Môi trường là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường.
Để đảm bảo sự sống của con người thì môi trường có vai trò rất lớn là yếu tố đầu tiên và quan trọng bậc nhất:
Một là, môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người, rất dễ dàng nhận thấy mọi ngành sản xuất như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch… và các ngành khoa học khác đều gắn với các tài nguyên thiên nhiên. Do vậy, có thể thấy rằng con người có thể phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào môi trường. Không có môi trường sẽ không có sự sống của con người.
Hai là, môi trường cũng chính là nơi chứa đựng các chất phế tại do con người tạo ra.
Trong quá trình sinh sống, con người gần như đào thải tất cả các chất rác thải, phế thải vào môi trường. Các chất này dưới tác động của các vi sinh vật sẽ phân hủy, biến đổi theo các quá trình sinh địa hóa rất phức tạp khác nhau. Qua các quá trình biến đổi tự nhiên các chất thải có thể tái sử dụng dưới các dạng thức khác nhau và một phần tạo thành các độc tố gây hại cho môi trường sống.
Ba là, môi trường giữ chức năng lưu trữ và cung cấp các thông tin cho con người, cụ thể:
- Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.
- Cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để thưởng ngoạn, tôn giáo và văn hoá khác.
Bốn là, bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài.
Các thành phần trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho đời sống của con người và sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như: tầng Ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời.
Dân số và kinh tế thế giới phát triển nhanh và hiện đại dẫn đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, chất thải công nghiệp ngày càng nhiều đã tác động rất lớn đến môi trường làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm. Điều này dẫn đến trái đất nóng dần lên kéo theo thảm kịch vô cùng lớn đó chính là sự xuất hiện của các kiểu thời tiết cực đoan nguy hiểm hay hạn hán kéo, thiên tai, dịch bênh liên tiếp xảy ra, giá lương thực tăng cao là những vấn đề ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu, đang có tác động lớn trên quy mô toàn cầu.
Nhận thấy được tác hại nghiêm trọng của việc ô nhiễm môi trường gây ra trên toàn cầu, do đó, ngày 5 tháng 6 năm 1972, nhân ngày khai mạc Hội nghị môi trường thế giới đầu tiên tổ chức tại Stockholm, Thụy Điển, Ngày Môi trường thế giới đã chính thức được công bố bởi Chương trình Môi tưường Liên Hiệp quốc (United Nations Environment Programme). Trong phiên họp ngày 15 tháng 12 năm 1972, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã ra quyết nghị chính thức. Kể từ đó, hơn 150 quốc gia trên thế giới đã hưởng ứng tham gia vào ngày kỷ niệm này. Cách hoạt động hưởng ứng thường được tổ chức trong tuần lễ liên quan ngày 5 tháng 6 hàng năm.
Mục đích của Ngày Môi trường thế giới (World Environment Day) là khơi nguồn tư tưởng, hướng toàn thế giới đến tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích các hành động và hoạt động tích cực để bảo vệ môi trường.
Việt Nam hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) từ năm 1982. Để cụ thể hóa các quy định về bảo vệ môi trường ở nước ta. Quốc Hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường số 29-L/CTN ngày 27 tháng 12 năm 1993; Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Luật Bảo vệ môi trường 2020 hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2022. Ngoài việc cụ thể hóa thành văn bản pháp luật hàng năm cho thấy việc hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới là rất ý nghĩa và là một thông điệp nhắn nhủ với mọi người trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng cùng chung tay bảo vệ môi trường, thể hiện tấm lòng và những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường xanh của chúng ta.
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường.
Để đảm bảo sự sống của con người thì môi trường có vai trò rất lớn là yếu tố đầu tiên và quan trọng bậc nhất:
Một là, môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người, rất dễ dàng nhận thấy mọi ngành sản xuất như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch… và các ngành khoa học khác đều gắn với các tài nguyên thiên nhiên. Do vậy, có thể thấy rằng con người có thể phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào môi trường. Không có môi trường sẽ không có sự sống của con người.
Hai là, môi trường cũng chính là nơi chứa đựng các chất phế tại do con người tạo ra.
Trong quá trình sinh sống, con người gần như đào thải tất cả các chất rác thải, phế thải vào môi trường. Các chất này dưới tác động của các vi sinh vật sẽ phân hủy, biến đổi theo các quá trình sinh địa hóa rất phức tạp khác nhau. Qua các quá trình biến đổi tự nhiên các chất thải có thể tái sử dụng dưới các dạng thức khác nhau và một phần tạo thành các độc tố gây hại cho môi trường sống.
Ba là, môi trường giữ chức năng lưu trữ và cung cấp các thông tin cho con người, cụ thể:
- Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.
- Cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để thưởng ngoạn, tôn giáo và văn hoá khác.
Bốn là, bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài.
Các thành phần trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho đời sống của con người và sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như: tầng Ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời.
Dân số và kinh tế thế giới phát triển nhanh và hiện đại dẫn đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, chất thải công nghiệp ngày càng nhiều đã tác động rất lớn đến môi trường làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm. Điều này dẫn đến trái đất nóng dần lên kéo theo thảm kịch vô cùng lớn đó chính là sự xuất hiện của các kiểu thời tiết cực đoan nguy hiểm hay hạn hán kéo, thiên tai, dịch bênh liên tiếp xảy ra, giá lương thực tăng cao là những vấn đề ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu, đang có tác động lớn trên quy mô toàn cầu.
Nhận thấy được tác hại nghiêm trọng của việc ô nhiễm môi trường gây ra trên toàn cầu, do đó, ngày 5 tháng 6 năm 1972, nhân ngày khai mạc Hội nghị môi trường thế giới đầu tiên tổ chức tại Stockholm, Thụy Điển, Ngày Môi trường thế giới đã chính thức được công bố bởi Chương trình Môi tưường Liên Hiệp quốc (United Nations Environment Programme). Trong phiên họp ngày 15 tháng 12 năm 1972, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã ra quyết nghị chính thức. Kể từ đó, hơn 150 quốc gia trên thế giới đã hưởng ứng tham gia vào ngày kỷ niệm này. Cách hoạt động hưởng ứng thường được tổ chức trong tuần lễ liên quan ngày 5 tháng 6 hàng năm.
Mục đích của Ngày Môi trường thế giới (World Environment Day) là khơi nguồn tư tưởng, hướng toàn thế giới đến tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích các hành động và hoạt động tích cực để bảo vệ môi trường.
Việt Nam hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) từ năm 1982. Để cụ thể hóa các quy định về bảo vệ môi trường ở nước ta. Quốc Hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường số 29-L/CTN ngày 27 tháng 12 năm 1993; Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Luật Bảo vệ môi trường 2020 hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2022. Ngoài việc cụ thể hóa thành văn bản pháp luật hàng năm cho thấy việc hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới là rất ý nghĩa và là một thông điệp nhắn nhủ với mọi người trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng cùng chung tay bảo vệ môi trường, thể hiện tấm lòng và những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường xanh của chúng ta.