*Thứ nhất, về cơ sở pháp lý
- Bộ luật Hình sự năm 2015;
- Bộ luật Dân sự năm 2015;
- Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
*Thứ hai, về việc xử lý hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng
- Bộ luật Dân sự năm 2015;
- Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
*Thứ hai, về việc xử lý hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng
1. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng là gì?
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho người có tài sản tin đó là sự thật nên đã tự nguyện giao tài sản cho người có hành vi gian dối. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng là một dạng của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, được thực hiện trên không gian mạng. Từ đó, xâm phạm đến quyền sở hữu về tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, đe dọa đến tình hình an ninh mạng nói riêng và trật tự an toàn xã hội nói chung.
Hành vi gian dối được thực hiện với những thủ đoạn rất đa dạng như: Sử dụng giấy tờ giả, thông qua ký kết các hợp đồng, giả danh người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng sự phát triển của xã hội, sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản...
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thể hiện ở mối quan hệ nhân quả của hai hành vi: Hành vi gian dối và hành vi chiếm đoạt. Trong đó hành vi gian dối là điều kiện để thực hiện việc chiếm đoạt, còn hành vi chiếm đoạt là mục đích và kết quả của hành vi gian dối. Mục đích chiếm đoạt tài sản bao giờ cũng có trước khi thực hiện thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản.
2. Độ tuổi bị xử lý về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng?
- Căn cứ Điều 5 Luật Xử phạt vi phạm hành chính, người từ đủ 14 tuổi trở lên có thể bị xử phạt hành chính với hành vi vi phạm hành chính do dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.
- Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự. Trường hợp hành vi chiếm đoạt tài sản đủ yếu tố cấu thành Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo Điều 290 Bộ luật Hình sự, thuộc trường hợp quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 290 (Loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng), thì người từ đủ 14 tuổi trở lên đã có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
* Xử phạt vi phạm hành chính
Trường hợp hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự, trong trường hợp giá trị tài sản dưới 2.000.000 đồng và không thuộc trường hợp Bộ luật Hình sự quy định, thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144 quy định về xử phạt hành vi gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác thì người có hành vi như “Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả” sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
* Truy cứu trách nhiệm hình sự
- Theo quy định của Điều 174 Bộ luật Hình sự, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác khi giá trị của tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp giá trị của tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 2.000.000 đồng, nếu thỏa mãn thêm điều kiện luật định thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cụ thể:
+ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá dưới 2.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
+ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168 (Tội cướp tài sản), Điều 169 (Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), Điều 170 (Tội cưỡng đoạt tài sản), Điều 171 (Tội cướp giật tài sản), Điều 172 (Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản), Điều 173 (Tội trộm cắp tài sản), Điều 175 (Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) và Điều 290 (Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản) của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
- Để tránh chồng chéo giữa quy định về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290) với quy định về các tội khác cũng có quy định hành vi chiếm đoạt tài sản, người thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bằng các thủ đoạn gian dối nếu thỏa mãn các dấu hiệu thuộc cấu thành tội phạm của Điều 290 thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 174, mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 290 Bộ luật Hình sự.
Điều 290 Bộ luật Hình sự quy định: “Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;
b) Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;
c) Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;
d) Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản;
đ) Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản...”
Như vậy, Bộ luật Hình sự đã có những quy định rất chặt chẽ trong việc xử lý người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói chung và lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng nói riêng. Theo đó, người thực hiện hành vi này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân. Đồng thời, có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 05 năm hoặc tịch thu toàn bộ tài sản.
* Về trách nhiệm dân sự:
Nếu xảy ra thiệt hại, người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn phải bồi thường cho người bị lừa đảo theo quy định tại Điều 586 Bộ luật Dân sự. Cụ thể như sau:
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
- Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
Tóm lại, việc tận dụng cơ hội do không gian mạng mang lại để phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời chủ động phòng ngừa, hạn chế các tác động tiêu cựccủa không gian mạng giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh trật tự, giữ vững môi trường ổn định để phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn thành phố.Vì lẽ đó,công cuộc đấu tranh phòng, chống lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cần được quan tâm hơn nữa. Mọi hành vi xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân nói chung và quyền sở hữu về tài sản nói riêng đều phải bị xử lý nghiêm minh, mang tính răn đe và phòng ngừa chung cho xã hội. Đây không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước mà còn là trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội, qua đó góp phần khẳng định vị trí thượng tôn pháp luật trong Nhà nước Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa!./.
