Bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái đã và đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Xuất phát từ mối quan hệ bất bình đẳng giữa nữ giới và nam giới, vấn nạn này đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về thể chất và tinh thần đối với các nạn nhân của hành vi bạo lực và xã hội. Với vai trò là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ đã có những đóng góp quan trọng trong việc đấu tranh, phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái, góp phần đảm bảo môi trường sinh sống và phát triển lành mạnh cho phụ nữ và trẻ em gái.
1. Bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ, trẻ em gái là gì?
Bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ, trẻ em gái có nghĩa là “mọi hành vi bạo lực trên cơ sở giới tính dẫn đến hoặc có thể dẫn đến sự xâm hại về thể chất, tình dục hoặc tâm lý hoặc sự đau khổ cho phụ nữ kể cả việc đe dọa có những hành vi như vậy, việc cưỡng đoạt hoặc tước đoạt vô cớ sự tự do của phụ nữ, cho dù diễn ra trong đời sống nơi công cộng hoặc riêng tư”[1].
Bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ, trẻ em gái có thể xuất hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động nhằm dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến tử vong hoặc gây đau đớn về thể xác, tình dục, tâm lý, kinh tế… cho phụ nữ, trẻ em gái. Mọi hình thức bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ, trẻ em gái đều là những vi phạm về quyền con người.
Hành vi bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ, trẻ em gái có thể xuất hiện từ việc lựa chọn giới tính trước khi họ sinh ra cho đến những lạm dụng đối với phụ nữ cao tuổi. Các dạng hành vi là biểu hiện của bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ, trẻ em gái có thể kể đến như: Hành vi bạo lực giới trong gia đình do tư tưởng trọng nam khinh nữ, hành vi bạo lực tình dục (quấy rối tình dục, hiếp dâm, cưỡng dâm…), hành vi mua bán người, hành vi cưỡng ép hôn nhân… Các dạng bạo lực mà phụ nữ, trẻ em gái là nạn nhân ngày càng trở nên phức tạp hơn, đặc biệt ngày càng có nhiều hành vi bạo lực có sử dụng công nghệ thông tin như: Hành vi quấy rối, bắt nạt trên môi trường mạng, sản xuất và phát tán các ấn phẩm, tài liệu lạm dụng trẻ em[1].
Hành vi bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em xảy ra chủ yếu tập trung ở các loại tội như: Cố ý gây thương tích; Mua bán người dưới hình thức môi giới hôn nhân, giới thiệu việc làm; Các tội hiếp dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em, dâm ô với trẻ em; Tội giết người mà nạn nhân là trẻ em…
2. Tình hình đấu tranh với tội phạm liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ, trẻ em gái
Tại thành phố Cần Thơ, điều đáng lo ngại nhất hiện nay là tình trạng xâm hại tình dục với trẻ em gái vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Trung bình mỗi năm trên địa bàn thành phố thụ lý, giải quyết khoảng 30 nguồn tin tội phạm liên quan đến hành vi xâm hại tình dục trẻ em gái. Điều này đã tác động không nhỏ đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn thành phố.
Xác định những vụ án bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái đều để lại hậu quả rất nặng nề, người bị hại không chỉ bị tác động về thể chất mà còn chịu tổn thương về tinh thần. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ đã chủ động nắm tình hình với Cơ quan điều tra và có kế hoạch phối hợp ngay từ giai đoạn tin báo để giải quyết nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, vụ án được dư luận xã hội quan tâm để tập trung giải quyết nhanh, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.
Đối với các vụ án bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ, trẻ em gái, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ đã chủ động phân công Kiểm sát viên có kinh nghiệm để giải quyết. Kiểm sát viên đã bám sát quá trình giải quyết của Cơ quan điều tra, phối hợp với Cơ quan điều tra tiến hành ghi lời khai người bị hại đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật; chủ động nắm bắt tâm lý, hoàn cảnh gia đình để có cách thức tiếp cận phù hợp, qua đó làm rõ nguyên nhân mâu thuẫn, điều kiện phát sinh tội phạm, để đưa ra hướng đề xuất xử lý đúng người, đúng tội, đảm bảo thấu tình đạt lý và có tính giáo dục cao.
