* Thành lập 06 Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án nhân dân hai cấp, thành phố Cần Thơ
Sáng ngày 08/11/2018, tại Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ, Ban chỉ đạo thành phố Cần Thơ về đổi mới hòa giải, đối thoại tại Tòa án tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện thí điểm hòa giải, đối thoại trong giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại tòa án nhân dân. Tại Hội nghị, đồng chí Phạm Lâm Đồng- Phó Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ công bố các quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ về việc thành lập trung tâm hòa giải, đối thoại tại các đơn vị: Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ, Tòa án nhân dân quận Ninh Kiều, Tòa án nhân dân quận Bình Thủy, Tòa án nhân dân quận Cái Răng, Tòa án nhân dân quận Thốt Nốt và Tòa án nhân dân huyện Thới Lai. Giám đốc trung tâm là các đồng chí Chánh án, Phó Chánh án đương nhiệm. Các hòa giải viên, đối thoại viên là những Thẩm phán đã nghỉ hưu, những người từng là Kiểm sát viên, Điều tra viên, chuyên viên pháp lý trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Công an, các cơ quan Đảng và nhà nước khác thuộc khối nội chính, Luật sư, Hội thẩm nhân dân có kiến thức pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực, kinh nghiệm trong hòa giải, đối thoại, có uy tín trong cộng đồng.
Mục đích của việc thành lập các trung tâm hòa giải, đối thoại là nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác hòa giải, đối thoại tại Tòa án nhân dân, góp phần giảm áp lực số lượng các vụ việc Tòa án giải quyết thông qua mở phiên tòa xét xử; giảm số lượng vụ việc cơ quan Thi hành án dân sự phải tổ chức cưỡng chế thi hành; tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của các cơ quan tư pháp, đương sự, Nhà nước và toàn xã hội; củng cố cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu, xây dựng dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, nhằm tạo cơ sở pháp lý phù hợp cho việc áp dụng hòa giải, đối thoại trước tố tụng tại các Tòa án trong cả nước; bổ sung phương thức hòa giải, đối thoại tại Tòa án nhân dân; đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác hòa giải, đối thoại tại Tòa án; tăng cường việc tiếp cận, chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải đã được áp dụng thành công tại một số quốc gia trên thế giới.
Nhiệm vụ của trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án là hòa giải các tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động, đối thoại các khiếu kiện hành chính theo yêu cầu của đương sự và các vụ việc trước khi Tòa án thụ lý, giải quyết, trừ những tranh chấp, khiếu kiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính không được hòa giải, đối thoại.
* Thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện thí điểm đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân, thành phố Cần Thơ
Ngày 05/11/2018, Thành ủy Cần Thơ ban hành Quyết định số 1434-QĐ/TU thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện thí điểm đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân. Ban chỉ đạo do đồng chí Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố, Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách Tư pháp thành phố làm Trưởng ban.
Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc thí điểm đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn: Tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp thành phố triển khai, quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, văn bản của các cơ quan Trung ương về công tác thí điểm đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố. Tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp thành phố tổ chức thí điểm đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố. Tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp thành phố theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và tổng hợp báo cáo, tổ chức sơ kết việc thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố
Sáng ngày 08/11/2018, tại Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ, Ban chỉ đạo thành phố Cần Thơ về đổi mới hòa giải, đối thoại tại Tòa án tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện thí điểm hòa giải, đối thoại trong giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại tòa án nhân dân. Tại Hội nghị, đồng chí Phạm Lâm Đồng- Phó Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ công bố các quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ về việc thành lập trung tâm hòa giải, đối thoại tại các đơn vị: Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ, Tòa án nhân dân quận Ninh Kiều, Tòa án nhân dân quận Bình Thủy, Tòa án nhân dân quận Cái Răng, Tòa án nhân dân quận Thốt Nốt và Tòa án nhân dân huyện Thới Lai. Giám đốc trung tâm là các đồng chí Chánh án, Phó Chánh án đương nhiệm. Các hòa giải viên, đối thoại viên là những Thẩm phán đã nghỉ hưu, những người từng là Kiểm sát viên, Điều tra viên, chuyên viên pháp lý trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Công an, các cơ quan Đảng và nhà nước khác thuộc khối nội chính, Luật sư, Hội thẩm nhân dân có kiến thức pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực, kinh nghiệm trong hòa giải, đối thoại, có uy tín trong cộng đồng.
Mục đích của việc thành lập các trung tâm hòa giải, đối thoại là nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác hòa giải, đối thoại tại Tòa án nhân dân, góp phần giảm áp lực số lượng các vụ việc Tòa án giải quyết thông qua mở phiên tòa xét xử; giảm số lượng vụ việc cơ quan Thi hành án dân sự phải tổ chức cưỡng chế thi hành; tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của các cơ quan tư pháp, đương sự, Nhà nước và toàn xã hội; củng cố cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu, xây dựng dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, nhằm tạo cơ sở pháp lý phù hợp cho việc áp dụng hòa giải, đối thoại trước tố tụng tại các Tòa án trong cả nước; bổ sung phương thức hòa giải, đối thoại tại Tòa án nhân dân; đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác hòa giải, đối thoại tại Tòa án; tăng cường việc tiếp cận, chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải đã được áp dụng thành công tại một số quốc gia trên thế giới.
Nhiệm vụ của trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án là hòa giải các tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động, đối thoại các khiếu kiện hành chính theo yêu cầu của đương sự và các vụ việc trước khi Tòa án thụ lý, giải quyết, trừ những tranh chấp, khiếu kiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính không được hòa giải, đối thoại.
* Thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện thí điểm đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân, thành phố Cần Thơ
Ngày 05/11/2018, Thành ủy Cần Thơ ban hành Quyết định số 1434-QĐ/TU thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện thí điểm đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân. Ban chỉ đạo do đồng chí Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố, Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách Tư pháp thành phố làm Trưởng ban.
Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc thí điểm đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn: Tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp thành phố triển khai, quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, văn bản của các cơ quan Trung ương về công tác thí điểm đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố. Tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp thành phố tổ chức thí điểm đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố. Tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp thành phố theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và tổng hợp báo cáo, tổ chức sơ kết việc thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố