Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động; cũng như đẩy mạnh ứng dụng công thông tin trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Vừa qua, Viện kiểm sát nhân dân huyện Cờ Đỏ, phối hợp với Tòa án nhân dân cùng cấp tổ chức phiên tòa xét xử rút kinh nghiệm, số hóa hồ sơ đối với vụ án dân sự “Tranh chấp về quyền sử dụng đất ”giữa nguyên đơn: bà Nguyễn Thị D và bị đơn: ông Phan Văn N (cùng thường trú tại: ấp Thạnh Lợi 2, xã Trung An, huyện Cờ Đỏ).
Đây là vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất có nhiều tình tiết phức tạp và nhiều người tham gia tố tụng. Kiểm sát viên đã lựa chọn vụ án phù hợp với các tiêu chí của phiên tòa rút kinh nghiệm được quy định tại Hướng dẫn số 32/HD-VKSTC ngày 30/11/2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trước khi mở phiên tòa, Kiểm sát viên được phân công phụ trách vụ án đã nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ vụ án, tìm kiếm các tài liệu, chứng cứ cần thiết; giám sát hoạt động tố tụng của Tòa án và các đương sự; tìm hiểu các văn bản pháp luật có liên quan để đưa ra hướng giải quyết phù hợp, chuẩn bị đề cương câu hỏi, dự thảo bài phát biểu cẩn thận và tỉ mỉ.
Phiên tòa rút kinh nghiệm được xem là hình thức tự đào tạo hiệu quả, qua đó các công chức, Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình và hành chính, kinh doanh thương mại, lao động đã học hỏi, nâng cao được trình độ, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, xử lý các tình huống tại phiên tòa, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
Sau khi kết thúc phiên toà, Lãnh đạo đơn vị đã họp rút kinh nghiệm đối với tất cả các Kiểm sát viên, Kiểm tra viên và công chức tham dự phiên tòa. Tại cuộc họp, các ý kiến đóng góp đã chỉ ra những ưu điểm của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa và Hội đồng xét xử, cũng như những hạn chế cần rút kinh nghiệm trong thời gian tới.
Trước khi mở phiên tòa, Kiểm sát viên được phân công phụ trách vụ án đã nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ vụ án, tìm kiếm các tài liệu, chứng cứ cần thiết; giám sát hoạt động tố tụng của Tòa án và các đương sự; tìm hiểu các văn bản pháp luật có liên quan để đưa ra hướng giải quyết phù hợp, chuẩn bị đề cương câu hỏi, dự thảo bài phát biểu cẩn thận và tỉ mỉ.
Phiên tòa rút kinh nghiệm được xem là hình thức tự đào tạo hiệu quả, qua đó các công chức, Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình và hành chính, kinh doanh thương mại, lao động đã học hỏi, nâng cao được trình độ, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, xử lý các tình huống tại phiên tòa, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
Sau khi kết thúc phiên toà, Lãnh đạo đơn vị đã họp rút kinh nghiệm đối với tất cả các Kiểm sát viên, Kiểm tra viên và công chức tham dự phiên tòa. Tại cuộc họp, các ý kiến đóng góp đã chỉ ra những ưu điểm của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa và Hội đồng xét xử, cũng như những hạn chế cần rút kinh nghiệm trong thời gian tới.