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ, với đầu mối là Hội Phụ nữ cơ sở đã kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới, về quyền của phụ nữ và trẻ em. Với phương châm mọi hành vi bạo lực trên cơ sở giới phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật; nạn nhân bạo lực phải được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời, cán bộ, công chức Viện kiểm sát hai cấp thành phố đã góp phần phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em.
2. Một số khó khăn, vướng mắc
- Đặc trưng cơ bản của hành vi bạo lực gia đình là hành vi do thành viên trong gia đình gây tổn hại cho nhau. Do đó, khi xảy ra các vụ việc có dấu hiệu bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em gái thì thường được hòa giải hoặc giải quyết nội bộ trong gia đình, chứ không có đơn trình báo tới các cơ quan chức năng để xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự. Vì vậy gây ra không ít khó khăn cho công tác nắm bắt, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm được đầy đủ, kịp thời theo quy định pháp luật.
- Nạn nhân của hành vi bạo lực trên cơ sở giới là phụ nữ và trẻ em gái thường không dám đấu tranh mà chỉ cam chịu bạo lực dẫn đến quá trình đấu tranh làm rõ hành vi phạm tội của các bị can gặp khó khăn, như: Bị hại không hợp tác điều tra để lấy lời khai, bị hại không đồng ý đi giám định thương tích...
- Việc thu thập, đánh giá chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng còn gặp nhiều khó khăn. Các đối tượng phạm tội đều là nam giới, ở nhiều độ tuổi khác nhau, thường sử dụng bạo lực như đe dọa, đánh đập, ép nạn nhân phải thực hiện theo yêu cầu của mình, một số trường hợp có hành vi dụ dỗ, lợi dụng nạn nhân thiếu hiểu biết hoặc không có khả năng tự bảo vệ để thực hiện hành vi bạo lực về thể chất và tinh thần. Nhất là trong các vụ án về hành vi xâm hại tình dục trẻ em, nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục, gia đình biết nhưng không muốn tố giác với cơ quan chức năng do lo sợ ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và tương lai của các em. Do đó, sau khi bị xâm hại tình dục suốt một thời gian dài, người bị hại mới tố cáo hành vi của người phạm tội. Ngoài ra, các vụ án này thường xảy ra ở nơi vắng vẻ, hoặc ở nhà riêng, chỉ có đối tượng và nạn nhân tại hiện trường, không có nhân chứng trực tiếp. Điều này đã tạo ra những khó khăn nhất định cho công tác thu thập, đánh giá chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng.
3. Giải pháp tăng cường hiệu quả giải quyết các vụ án hình sự về các tội liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ, trẻ em gái
- Cần phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của Hội Liên hiệp phụ nữ với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật về quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái; góp phần bảo đảm các vụ việc liên quan đến phụ nữ và trẻ em gái được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, đúng quy định của pháp luật, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới.
- Nâng cao khả năng nhận biết về bình đẳng giới trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mỗi ngành. Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực và trình độ cho cán bộ, Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán. Thường xuyên tổ chức việc trao đổi, rút kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án về bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ, trẻ em.
- Các cơ quan cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cần nắm chắc các nguồn tin về tội phạm sử dụng bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em, tăng cường trao đổi thông tin, kịp thời báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình phối hợp, nhất là những vụ án phức tạp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
- Trên cơ sở các quy định của pháp luật, Viện kiểm sát các cấp cần tăng cường phối hợp với Cơ quan điều tra và các cơ quan hữu quan khác để chủ động nắm bắt nguồn tin tội phạm, thu thập đầy đủ chứng cứ, hoàn thiện hồ sơ vụ án; thường xuyên trao đổi, thống nhất nhận thức về các quy định của pháp luật cũng như những vấn đề còn có ý kiến khác nhau về tình tiết khách quan của vụ án, nhằm đảm bảo việc giải quyết các vụ án liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ, trẻ em gái được thực hiện đúng pháp luật.
