Phòng điều tra tội phạm xảy ra tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ (Phòng 10), có trụ sở đặt tại số D21-8&9, đường số 9, khu dân cư Long Thịnh, khu vực Thạnh Lợi, phường Phú Thứ, quân Cái Răng, thành phố Cần Thơ, trực thuộc Đại diện thường trực Cơ quan điều tra tại các tỉnh Miền Nam, do đồng chí Mai Văn Linh, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách.
Phòng 10 với các chức năng, nhiệm vụ chính như: giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền; quản lý, theo dõi, xây dựng các báo cáo về tình hình tội phạm thuộc thẩm quyền. Bên cạnh đó, Phòng 10 còn thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở cung cấp thông tin tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Phòng…
Bộ luật tố tụng hình sự và Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 quy định Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan điều tra chuyên trách có thẩm quyền điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
Ngày 18/4/2017, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ra Quyết định số 47 thành lập Phòng điều tra tội phạm xảy ra tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ (Phòng 10) thuộc Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ điều tra, xử lý tội phạm thuộc thẩm quyền xảy ra tại các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Việc thành lập Phòng điều tra tội phạm xảy ra tại các tỉnh Miền Tây Nam Bộ nhằm tăng cường năng lực cho Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới theo quy định của Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015, không chỉ giúp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao mà còn thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và của ngành Kiểm sát nhân dân đó là hướng về cơ sở, bám sát cơ sở và phục vụ cơ sở./.
Phòng 10 với các chức năng, nhiệm vụ chính như: giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền; quản lý, theo dõi, xây dựng các báo cáo về tình hình tội phạm thuộc thẩm quyền. Bên cạnh đó, Phòng 10 còn thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở cung cấp thông tin tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Phòng…
Bộ luật tố tụng hình sự và Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 quy định Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan điều tra chuyên trách có thẩm quyền điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
Ngày 18/4/2017, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ra Quyết định số 47 thành lập Phòng điều tra tội phạm xảy ra tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ (Phòng 10) thuộc Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ điều tra, xử lý tội phạm thuộc thẩm quyền xảy ra tại các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Việc thành lập Phòng điều tra tội phạm xảy ra tại các tỉnh Miền Tây Nam Bộ nhằm tăng cường năng lực cho Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới theo quy định của Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015, không chỉ giúp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao mà còn thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và của ngành Kiểm sát nhân dân đó là hướng về cơ sở, bám sát cơ sở và phục vụ cơ sở./.