Theo đó, hội nghị được tổ chức mỗi năm một lần vào dịp cuối năm và nội dung chính:
1. Kiểm điểm việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;
2. Kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức trước đó
3. Những quy định về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị; đánh giá, tổng kết và kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch công tác hàng năm; thảo luận, bàn biện pháp thực hiện kế hoạch công tác năm tới của cơ quan, đơn vị;
4. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị lắng nghe ý kiến đóng góp, phê bình của cán bộ, công chức, viên chức; giải đáp những thắc mắc, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức;
5. Thông qua Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị; phát động phong trào thi đua và ký kết giao ước thi đua giữa người đứng đầu cơ quan, đơn vị với tổ chức công đoàn;
6. Bàn các biện pháp cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị;
7. Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan, đơn vị báo cáo công tác; bầu Ban Thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật;
8. Khen thưởng cá nhân, tập thể của cơ quan, đơn vị có thành tích trong công tác.
Việc chủ trì tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức là trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn tổ chức. Tuy nhiên để hội nghị đạt kết quả tốt đồng thời cũng thể hiện vai trò, chức năng của tổ chức Công đoàn, mỗi đoàn viên cần nắm rõ những quy định:
- Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị (điều 4)
- Trách nhiệm của cán bộ, công chức (điều 6)
- Những việc phải công khai (điều 7)
- Hình thức và thời gian công khai (điều 8)
- Những việc phải cán bộ, công chức tham gia ý kiến (điều 10)
- Những việc cán bộ, công chức giám sát, kiểm tra (điều 11)
Sau hội nghị, trách nhiệm của Ban chấp hành Công đoàn cần:
- Thông báo kết quả hội nghị cán bộ, công chức; kế hoạch triển khai nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức đến toàn thể cán bộ, công chức cơ quan.
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức; phát hiện và kiến nghị với Thủ trưởng cơ quan các biện pháp giải quyết để thực hiện tốt nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức cơ quan.
- Chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân cơ quan, thực hiện quyền tự tổ chức kiểm tra của công đoàn theo quy định của pháp luật, đảm bảo kết quả thực hiện nghị quyết và các quyết định của hội nghị cán bộ, công chức cơ quan.
- Định kỳ 6 tháng một lần Ban chấp hành công đoàn cơ quan cùng với thủ trưởng cơ quan kiểm điểm đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức và phong trào thi đua, thông báo cho toàn thể cán bộ, công chức cơ quan biết.
Phối hợp tổ chức tốt Hội nghị cán bộ, công chức hàng năm là một trong những yếu tố quan trọng góp phần khẳng định và nâng cao vai trò, vị thế, uy tín của tổ chức Công đoàn đối với cơ quan, đơn vị và thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở.