tiền vào để làm nhiệm vụ, sau đó nạp tiền để lấy lại số tiền bị mất. Tuy nhiên, khi liên tiếp đóng các khoản phí lên đến hàng trăm triệu đồng nhưng vẫn không nhận được các khoản thu nhập như đã hứa, chị T mới biết mình bị lừa.
Thứ tư, với thủ đoạn kết bạn, làm quen và hứa hẹn gửi quà có giá trị
Các đối tượng sử dụng mạng xã hội để làm quen với các nạn nhân. Sau một thời gian quen biết, đối tượng thông báo sẽ gửi quà tặng (Tiền mặt, tài sản có giá trị) hoặc nhờ nạn nhân nhận hàng hóa có giá trị lớn giúp mình. Tiếp đó tạo ra nhiều lý do chưa nhận được quà hoặc hàng hóa để bị hại chuyển tiền nhiều lần vào các tài khoản ngân hàng mà đối tượng cung cấp.Trường hợp của bà N.T.L.H, nơi thường trú: huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ là một ví dụ điển hình. Thông qua mạng xã hội Zalo, đối tượng có tài khoản tên “Ric-hard W Ryg” kết bạn với bà H và trình bày hiện đang đi lính đánh thuê, muốn có vợ người Việt Nam và định cư tại Việt Nam khi giải ngũ. Qua thời gian tán tỉnh, làm quen, và tạo lòng tin với nạn nhân, đối tượng nói có thùng tiền muốn gửi về Việt Nam nhờ bà H giữ giúp và sẽ cho bà H số tiền 30.000 USD, sau đó yêu cầu bà H chuyển tiền phí Hải quan và nhiều loại phí khác để nhận được thùng tiền. Bà H làm theo lời đối tượng chuyển tiền nhiều lần với số tiền gần một tỷ đồng.
Thứ năm, thủ đoạn yêu cầu nạn nhân nạp tiền qua thẻ điện thoại, thẻ game hoặc chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng để có thể chơi game và nhận thưởng
Điển hình như vụ việc của chị L.B.T tham gia chơi game trực tuyến “LENDBIZ Max3D” trúng thưởng. Sau khi tải ứng dụng “LENDBIZ Max3D” về điện thoại di động, chị T dùng tài khoản ngân hàng của mình chuyển vào tài khoản do đối tượng cung cấp. Sau ba lần chuyển tiền chơi game thành công và rút được số tiền đã thắng thì chị T bắt đầu không rút được tiền. Đối tượng hướng dẫn chị T phải đóng trước nhiều loại tiền như: thuế thu nhập cá nhân, các loại phí xử lý, phí bảo hiểm... ngay thì mới rút được tiền nên chị T đã làm theo nhưng vẫn không rút được tiền. Tổng cộng số tiền mà chị T đã chuyển và nạp vào ứng dụng “LENDBIZ Max3D” là 660.855.000 đồng.
Thứ sáu, thủ đoạn mạo danh cán bộ cơ quan tư pháp để lừa đảo
Đây là một thủ đoạn lừa đảo khá cũ, nhưng vẫn có không ít người “dính bẫy”.Trường hợp của ông P.N.Th, nơi cư trú: phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ là một ví dụ điển hình. Ông Th tố giác một nhóm đối tượng thông qua Zalo gọi điện video cho ông Th tự xưng là cán bộ điều tra Bộ Công an, có đối tượng mặc đồ của Viện kiểm sát tự xưng là người của Viện kiểm sát cấp cao, cho biết ông Th đang liên quan đến đường dây tội phạm phạm quốc tế, đề nghị Th nộp 03 tỷ vào tài khoản để phong tỏa và chờ thanh tra. Nếu không chuyển tiền ngay, ông Th sẽ bị bắt tạm giam theo quyết định đối tượng chuẩn bị sẵn. Nghe theo lời đối tượng, ông Th đã nạp tiền vào tài khoản đối tượng cung cấp và bị chiếm đoạt hơn một tỷ đồng.
Hiện các vụ việc nêu trên đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Từ những phân tích trên có thể thấy, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, khó lường. Mặc dù thời gian qua, các cơ quan chức năng, lực lượng báo chí, truyền thông đã nỗ lực tuyên truyền đến người dân về các phương thức, thủ đoạn lừa đảo qua Internet và mạng xã hội, trong số đó có nhiều chiêu trò không mới, tuy nhiên số lượng nạn nhân “mắc bẫy” vẫn không ngừng gia tăng, số tiền bị chiếm đoạt ngày càng lớn, vì đâu nên nỗi?!...
Mời bạn đọc đón xem Kỳ 2:“Lừa đảo qua không gian mạng - Vì đâu nên nỗi?”.