Hành vi gian dối được thực hiện với những thủ đoạn rất đa dạng như: Sử dụng giấy tờ giả, thông qua ký kết các hợp đồng, giả danh người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng sự phát triển của xã hội, sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản...
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thể hiện ở mối quan hệ nhân quả của hai hành vi: Hành vi gian dối và hành vi chiếm đoạt. Trong đó hành vi gian dối là điều kiện để thực hiện việc chiếm đoạt, còn hành vi chiếm đoạt là mục đích và kết quả của hành vi gian dối. Mục đích chiếm đoạt tài sản bao giờ cũng có trước khi thực hiện thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản.
2. Độ tuổi bị xử lý về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng?
- Căn cứ Điều 5 Luật Xử phạt vi phạm hành chính, người từ đủ 14 tuổi trở lên có thể bị xử phạt hành chính với hành vi vi phạm hành chính do dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.
- Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự. Trường hợp hành vi chiếm đoạt tài sản đủ yếu tố cấu thành Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo Điều 290 Bộ luật Hình sự, thuộc trường hợp quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 290 (Loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng), thì người từ đủ 14 tuổi trở lên đã có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
* Xử phạt vi phạm hành chính
Trường hợp hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự, trong trường hợp giá trị tài sản dưới 2.000.000 đồng và không thuộc trường hợp Bộ luật Hình sự quy định, thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144 quy định về xử phạt hành vi gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác thì người có hành vi như “Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả” sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
* Truy cứu trách nhiệm hình sự
- Theo quy định của Điều 174 Bộ luật Hình sự, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác khi giá trị của tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp giá trị của tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 2.000.000 đồng, nếu thỏa mãn thêm điều kiện luật định thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cụ thể:
+ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá dưới 2.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
+ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168 (Tội cướp tài sản), Điều 169 (Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), Điều 170 (Tội cưỡng đoạt tài sản), Điều 171 (Tội cướp giật tài sản), Điều 172 (Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản), Điều 173 (Tội trộm cắp tài sản), Điều 175 (Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) và Điều 290 (Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản) của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
- Để tránh chồng chéo giữa quy định về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290) với quy định về các tội khác cũng có quy định hành vi chiếm đoạt tài sản, người thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bằng các thủ đoạn gian dối nếu thỏa mãn các dấu hiệu thuộc cấu thành tội phạm của Điều 290 thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 174, mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 290 Bộ luật Hình sự.
Điều 290 Bộ luật Hình sự quy định: “Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;
b) Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;
c) Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;
d) Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản;
đ) Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản...”
Như vậy, Bộ luật Hình sự đã có những quy định rất chặt chẽ trong việc xử lý người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói chung và lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng nói riêng. Theo đó, người thực hiện hành vi này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân. Đồng thời, có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 05 năm hoặc tịch thu toàn bộ tài sản.
* Về trách nhiệm dân sự:
Nếu xảy ra thiệt hại, người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn phải bồi thường cho người bị lừa đảo theo quy định tại Điều 586 Bộ luật Dân sự. Cụ thể như sau:
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
- Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
Tóm lại, việc tận dụng cơ hội do không gian mạng mang lại để phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời chủ động phòng ngừa, hạn chế các tác động tiêu cựccủa không gian mạng giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh trật tự, giữ vững môi trường ổn định để phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn thành phố.Vì lẽ đó,công cuộc đấu tranh phòng, chống lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cần được quan tâm hơn nữa. Mọi hành vi xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân nói chung và quyền sở hữu về tài sản nói riêng đều phải bị xử lý nghiêm minh, mang tính răn đe và phòng ngừa chung cho xã hội. Đây không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước mà còn là trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội, qua đó góp phần khẳng định vị trí thượng tôn pháp luật trong Nhà nước Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa!./.