Sau khi nghe xong lời trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định tại Điều 248 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa, thứ tự hỏi của từng người được thực hiện như sau:
a) Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn hỏi trước, tiếp đến bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, sau đó là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
b) Những người tham gia tố tụng khác;
c) Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân;
d) Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.
Thủ tục hỏi tại phiên tòa là thủ tục bắt buộc để làm sáng tỏ nội dung vụ án, câu hỏi phải rõ ràng, nghiêm túc, không trùng lắp, không lợi dụng việc hỏi và trả lời để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của những người tham gia tố tụng. Đối với người tham gia tố tụng như nguyên đơn, bị đơn, trình độ pháp luật đa phần rất hạn chế, nên việc đặt câu hỏi đôi khi không rõ ràng, không trọng tâm, người được hỏi khó trả lời hoặc không trả lời được sẽ làm cho việc hỏi kéo dài, mệt mỏi và mất nhiều thời gian để tiếp tục xét xử những vụ án khác trong ngày.
Nếu trong vụ án nguyên đơn, bị đơn có nhờ luật sư bào chữa thì đương sự thường không đặt câu hỏi mà nhờ luật sư hỏi luôn, như vậy nếu vụ án không có luật sư tham gia thì đương sự có được yêu cầu Hội đồng xét xử đặt luôn câu hỏi với những người tham gia tố tụng mà không tự mình đặt câu hỏi có được không?
Theo quan điểm của người viết, để cho việc hỏi nội dung vụ án nhanh chóng, chính xác trong trường hợp không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia, thì“Trường hợp không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia mà đương sự không thể tự mình đặt câu hỏi với nhau thì các đương sự có quyền yêu cầu Hội đồng xét xử thông qua phần thủ tục hỏi giữa nguyên đơn, bị đơn và Hội đồng xét xử sẽ trực tiếp đặt câu hỏi”.
a) Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn hỏi trước, tiếp đến bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, sau đó là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
b) Những người tham gia tố tụng khác;
c) Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân;
d) Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.
Thủ tục hỏi tại phiên tòa là thủ tục bắt buộc để làm sáng tỏ nội dung vụ án, câu hỏi phải rõ ràng, nghiêm túc, không trùng lắp, không lợi dụng việc hỏi và trả lời để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của những người tham gia tố tụng. Đối với người tham gia tố tụng như nguyên đơn, bị đơn, trình độ pháp luật đa phần rất hạn chế, nên việc đặt câu hỏi đôi khi không rõ ràng, không trọng tâm, người được hỏi khó trả lời hoặc không trả lời được sẽ làm cho việc hỏi kéo dài, mệt mỏi và mất nhiều thời gian để tiếp tục xét xử những vụ án khác trong ngày.
Nếu trong vụ án nguyên đơn, bị đơn có nhờ luật sư bào chữa thì đương sự thường không đặt câu hỏi mà nhờ luật sư hỏi luôn, như vậy nếu vụ án không có luật sư tham gia thì đương sự có được yêu cầu Hội đồng xét xử đặt luôn câu hỏi với những người tham gia tố tụng mà không tự mình đặt câu hỏi có được không?
Theo quan điểm của người viết, để cho việc hỏi nội dung vụ án nhanh chóng, chính xác trong trường hợp không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia, thì“Trường hợp không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia mà đương sự không thể tự mình đặt câu hỏi với nhau thì các đương sự có quyền yêu cầu Hội đồng xét xử thông qua phần thủ tục hỏi giữa nguyên đơn, bị đơn và Hội đồng xét xử sẽ trực tiếp đặt câu hỏi”.