1. Người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác để tự bảo vệ mình
Mỗi người dân phải là một người dùng mạng xã hội thông minh, nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi phương thức, thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng và cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc “Bốn không”:
Mỗi người dân phải là một người dùng mạng xã hội thông minh, nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi phương thức, thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng và cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc “Bốn không”:
- Một là: Tuyệt đối không để lộ, lọt các thông tin cá nhân quan trọng (như chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, mật khẩu tài khoản ngân hàng, các loại giấy tờ, văn bản có chứa thông tin liên quan đến nhân thân) lên không gian mạng hoặc chia sẻ cho cá nhân, tổ chức mà mình chưa rõ nhân thân, lai lịch, chưa biết nguyên nhân, mục đích, tính bảo mật của việc cung cấp thông tin.
- Hai là: Không đăng nhập hoặc truy cập vào các đường link, trang web không rõ nguồn gốc, có nội dung độc hại, các trang tin không chính thống. Cảnh giác trước những đường link “lạ” mà người thân, bạn bè gửimột cách bất thường. Kiểm tra bằng các kênh phương tiện khác nhau để xác định tính xác thực của thông tin trước khi thực hiện bất kì thao tác nào trên không gian mạng.
- Ba là: Không thực hiện theo yêu cầu của những đối tượng chưa rõ nhân thân, lai lịch. Người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng cho bất kỳ ai khi chưa xác định được tính xác thực của nội dung, mục đích, chủ thể yêu cầu; Không chuyển tiền khi chưa biết rõ người nhận là ai, lý do chuyển có chính đáng, hợp lý hay không; Không tin tưởng vào những lời hứa hẹn, gửi tiền, quà miễn phí, những công việc nhẹ lương cao…
- Hai là: Không đăng nhập hoặc truy cập vào các đường link, trang web không rõ nguồn gốc, có nội dung độc hại, các trang tin không chính thống. Cảnh giác trước những đường link “lạ” mà người thân, bạn bè gửimột cách bất thường. Kiểm tra bằng các kênh phương tiện khác nhau để xác định tính xác thực của thông tin trước khi thực hiện bất kì thao tác nào trên không gian mạng.
- Ba là: Không thực hiện theo yêu cầu của những đối tượng chưa rõ nhân thân, lai lịch. Người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng cho bất kỳ ai khi chưa xác định được tính xác thực của nội dung, mục đích, chủ thể yêu cầu; Không chuyển tiền khi chưa biết rõ người nhận là ai, lý do chuyển có chính đáng, hợp lý hay không; Không tin tưởng vào những lời hứa hẹn, gửi tiền, quà miễn phí, những công việc nhẹ lương cao…
- Bốn là: Không tham gia đầu tư vào các sàn chứng khoán, các giao dịch tiền ảo sinh lời, các trò chơi game trúng thưởng khi không có hiểu biết về công nghệ thông tin và mạng internet, không hiểu về hoạt động và nguồn gốc của sàn giao dịch mình tham gia. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa công nhận tiền ảo, mỗi người dân cần nhận thức rằng không có hoạt động đầu tư nào không có hàng hóa, không có sản phẩm mà mang lại lợi nhuận, đó là thủ đoạn lừa đảo mà các đối tượng sử dụng để đánh vào lòng tham và sự thiếu hiểu biết của nạn nhân.
Nguyên tắc “Bốn nên”:
Nguyên tắc “Bốn nên”:
- Một là: Nên hình thành ý thức đề phòng cao độ để tự bảo vệ mình và người thân trước những nguy cơ lừa đảo, bằng các việc làm cụ thể như sau:
+ Đề cao ý thức bảo mật tài khoản cá nhân, định kỳ hàng tháng hoặc hàng năm thay đổi mật khẩu các tài khoản cá nhân để nâng cao tính bảo mật thông tin. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường phải có ý thức tự bảo vệ, như thực hiện đổi mật khẩu tài khoản; thông báo cho bạn bè, người thân biết việc tài khoản riêng của mình đã bị xâm nhập trái phép; lập tức đến nhà mạng viễn thông, ngân hàng để thực hiện các biện pháp ngăn chặn hành vi lừa đảo.
