1. Thành lập Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc.
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (tiếng Anh: United Nations Children's Fund) là một quỹ cứu tế được thành lập bởi Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc ngày 11/12/1946, với mục đích ban đầu là cung cấp viện trợ khẩn cấp cho trẻ em châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1953, Liên Hiệp quốc thay tên của nó từ Quỹ Khẩn cấp Nhi đồng Quốc tế Liên Hiệp quốc (UNICEF). Xây dựng toàn bộ các hệ thống để có thể chuyển lại toàn bộ các lĩnh vực liên quan đến các hoạt động hợp tác quốc tế tới các lĩnh vực.
Quỹ Nhi đồng của Liên Hiệp quốc là Tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hiệp quốc, có tôn chỉ mục đích là bảo vệ và phục vụ các nhu cầu về sự sống còn, tồn tại và phát triển của trẻ em trên toàn thế giới.
Tổ chức này giúp các nước bảo vệ cuộc sống trẻ em trên toàn thế giới tạo mọi điều kiện có thể được để trẻ em trở thành những thành viên tích cực trong cộng đồng.
UNICEF đang hợp tác với các Chính phủ của 138 quốc gia nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất của mọi trẻ em. Từ nǎm 1975 đến nay, UNICEF đã có nhiều chương trình hợp tác và giúp đỡ Việt Nam về giáo dục tiểu học, sức khoẻ và dinh dưỡng trẻ em, cung cấp nước sạch ở nông thôn, vệ sinh môi trường.
2. Ngày 11/12/1969, Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc thông qua Nghị quyết 2542 (XXIV) Tuyên bố về phát triển và tiến bộ xã hội.
Trong Hiến chương, các thành viên Liên Hiệp quốc đã cam kết tiến hành những hành động chung và riêng nhằm phối hợp với Liên Hiệp quốc thúc đẩy mức sống cao hơn, việc làm đầy đủ cùng các điều kiện về phát triển và tiến bộ về kinh tế, xã hội.
Tuyên bố khẳng định lại niềm tin vào các quyền và tự do cơ bản của con người, vào các nguyên tắc về hòa bình, phẩm giá và giá trị của con người cũng như về công bằng xã hội đã được nêu trong Hiến chương.
3. Ngày 11/12/1993, Uỷ ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức giáo dục, khoa học và vǎn hoá của Liên hiệp quốc đã có vǎn bản công nhận Quần thể di tích Huế là di sản văn hoá của nhân loại.
Vǎn bản này đánh giá: “Quần thể di tích Huế là một thí dụ điển hình về thiết kế đô thị và xây dựng một thành phố kinh đô có phòng thủ, biểu hiện quyền lực của vương quốc phong kiến ngày xưa ở Việt Nam”.
Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là Thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Suốt mấy thế kỷ, bao nhiêu tinh hoa của cả nước được chắt lọc hội tụ tại đây tạo nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Với một di sản văn hóa vật thể và tinh thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc túy của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hóa độc đáo của Việt Nam và thế giới. Ngày 11/12/1993, cả nước hân hoan đón mừng Quần thể di tích Cố đô được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới; ngày 7/11/2003, văn hóa Huế một lần nữa được đăng quang khi Âm nhạc cung đình Huế: Nhã nhạc (triều Nguyễn) đã được UNESCO ghi tên vào danh mục Các Kiệt tác Di sản phi vật thể của nhân loại./.