- Cần tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới… nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về bạo lực gia đình. Giáo dục bình đẳng giới phải được thực hiện ngay từ trong gia đình đến nhà trường và xã hội để định hình nhận thức cho người dân. Nâng cao nhận thức của cả hai giới về quyền và nghĩa vụ của họ trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình. Phối hợp truyền thông với các vụ việc nghiêm trọng liên quan đến phụ nữ, trẻ em gái, gây bức xúc trong dư luận.
- Nâng cao hiệu quả phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; duy trì phong trào quần chúng nhân dân, tham gia tố giác tội phạm, đồng thời xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng chống tệ nạn xã hội và thực hiện nếp sống văn minh. Các cấp, các ngành cần tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo thực hiện tốt các mặt công tác về phòng chống tội phạm nói chung, phòng, chống bạo lực gia đình nói riêng.
Hành vi bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em xảy ra chủ yếu tập trung ở các loại tội như: Cố ý gây thương tích; Mua bán người dưới hình thức môi giới hôn nhân, giới thiệu việc làm; Các tội hiếp dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em, dâm ô với trẻ em; Tội giết người mà nạn nhân là trẻ em…
2. Tình hình đấu tranh với tội phạm liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ, trẻ em gái
Tại thành phố Cần Thơ, điều đáng lo ngại nhất hiện nay là tình trạng xâm hại tình dục với trẻ em gái vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Trung bình mỗi năm trên địa bàn thành phố thụ lý, giải quyết khoảng 30 nguồn tin tội phạm liên quan đến hành vi xâm hại tình dục trẻ em gái. Điều này đã tác động không nhỏ đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn thành phố.
Xác định những vụ án bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái đều để lại hậu quả rất nặng nề, người bị hại không chỉ bị tác động về thể chất mà còn chịu tổn thương về tinh thần. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ đã chủ động nắm tình hình với Cơ quan điều tra và có kế hoạch phối hợp ngay từ giai đoạn tin báo để giải quyết nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, vụ án được dư luận xã hội quan tâm để tập trung giải quyết nhanh, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.
Đối với các vụ án bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ, trẻ em gái, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ đã chủ động phân công Kiểm sát viên có kinh nghiệm để giải quyết. Kiểm sát viên đã bám sát quá trình giải quyết của Cơ quan điều tra, phối hợp với Cơ quan điều tra tiến hành ghi lời khai người bị hại đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật; chủ động nắm bắt tâm lý, hoàn cảnh gia đình để có cách thức tiếp cận phù hợp, qua đó làm rõ nguyên nhân mâu thuẫn, điều kiện phát sinh tội phạm, để đưa ra hướng đề xuất xử lý đúng người, đúng tội, đảm bảo thấu tình đạt lý và có tính giáo dục cao.
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ, với đầu mối là Hội Phụ nữ cơ sở đã kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới, về quyền của phụ nữ và trẻ em. Với phương châm mọi hành vi bạo lực trên cơ sở giới phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật; nạn nhân bạo lực phải được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời, cán bộ, công chức Viện kiểm sát hai cấp thành phố đã góp phần phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em.
2. Một số khó khăn, vướng mắc
- Đặc trưng cơ bản của hành vi bạo lực gia đình là hành vi do thành viên trong gia đình gây tổn hại cho nhau. Do đó, khi xảy ra các vụ việc có dấu hiệu bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em gái thì thường được hòa giải hoặc giải quyết nội bộ trong gia đình, chứ không có đơn trình báo tới các cơ quan chức năng để xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự. Vì vậy gây ra không ít khó khăn cho công tác nắm bắt, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm được đầy đủ, kịp thời theo quy định pháp luật.
