Nội dung vụ án được như sau: quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa phúc thẩm nguyên đơn yêu cầu bị đơn trả lại diện tích 679.9m2 (loại đất CLN), thuộc một phần thửa đất số 651, Theo trích đo địa chính số 35 ngày 03/8/2017 của Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ, theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 000400 cấp ngày 17/9/1997 do ông Nguyễn Đồng T- chết năm 2013 (chồng bà X) đại diện hộ gia đình đứng tên. Bị đơn phản tố, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, đề nghị chia thừa kế phần đất có diện tích 679.9m2 nêu trên và yêu cầu công nhận phần đất không tranh chấp có diện tích 656,9m2 cho ông Nguyễn Thanh T;
Ngày 26/10/2016, Tòa án nhân dân huyện Cờ Đỏ đã tuyên xử có nội dung chủ yếu như sau: bác yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn về việc đòi lại đất; chấp nhận phản tố của ông Nguyễn Thanh T và yêu cầu độc lập của những người liên quan: ông Nguyễn Thanh T được sử dụng phần đất đang tranh chấp và phần đất không tranh chấp; ông Nguyễn Thanh T phải thối giá trị kỷ phần thừa kế cho bà X, bà L, bà S và những người liên quan...
Không đồng ý với bản án sơ thẩm, ngày 31/10/2016 các nguyên đơn bà X, bà L và bà S kháng cáo bản án sơ thẩm, yêu cầu cấp phúc thẩm: sửa bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận khởi kiện của nguyên đơn, bác phản tố của bị đơn, bác yêu cầu độc lập của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Tại phiên tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa đã phân tích, đánh giá những căn cứ mà bản án sơ thẩm làm cơ sở giải quyết vụ án và những chứng cứ thu thập tại giai đoạn phúc thẩm, cụ thể như:
- Đất tranh chấp có nguồn gốc của ông Nguyễn Văn L (chết năm 2008) và bà Nguyễn Thị X (chết năm 2012) là cha mẹ của bị đơn và những người liên quan, đồng thời là cha mẹ chồng của bà Ngọc X, nhưng ông L, bà X không đăng ký kê khai, không có một trong các loại giấy tờ theo hướng dẫn tại mục 1, phần II Nghị quyết 02/2004/HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Trước năm 1990, ông T được ông L, bà X tặng cho phần đất (việc tặng cho không có giấy tờ) và ông T được cấp giấy chứng nhận quyền sử đất năm 1990, năm 1997 thì ông T đổi giấy chứng nhận và đại diện hộ gia đình đứng tên cho đến nay. Khi hộ ông T được cấp giấy cấp giấy năm 1990 và đổi giấy năm 1997 thì ông L, bà X và những người con còn lại cũng không ai phản đối hay khiếu nại; đến năm 2009 UBND huyện Thốt Nốt (cũ) thu hồi một phần thửa 651, diện tích 42,6m2 (CLN) do gia đình bà Ngọc X nhận tiền bồi thường, thời điểm đó bà X còn sống và các con cũng có ý kiến, chứng tỏ phần đất này không còn của ông L, bà X mà đã tặng cho ông T như các nguyên đơn trình bày nên không phải là di sản thừa kế. Nhưng cấp sơ thẩm lại xác định phần đất này là di sản thừa kế của ông L, bà X và chia thừa kế là không có cơ sở.
Bị đơn và những người liên quan cho rằng khoảng năm 2009, bà X họp gia đình chia phần đất tranh chấp ra làm 07 phần, nhưng không ai xác định mỗi người được chia bao nhiêu? Tại vị trí nào? Các nguyên đơn cũng không thừa nhận mà cho rằng việc họp gia đình chia đất là chia phần đất khác không nằm trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nguyên đơn. Mặt khác, việc phân chia cũng không có lập biên bản. Thời điểm năm 2009, phần đất đang tranh chấp đã được cấp cho hộ ông T. Nên khi định đoạt phần đất này phải có sự đồng ý của các thành viên trong hộ từ đủ 15 tuổi trở lên là bà Ngọc X và các con ông T, nếu có việc ông T đồng ý phân chia đất vào năm 2009 thì cũng không có giá trị, vì không có sự đồng ý của các thành viên trong hộ theo quy định tại Điều 109 BLDS năm 2005.
Tổng hợp các chứng cứ nêu trên đủ cơ sở xác định phần tranh chấp là của phía nguyên đơn, ông Nguyễn Thanh T bao chiếm là hành vi trái pháp luật. Các nguyên đơn là những người thừa kế của ông T và là thành viên của hộ gia đình khởi kiện yêu cầu bị đơn trả phần đất tranh chấp là có cơ sở. Phản tố của bị đơn và yêu cầu độc của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan yêu cầu chia thừa kế phần đất này là không có căn cứ.
Đối với yêu cầu công nhận diện tích không tranh chấp, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đất có nguồn gốc là của cha mẹ, phần đất này không ai tranh chấp, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ,chưa ai yêu cầu chia thừa kế, không liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hay để đối trừ nghĩa vụ của nguyên đơn nên yêu cầu này của bị đơn không phải là phản tố như quy định tại khoản Điều 72 BLTTDS. Nên không thể công nhận phần đất này cho bị đơn trong vụ án này. Tòa án cấp sơ thẩm công nhận phần đất này cho bị đơn là không đúng quy định.
Từ những phân tích nêu trên, Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ khoản 2 Điều 308 BLTTDS: Chấp nhận kháng cáo của các nguyên đơn, sửa bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, bác phản tố của bị đơn và bác yêu cầu độc lập của những người liên quan về yêu cầu chia thừa kế. Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử đã thống nhất với đề nghị của đại diện Viện kiểm sát.
Ngày 26/10/2016, Tòa án nhân dân huyện Cờ Đỏ đã tuyên xử có nội dung chủ yếu như sau: bác yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn về việc đòi lại đất; chấp nhận phản tố của ông Nguyễn Thanh T và yêu cầu độc lập của những người liên quan: ông Nguyễn Thanh T được sử dụng phần đất đang tranh chấp và phần đất không tranh chấp; ông Nguyễn Thanh T phải thối giá trị kỷ phần thừa kế cho bà X, bà L, bà S và những người liên quan...
Không đồng ý với bản án sơ thẩm, ngày 31/10/2016 các nguyên đơn bà X, bà L và bà S kháng cáo bản án sơ thẩm, yêu cầu cấp phúc thẩm: sửa bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận khởi kiện của nguyên đơn, bác phản tố của bị đơn, bác yêu cầu độc lập của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Tại phiên tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa đã phân tích, đánh giá những căn cứ mà bản án sơ thẩm làm cơ sở giải quyết vụ án và những chứng cứ thu thập tại giai đoạn phúc thẩm, cụ thể như:
- Đất tranh chấp có nguồn gốc của ông Nguyễn Văn L (chết năm 2008) và bà Nguyễn Thị X (chết năm 2012) là cha mẹ của bị đơn và những người liên quan, đồng thời là cha mẹ chồng của bà Ngọc X, nhưng ông L, bà X không đăng ký kê khai, không có một trong các loại giấy tờ theo hướng dẫn tại mục 1, phần II Nghị quyết 02/2004/HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Trước năm 1990, ông T được ông L, bà X tặng cho phần đất (việc tặng cho không có giấy tờ) và ông T được cấp giấy chứng nhận quyền sử đất năm 1990, năm 1997 thì ông T đổi giấy chứng nhận và đại diện hộ gia đình đứng tên cho đến nay. Khi hộ ông T được cấp giấy cấp giấy năm 1990 và đổi giấy năm 1997 thì ông L, bà X và những người con còn lại cũng không ai phản đối hay khiếu nại; đến năm 2009 UBND huyện Thốt Nốt (cũ) thu hồi một phần thửa 651, diện tích 42,6m2 (CLN) do gia đình bà Ngọc X nhận tiền bồi thường, thời điểm đó bà X còn sống và các con cũng có ý kiến, chứng tỏ phần đất này không còn của ông L, bà X mà đã tặng cho ông T như các nguyên đơn trình bày nên không phải là di sản thừa kế. Nhưng cấp sơ thẩm lại xác định phần đất này là di sản thừa kế của ông L, bà X và chia thừa kế là không có cơ sở.
Bị đơn và những người liên quan cho rằng khoảng năm 2009, bà X họp gia đình chia phần đất tranh chấp ra làm 07 phần, nhưng không ai xác định mỗi người được chia bao nhiêu? Tại vị trí nào? Các nguyên đơn cũng không thừa nhận mà cho rằng việc họp gia đình chia đất là chia phần đất khác không nằm trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nguyên đơn. Mặt khác, việc phân chia cũng không có lập biên bản. Thời điểm năm 2009, phần đất đang tranh chấp đã được cấp cho hộ ông T. Nên khi định đoạt phần đất này phải có sự đồng ý của các thành viên trong hộ từ đủ 15 tuổi trở lên là bà Ngọc X và các con ông T, nếu có việc ông T đồng ý phân chia đất vào năm 2009 thì cũng không có giá trị, vì không có sự đồng ý của các thành viên trong hộ theo quy định tại Điều 109 BLDS năm 2005.
Tổng hợp các chứng cứ nêu trên đủ cơ sở xác định phần tranh chấp là của phía nguyên đơn, ông Nguyễn Thanh T bao chiếm là hành vi trái pháp luật. Các nguyên đơn là những người thừa kế của ông T và là thành viên của hộ gia đình khởi kiện yêu cầu bị đơn trả phần đất tranh chấp là có cơ sở. Phản tố của bị đơn và yêu cầu độc của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan yêu cầu chia thừa kế phần đất này là không có căn cứ.
Đối với yêu cầu công nhận diện tích không tranh chấp, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đất có nguồn gốc là của cha mẹ, phần đất này không ai tranh chấp, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ,chưa ai yêu cầu chia thừa kế, không liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hay để đối trừ nghĩa vụ của nguyên đơn nên yêu cầu này của bị đơn không phải là phản tố như quy định tại khoản Điều 72 BLTTDS. Nên không thể công nhận phần đất này cho bị đơn trong vụ án này. Tòa án cấp sơ thẩm công nhận phần đất này cho bị đơn là không đúng quy định.
Từ những phân tích nêu trên, Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ khoản 2 Điều 308 BLTTDS: Chấp nhận kháng cáo của các nguyên đơn, sửa bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, bác phản tố của bị đơn và bác yêu cầu độc lập của những người liên quan về yêu cầu chia thừa kế. Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử đã thống nhất với đề nghị của đại diện Viện kiểm sát.