+ Đề cao ý thức bảo mật tài khoản cá nhân, định kỳ hàng tháng hoặc hàng năm thay đổi mật khẩu các tài khoản cá nhân để nâng cao tính bảo mật thông tin. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường phải có ý thức tự bảo vệ, như thực hiện đổi mật khẩu tài khoản; thông báo cho bạn bè, người thân biết việc tài khoản riêng của mình đã bị xâm nhập trái phép; lập tức đến nhà mạng viễn thông, ngân hàng để thực hiện các biện pháp ngăn chặn hành vi lừa đảo.
+ Tránh xa các trang web, sàn giao dịch giả mạo, các tài khoản mạng xã hội ảo bằng cách kiểm tra các thông tin về thời gian hình thành, các hình ảnh, hoạt động, số lượng bài viết, lượng tương tác, đánh giá, các giấy tờ liên quan đến việc cấp phép cho hoạt động… của trang web, sàn giao dịch hoặc tài khoản mạng xã hội đó;
+ Cảnh giác với các cuộc gọi có đầu số lạ, dãy số quá dài, số nước ngoài, các số điện thoại không được sử dụng thông dụng;
+ Cảnh giác cao độ với những phần thưởng, món quà có giá trị nhưng miễn phí, những “công việc nhẹ lương cao”…Bởi lẽ mỗi người phải bỏ thời gian, công sức lao động phù hợp thì mới nhận được kết quả tương ứng. Mọi thành quả đạt được đều có giá trị của nó, chứ không thể đơn giản, dễ dàng như việc chỉ “ngồi mát ăn bát vàng” và thực tế là “miếng pho mát miễn phí chỉ có trong bẫy chuột mà thôi”!;
+ Trước khi chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân, cần chú ý xác minh qua nhiều kênh. Ví dụ như khi chat Zalo, Facebook nhận được đề nghị chuyển tiền thì nên gọi điện trực tiếp để hỏi rõ người đó trước khi quyết định; chỉ cung cấp thông tin cá nhân khi biết rõ công việc, nhân thân của người yêu cầu, với lý do hợp lý và mục đích chính đáng.
- Hai là: Nên thường xuyên cập nhật các thông tin về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm đã được cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông đăng tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình, báo đài, trên mạng xã hội… để phòng tránh nguy cơ lừa đảo. Đồng thời, mỗi người dân phải có ý thức trở thành một “Tuyên truyền viên” nhiệt huyết, có trách nhiệm với cộng đồng trong công cuộc đấu tranh với tội phạm lừa đảo trên không gian mạng đang hoành hành, gây ra nhiều thiệt hại cho xã hội.
- Ba là:Khi xác định trang web, tài khoản mạng xã hội, hoặc thông tin đang tiếp nhận có dấu hiệu lừa đảo, người dân nên thực hiện việc báo cáo lừa đảo. Ví dụ: Chuyển Email lừa đảo tới mục Spam hoặc đánh dấu chọn “Báo cáo lừa đảo” cho Email đó, Google sẽ nhận được một bản sao của email và phân tích để giúp bảo vệ người dùng. Nếu người dùng mạng xã hội Facebooke, Zalo, Instagram… có thể chọn mục Báo cáo để quản trị viên xem xét có hình thức xử lý phù hợp.
Ngoài ra, người dùng mạng có thể trực tiếp gửi các đường link, tình huống lừa đảo trực tuyến hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến tranghttps://canhbao.ncsc.gov.vn để Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia(NCSC) tổng hợp và phối hợp cùng các cơ quan chức năng xử lý nhằm hạn chế việc lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng.
Trung tâm NCSC cũng cho ra đời hệ thống Tín nhiệm mạng: https://tinnhiemmang.vn. Tín nhiệm mạng là tập hợp các dịch vụ cấp chứng nhận tin cậy về an toàn thông tin trên không gian mạng, giúp người dùng nắm bắt chính xác các thông tin (website, email, số điện thoại…) của các cá nhân, tổ chức, để xác định tài khoản lừa đảo hay an toàn trước khi tiến hành giao dịch. Người dùng chỉ cần gõ vào số tài khoản ngân hàng muốn tra cứu, hệ thống sẽ trả về thông tin bao gồm số tài khoản, chủ sở hữu, ngân hàng phát hàng kèm theo trạng thái “lừa đảo”, “an toàn” hoặc “đang xác minh” của tài khoản đó. Trong trường hợp không tìm thấy kết quả, người dùng có thể báo cáo tài khoản nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo để NCSC kiểm duyệt, bổ sung vào danh sách tài khoản lừa đảo cảnh báo cho người dùng khác.
- Bốn là: Người dân khi có thông tin về tội phạm nên trình báo đến cơ quan Công an nơi gần nhất qua bộ phận Trực ban hình sự hoặc điện thoại qua đường dây nóng 113 để được giải quyết. Theo quy định Bộ luật Tố tụng Hình sự, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận nguồn tin về tội phạm bao gồm: “Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm”.
2. Lừa đảo trên không gian mạng và sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng
Bên cạnh đề cao sự cảnh giác của người dân, các cơ quan chức năng phải thật sự trở thành những lá chắn vững chắc, để ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
- Thứ nhất, đối với lực lượng Công an: Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao và Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố phải nâng cao vị trí, vai trò, trách nhiệm trong việc đấu tranh với tội phạm theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Chú trọng việc nâng cao trình độ chuyên môn,tăng cường lực lượng, phương tiện phòng chống tội phạm, thông qua các biện pháp nghiệp vụ phải thực sự khẩn trương, kịp thời và sâu sát đẩy nhanh tiến độ, hiệu quả, chất lượng điều tra, phá án, từ đó góp phần đấu tranh ngăn chặn và vô hiệu hóa các loại tội phạm trên không gian mạng.
- Thứ hai, đối với Viện kiểm sát nhân dân:Viện kiểm sát phải phối hợp chặt chẽ với Cơ quan công an, Tòa án trong hoạt động tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm. Đặc biệt đối với loại tội phạm lừa đảo trên không gian mạng phải xử lý nghiêm minh, xác định vụ án trọng điểm, điều tra, truy tố, xét xử nhanh, nhằmgiữ vững an ninh trật tự tại địa phương; răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung trong xã hội.
Trung tâm NCSC cũng cho ra đời hệ thống Tín nhiệm mạng: https://tinnhiemmang.vn. Tín nhiệm mạng là tập hợp các dịch vụ cấp chứng nhận tin cậy về an toàn thông tin trên không gian mạng, giúp người dùng nắm bắt chính xác các thông tin (website, email, số điện thoại…) của các cá nhân, tổ chức, để xác định tài khoản lừa đảo hay an toàn trước khi tiến hành giao dịch. Người dùng chỉ cần gõ vào số tài khoản ngân hàng muốn tra cứu, hệ thống sẽ trả về thông tin bao gồm số tài khoản, chủ sở hữu, ngân hàng phát hàng kèm theo trạng thái “lừa đảo”, “an toàn” hoặc “đang xác minh” của tài khoản đó. Trong trường hợp không tìm thấy kết quả, người dùng có thể báo cáo tài khoản nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo để NCSC kiểm duyệt, bổ sung vào danh sách tài khoản lừa đảo cảnh báo cho người dùng khác.
- Bốn là: Người dân khi có thông tin về tội phạm nên trình báo đến cơ quan Công an nơi gần nhất qua bộ phận Trực ban hình sự hoặc điện thoại qua đường dây nóng 113 để được giải quyết. Theo quy định Bộ luật Tố tụng Hình sự, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận nguồn tin về tội phạm bao gồm: “Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm”.