- Nạn nhân của hành vi bạo lực trên cơ sở giới là phụ nữ và trẻ em gái thường không dám đấu tranh mà chỉ cam chịu bạo lực dẫn đến quá trình đấu tranh làm rõ hành vi phạm tội của các bị can gặp khó khăn, như: Bị hại không hợp tác điều tra để lấy lời khai, bị hại không đồng ý đi giám định thương tích...
- Việc thu thập, đánh giá chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng còn gặp nhiều khó khăn. Các đối tượng phạm tội đều là nam giới, ở nhiều độ tuổi khác nhau, thường sử dụng bạo lực như đe dọa, đánh đập, ép nạn nhân phải thực hiện theo yêu cầu của mình, một số trường hợp có hành vi dụ dỗ, lợi dụng nạn nhân thiếu hiểu biết hoặc không có khả năng tự bảo vệ để thực hiện hành vi bạo lực về thể chất và tinh thần. Nhất là trong các vụ án về hành vi xâm hại tình dục trẻ em, nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục, gia đình biết nhưng không muốn tố giác với cơ quan chức năng do lo sợ ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và tương lai của các em. Do đó, sau khi bị xâm hại tình dục suốt một thời gian dài, người bị hại mới tố cáo hành vi của người phạm tội. Ngoài ra, các vụ án này thường xảy ra ở nơi vắng vẻ, hoặc ở nhà riêng, chỉ có đối tượng và nạn nhân tại hiện trường, không có nhân chứng trực tiếp. Điều này đã tạo ra những khó khăn nhất định cho công tác thu thập, đánh giá chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng.
3. Giải pháp tăng cường hiệu quả giải quyết các vụ án hình sự về các tội liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ, trẻ em gái
- Cần phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của Hội Liên hiệp phụ nữ với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật về quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái; góp phần bảo đảm các vụ việc liên quan đến phụ nữ và trẻ em gái được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, đúng quy định của pháp luật, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới.
- Nâng cao khả năng nhận biết về bình đẳng giới trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mỗi ngành. Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực và trình độ cho cán bộ, Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán. Thường xuyên tổ chức việc trao đổi, rút kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án về bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ, trẻ em.
- Các cơ quan cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cần nắm chắc các nguồn tin về tội phạm sử dụng bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em, tăng cường trao đổi thông tin, kịp thời báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình phối hợp, nhất là những vụ án phức tạp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
- Trên cơ sở các quy định của pháp luật, Viện kiểm sát các cấp cần tăng cường phối hợp với Cơ quan điều tra và các cơ quan hữu quan khác để chủ động nắm bắt nguồn tin tội phạm, thu thập đầy đủ chứng cứ, hoàn thiện hồ sơ vụ án; thường xuyên trao đổi, thống nhất nhận thức về các quy định của pháp luật cũng như những vấn đề còn có ý kiến khác nhau về tình tiết khách quan của vụ án, nhằm đảm bảo việc giải quyết các vụ án liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ, trẻ em gái được thực hiện đúng pháp luật.
- Cần tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới… nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về bạo lực gia đình. Giáo dục bình đẳng giới phải được thực hiện ngay từ trong gia đình đến nhà trường và xã hội để định hình nhận thức cho người dân. Nâng cao nhận thức của cả hai giới về quyền và nghĩa vụ của họ trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình. Phối hợp truyền thông với các vụ việc nghiêm trọng liên quan đến phụ nữ, trẻ em gái, gây bức xúc trong dư luận.
- Nâng cao hiệu quả phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; duy trì phong trào quần chúng nhân dân, tham gia tố giác tội phạm, đồng thời xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng chống tệ nạn xã hội và thực hiện nếp sống văn minh. Các cấp, các ngành cần tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo thực hiện tốt các mặt công tác về phòng chống tội phạm nói chung, phòng, chống bạo lực gia đình nói riêng.
[1] Sổ tay Thẩm phán hướng dẫn xét xử vụ án hình sự về các tội liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái.