Tham dự Hội nghị có Ban lãnh đạo Viện, các đồng chí Lãnh đạo, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chuyên viên các Phòng 9, 10, 11. Đối với VKSND quận, huyện có sự tham dự của các đồng chí là Lãnh đạo; Kiểm sát viên, Chuyên viên làm công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại và những việc khác theo quy định pháp luật. Hội nghị được tổ chức với hình thức trực tiếp, trong thời gian 01 ngày do đồng chí Trần Thị Tám - Ủy viên Ban cán sự đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra, Phó Viện trưởng VKSND TP. Cần Thơ dự và chủ trì Hội nghị.
Hội nghị được tổ chức nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự, hành chính và kinh doanh thương mại liên quan đến QSDĐ và nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết phá sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Thứ nhất, Hội nghị được nghe đồng chí Lãnh đạo Phòng 9, VKSND thành phố Cần Thơ trình bày báo cáo chuyên đề “Nhận diện những vi phạm trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại liên quan đến QSDĐ từ năm 2018 đến năm 2021”.
Nội dung chuyên đề “Nhận diện những vi phạm trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại liên quan đến QSDĐ từ năm 2018 đến năm 2021” đã khái quát tình hình tranh chấp về dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại liên quan đến QSDĐ trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Chuyên đề này chỉ tập trung phân tích các tranh chấp liên quan đến QSDĐ phổ biến, điển hình trên địa bàn thành phố Cần Thơ dễ dẫn đến sai sót trong quá trình kiểm sát giải quyết, nêu lên những dạng vi phạm trong thời gian từ năm 2018 đến cuối năm 2021; nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, thiếu sót dẫn đến Tòa án tuyên hủy, sửa bản án quyết định; đồng thời đề ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng công tác kiểm sát trong thời gian tới, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của ngành.
*Chuyên đề chỉ ra một số vi phạm, thiếu sót xãy ra ở Tòa án hai cấp thành phố Cần Thơ:
- Không đưa đầy đủ người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng;
- Thiếu sót trong việc xác minh, thu thập chứng cứ
- Giải quyết vượt quá yêu cầu của đương sự
- Đối với các vụ án thừa kế tài sản là QSDĐ
+ Xác định sai hàng thừa kế, nguồn gốc tài sản thừa kế
+ Sai sót trong việc không xác định loại đất cụ thể khi chia thừa kế, công tính công sức người quản lý di sản
- Đình chỉ giải quyết vụ án không đúng
- Sai sót trong việc tính án phí
* Nguyên nhân hạn chế, thiếu sót
- Nguyên nhân khách quan
Trong thời gian quan có nhiều đạo luật mới được ban hành và nhiều văn bản pháp luật được sửa đổi, bổ sung; một số văn bản pháp luật này quy định chung chung, nhưng việc hướng dẫn thi hành, tập huấn chuyên sâu có lúc chưa kịp thời, chưa được các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn, gây khó khăn khi áp dụng vào thực tiễn.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của KSV chưa đồng đều, chưa có nhiều kinh nghiệm, nên ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm sát, nhất là công tác tham mưu ban hành kháng nghị phúc thẩm.
Mặc dù trong thời gian qua, lãnh đạo Viện có quan tâm tăng cường KSV làm công tác kiểm sát án dân sự nhưng vẫn chưa đáp ứng được với đối với một số đơn vị quận, huyện có số lượng án nhiều, phức tạp nên công việc có lúc quá tải, ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm sát.
Vẫn còn tình trạng Toà án chậm trễ trong việc gửi bản án cho VKS, mặc dù VKS đã có nhiều biện pháp tác động, ban hành nhiều kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm này, nhưng vẫn còn tồn tại.
Bên cạnh đó, do tình hình dịch bệnh Covid-19, nên việc tổ chức hội nghị, hội thi, kiểm tra nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng trong công tác chưa kịp thời.
- Nguyên nhân chủ quan
Một số KSV chưa chủ động nghiên cứu các văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất đai qua từng giai đoạn, nên chưa nắm bắt kịp thời. Vì vậy đôi lúc KSV chưa phát hiện những vi phạm của Toà án cùng cấp; nếu có phát hiện bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có vi phạm nhưng khi tham mưu cho lãnh đạo ban hành kháng nghị lại nhận định không đúng trọng tâm, chưa phân tích hết các vi phạm của cấp sơ thẩm.
VKS một số quận, huyện còn chậm gửi các bản án, quyết định của Tòa án cùng cấp cho VKS cấp trên; nên có trường hợp VKS cấp trên phát hiện bản án, quyết định của Tòa án mà VKS các quận, huyện gửi đến có vi phạm nhưng đã hết thời gian kháng nghị phúc thẩm của VKS cấp trên.
* Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại liên quan đến QSDĐ.
VKS một số quận, huyện còn chậm gửi các bản án, quyết định của Tòa án cùng cấp cho VKS cấp trên; nên có trường hợp VKS cấp trên phát hiện bản án, quyết định của Tòa án mà VKS các quận, huyện gửi đến có vi phạm nhưng đã hết thời gian kháng nghị phúc thẩm của VKS cấp trên.
* Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại liên quan đến QSDĐ.
- Tăng cường nghiên cứu các văn bản pháp luật và quy định, hướng dẫn giải đáp của ngành và ngoài ngành
- Tăng cường công tác kiểm sát việc thu thập, đánh giá chứng cứ
- Các giải pháp nâng cao công tác kiểm sát giải quyết các vụ án tranh chấp đòi lại QSDĐ hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ và thừa kế tài sản là QSDĐ
+ Kiểm sát các vụ án liên quan đến chính sách đất đai
+ QSDĐ cấp cho hộ gia đình
+ Tính công sức bảo quản, duy trì, cải tạo, giữ gìn làm tăng giá trị đất
+ Xác định tính hợp pháp của hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ
++ Chuyển nhượng đất nhưng không chuyển nhượng nhà trên đất
++Về giá của hợp đồng chuyển nhượng
+ Giải quyết hậu quả của hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ vô hiệu
+ QSDĐ cấp cho hộ gia đình
+ Tính công sức bảo quản, duy trì, cải tạo, giữ gìn làm tăng giá trị đất
+ Xác định tính hợp pháp của hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ
++ Chuyển nhượng đất nhưng không chuyển nhượng nhà trên đất
++Về giá của hợp đồng chuyển nhượng
+ Giải quyết hậu quả của hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ vô hiệu
- Đối với các vụ án thừa kế tài sản là QSDĐ
Thứ hai, đối với chuyên đề: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết việc phá sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ”. Nội dung chuyên đề đã khái quát lên được tình hình, kết quả triển khai thi hành Luật Phá sản năn 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn trong Ngành kiểm sát trong thời gian qua, việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn thi hành của VKSND tối cao. Đặc biệt đã có nhiều quy định mới bổ sung về nhiệm vụ, quyền hạn nhằm phát huy vai trò của VKSND trong tố tụng phá sản, đây là những quy định hết sức quan trọng đòi hỏi phải có sự hướng dẫn thực hiện cụ thể trong Ngành Kiểm sát và ngày 26/09/2019 Viện trưởng VKSND tối cao ban hành Quyết định 435/QĐ-VKSTC về Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết phá sản và Quyết định số 436/QĐ-VKSTC ngày 09/12/2020 về Quy trình kiểm sát kiểm sát việc giải quyết phá sản; các quy định này giúp cho cán bộ, KSV nắm bắt kịp thời và đầy đủ về nhiệm vụ, quyền hạn của Ngành cũng như những thao tác nghiệp vụ của mình nhằm thực hiện có hiệu quả các quy định mới của các đạo luật nêu trên.
Ảnh đồng chí Lương Sơn Bá - Trưởng phòng 10 báo cáo triển khai
Chuyên đề về Phá sản
* Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết phá sản trong thời gian tới
Lãnh đạo VKSND hai cấp cần tăng cường công tác chỉ đạo điều hành gắn với trách nhiệm người đứng đầu. Tiếp tục yêu cầu KSV và công chức nắm chắc các quy định của Luật Phá sản, Luật Tổ chức VKSND và các văn bản hướng dẫn thi hành. Chủ động tập huấn tại chỗ hoặc học tập kinh nghiệm của các Đơn vị bạn bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm giúp cho cán bộ, KSV có nhiều cơ hội học tập kỹ năng kiểm sát việc giải quyết phá sản.
Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí, sắp xếp đội ngũ công chức, KSV thật sự có năng lực, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm cao, khắc phục có hiệu quả tình trạng ngại va chạm để bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ. Việc bố trí, sử dụng công chức phải dựa trên cơ sở đánh giá, tuyển chọn, đảm bảo đúng khả năng, sở trường. Đối với VKSND cấp huyện cần bổ sung KSV chuyên trách, nghiên cứu chuyên sâu, nhiều kinh nghiệm, tránh tình trạng một người đảm nhiệm nhiều khâu công tác khác nhau (hình sự, dân sự, THA…) ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm sát giải quyết vụ việc phá sản.
* Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết phá sản trong thời gian tới
Lãnh đạo VKSND hai cấp cần tăng cường công tác chỉ đạo điều hành gắn với trách nhiệm người đứng đầu. Tiếp tục yêu cầu KSV và công chức nắm chắc các quy định của Luật Phá sản, Luật Tổ chức VKSND và các văn bản hướng dẫn thi hành. Chủ động tập huấn tại chỗ hoặc học tập kinh nghiệm của các Đơn vị bạn bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm giúp cho cán bộ, KSV có nhiều cơ hội học tập kỹ năng kiểm sát việc giải quyết phá sản.
Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí, sắp xếp đội ngũ công chức, KSV thật sự có năng lực, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm cao, khắc phục có hiệu quả tình trạng ngại va chạm để bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ. Việc bố trí, sử dụng công chức phải dựa trên cơ sở đánh giá, tuyển chọn, đảm bảo đúng khả năng, sở trường. Đối với VKSND cấp huyện cần bổ sung KSV chuyên trách, nghiên cứu chuyên sâu, nhiều kinh nghiệm, tránh tình trạng một người đảm nhiệm nhiều khâu công tác khác nhau (hình sự, dân sự, THA…) ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm sát giải quyết vụ việc phá sản.
Do số lượng vụ việc phá sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ phát sinh rất ít nên cần tăng cường công tác phối hợp với Toà án trong việc tổ chức các phiên họp rút kinh nghiệm trực tuyến nhằm giúp cho đội ngũ KSV có cơ hội học hỏi, trau dồi kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng tham gia phiên họp.
Cũng tại Hội nghị, đã có nhiều ý kiến phát biểu thảo luận của cán bộ, Kiểm sát viên của các đơn vị về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại liên quan đến QSDĐ và mạnh dạn đưa ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm sát đối với khâu công tác này.
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Trần Thị Tám - Phó Viện trưởng VKSND TP Cần Thơ đánh giá cao công tác chuẩn bị nội dung, chất lượng của Hội nghị các chuyên đề. Đồng thời biểu dương những ý kiến tham luận tại Hội nghị, ghi nhận một số ý kiến đề xuất của một số đơn vị để có hướng chỉ đạo tốt hơn nữa đối với khâu công tác này.
Bên cạnh đó, đồng chí chỉ đạo thực hiện một số nội dung lưu ý cần thực hiện trong thời gian tới như sau:
- Thứ nhất, giao Phòng 9, Phòng 10 rà soát chính tả, hình thức và tổng hợp các nội dung đóng góp của các đơn vị để hoàn chỉnh Chuyên đề gửi về các đơn vị VKSND cấp huyện để làm tư liệu tham khảo trong quá trình giải quyết các vụ án liên quan đến khâu công tác này;
- Thứ hai, đề nghị các đơn vị tiến hành rà soát, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Lãnh đạo Viện. Đặc biệt là các văn bản chỉ đạo của VKSND tối cao và các Thông báo rút kinh nghiệm của VKSND cấp cao 3 tại thành phố Hồ Chí Minh;
- Thứ ba, đề nghị Phòng 9 và các VKSND quận, huyện quán triệt và thực hiện nghiêm những nhiệm vụ trọng tâm và các nhiệm vụ giải pháp chủ yếu theo tinh thần Nghị quyết số 10-NQ/BCSĐ ngày 20/01/2022 của Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ về “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự”.
- Thứ năm: Viện trưởng các đơn vị quận, huyện quan tâm và phân công kiểm sát viên thực hiện tốt việc xây dựng các chuyên đề theo sự chỉ định của Lãnh đạo khối tại Công văn 105/VKS ngày 08/4/2022 về việc “Thực hiện các nhiệm vụ công tác kiểm sát năm 2022”. Các phòng nghiệp vụ 9,10,11 cử kiểm sát viên có kinh nghiệm để phối hợp giúp cho kiểm sát viên cấp quận, huyện thực hiện viết chuyên đề.
- Thứ tư, đối với các vụ án trái quan điểm đề nghị trao đổi, kịp thời xin ý kiến thỉnh thị của VKSND cấp trên để có hướng giải quyết đúng quy định của pháp luật và phù hợp với thực tiễn, nhất là đối với những vụ án phức tạp, có nhiều vướng mắc.
Cũng tại Hội nghị, đã có nhiều ý kiến phát biểu thảo luận của cán bộ, Kiểm sát viên của các đơn vị về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại liên quan đến QSDĐ và mạnh dạn đưa ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm sát đối với khâu công tác này.
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Trần Thị Tám - Phó Viện trưởng VKSND TP Cần Thơ đánh giá cao công tác chuẩn bị nội dung, chất lượng của Hội nghị các chuyên đề. Đồng thời biểu dương những ý kiến tham luận tại Hội nghị, ghi nhận một số ý kiến đề xuất của một số đơn vị để có hướng chỉ đạo tốt hơn nữa đối với khâu công tác này.
Bên cạnh đó, đồng chí chỉ đạo thực hiện một số nội dung lưu ý cần thực hiện trong thời gian tới như sau:
- Thứ nhất, giao Phòng 9, Phòng 10 rà soát chính tả, hình thức và tổng hợp các nội dung đóng góp của các đơn vị để hoàn chỉnh Chuyên đề gửi về các đơn vị VKSND cấp huyện để làm tư liệu tham khảo trong quá trình giải quyết các vụ án liên quan đến khâu công tác này;
- Thứ hai, đề nghị các đơn vị tiến hành rà soát, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Lãnh đạo Viện. Đặc biệt là các văn bản chỉ đạo của VKSND tối cao và các Thông báo rút kinh nghiệm của VKSND cấp cao 3 tại thành phố Hồ Chí Minh;
- Thứ ba, đề nghị Phòng 9 và các VKSND quận, huyện quán triệt và thực hiện nghiêm những nhiệm vụ trọng tâm và các nhiệm vụ giải pháp chủ yếu theo tinh thần Nghị quyết số 10-NQ/BCSĐ ngày 20/01/2022 của Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ về “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự”.
- Thứ năm: Viện trưởng các đơn vị quận, huyện quan tâm và phân công kiểm sát viên thực hiện tốt việc xây dựng các chuyên đề theo sự chỉ định của Lãnh đạo khối tại Công văn 105/VKS ngày 08/4/2022 về việc “Thực hiện các nhiệm vụ công tác kiểm sát năm 2022”. Các phòng nghiệp vụ 9,10,11 cử kiểm sát viên có kinh nghiệm để phối hợp giúp cho kiểm sát viên cấp quận, huyện thực hiện viết chuyên đề.
- Thứ tư, đối với các vụ án trái quan điểm đề nghị trao đổi, kịp thời xin ý kiến thỉnh thị của VKSND cấp trên để có hướng giải quyết đúng quy định của pháp luật và phù hợp với thực tiễn, nhất là đối với những vụ án phức tạp, có nhiều vướng mắc.
Ảnh đồng chí Trần Thị Tám - Phó Viện trưởng phụ trách khối
phát biểu kết luận Hội nghị
phát biểu kết luận Hội nghị
Qua Hội nghị hai chuyên đề trên đã góp phần nâng cao nhận thức, cung cấp một số kinh nghiệm, kỹ năng cho Kiểm sát viên, Kiêm tra viên và công chức hai cấp được phân công kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, kinh doanh thương, phá sản và những việc khác theo quy định của pháp luật. Đặc biệt trên cơ sở những dạng vi phạm, thiếu sót trong giải quyết các vụ án dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại liên quan đến QSDĐ, đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án có liên quan đến lĩnh vực đất đai./.