2. Lừa đảo trên không gian mạng và sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng
Bên cạnh đề cao sự cảnh giác của người dân, các cơ quan chức năng phải thật sự trở thành những lá chắn vững chắc, để ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
- Thứ nhất, đối với lực lượng Công an: Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao và Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố phải nâng cao vị trí, vai trò, trách nhiệm trong việc đấu tranh với tội phạm theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Chú trọng việc nâng cao trình độ chuyên môn,tăng cường lực lượng, phương tiện phòng chống tội phạm, thông qua các biện pháp nghiệp vụ phải thực sự khẩn trương, kịp thời và sâu sát đẩy nhanh tiến độ, hiệu quả, chất lượng điều tra, phá án, từ đó góp phần đấu tranh ngăn chặn và vô hiệu hóa các loại tội phạm trên không gian mạng.
- Thứ hai, đối với Viện kiểm sát nhân dân:Viện kiểm sát phải phối hợp chặt chẽ với Cơ quan công an, Tòa án trong hoạt động tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm. Đặc biệt đối với loại tội phạm lừa đảo trên không gian mạng phải xử lý nghiêm minh, xác định vụ án trọng điểm, điều tra, truy tố, xét xử nhanh, nhằmgiữ vững an ninh trật tự tại địa phương; răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung trong xã hội.
- Thứ ba, đối với các cơ quan quản lí nhà nước trên không gian mạng:Cơ quan quản lí nhà nước trên không gian mạng cần vào cuộc, để chấm dứt tình trạng các app, các trang điện tử giả mạo, lừa đảo xuất hiện tràn lan, công khai, có thể được tải về và cài đặt một cách dễ dàng. Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ban, ngành có liên quan cần tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet, ngân hàng; đồng thời siết chặt quản lý đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới (Facebook, Google...)…
- Thứ tư, Sở Thông tin và truyền thông, các đơn vị báo chí, đài phát thanh và truyền hình: Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức đa dạng các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong quần chúng nhân dân. Các cơ quan báo chí, truyền thông cần tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng nhận diện, xử lý với các tình huống lừa đảo để người dân nâng cao cảnh giác, có biện pháp phòng ngừa. Duy trì, nâng cao chất lượng các trang, mục về phòng, chống tội phạm; xây dựng, đăng tải, phát sóng nhiều phóng sự, tin, bài tuyên truyền về tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.Nội dung tuyên truyền cần đơn giản, dễ hiểu, dễ ghi nhớ, giúp người dân nhận biết, hiểu rõ nguy cơ, và tránh lạc vào “ma trận” mánh khóe, chiêu trò của những kẻ lừa đảo đứng sau những chiếc bẫy tinh vi.
- Thứ năm, tăng cường quản lý chặt chẽ các lĩnh vực: viễn thông, mạng internet, ngân hàng: Các nhà mạng viễn thông như: Vinaphone, Mobifone, Viettel… cần xây dựng hệ thống chặn lọc tin nhắn rác, thực hiện nghiêm túc quy định của cơ quan quản lý về tin nhắn rác. Các ngân hàng cần siết chặt quy trình mở thẻ, cần rà soát, đánh giá lại toàn bộ quy trình, thủ tục, hồ sơ đề nghị phát hành và sử dụng thẻ, tăng cường biện pháp kiểm tra,nhận biết, và cập nhật thông tin khách hàng để phát hiện, xử lý các trường hợp mạo danh, sử dụng giấy tờ giả để đề nghị ngân hàng phát hành thẻ, đặc biệt đối với trường hợp khách hàng đăng ký phát hành nhiều thẻ.
Tóm lại, với sự phát triển của mạng xã hội tạo ra không gian chia sẻ, kết nối không biên giới dẫn đến tội phạm công nghệ cao cũng biến đổi và phát triển không ngừng với những thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Để chấm dứt những bi kịch do tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội. Vậy hiện nay, quy định của pháp luật về việc xử lý, răn đe tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng như thế nào?...
Mời bạn đọc xem tiếp Kỳ 4 – “Xử lý hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng theo quy định của pháp luật ?”.