Tham dự hội nghị có các đồng chí Ban lãnh đạo Viện, các đồng chí Trưởng, Phó phòng nghiệp vụ, lãnh đạo Viện kiểm sát cấp huyện cùng toàn thể cán bộ công chức đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân 2 cấp thành phố Cần Thơ.

Đồng chí Trần Thị Tám, Phó Viện trưởng phát biểu khai mạc hội nghị.
Tại đây, các đại biểu tham dự hội nghị đã được nghe đồng chí Trần Thị Tám, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015 và Nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi). Theo đó, ngày 20/6/2017, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015. Việc ban hành luật này nhằm khắc phục những vướng mắc, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán của Bộ luật hình sự, góp phần bảo đảm áp dụng thống nhất trong thực tiễn, đồng thời bổ sung một số vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn sau khi Bộ luật hình sự năm 2015 được thông qua nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

Đồng chí Nguyễn Tấn Cường - Trưởng phòng 2 triển khai tại hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Tấn Cường - Trưởng phòng 2 trình bày những nội dung cơ bản của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Được biết, Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 đã được Quốc hội khóa XIV thông qua và sẽ có hiệu lực vào ngày 01/7/2018, thay thế cho Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Luật được xây dựng nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý để bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013; khắc phục những điểm hạn chế, chưa phù hợp với thực tiễn của Pháp lệnh năm 2011.

Đồng chí Phạm Văn Dựa - Trưởng phòng 7 triển khai tại hội nghị
Tiếp đó, đồng chí Phạm Văn Dựa - Trưởng phòng 7 trình bày những điểm quan trọng có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát trong Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Luật này được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 3 và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018, thay thế Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009. Luật được xây dựng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, phù hợp với Hiến pháp năm 2013, thống nhất, đồng bộ với các bộ luật, luật, pháp lệnh hiện hành. Thiết lập cơ chế pháp lý về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thực sự minh bạch, khả thi, hiệu quả để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ.

Đồng chí Lê Hồng Thu - Trưởng phòng 3 triển khai tại hội nghị.
Hội nghị cũng đã được nghe đồng chí Lê Hồng Thu - Trưởng phòng 3 trình bày những điểm chính, quan trọng của Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng. Nghị quyết này được Quốc hội thông qua vào ngày 21/6/2017, có hiệu lực trong 05 năm từ ngày 15/8/2017, cho phép áp dụng nhiều chính sách mới (so với pháp luật hiện hành) về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, góp phần tạo lập cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho việc xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán nợ xấu.
Phát biểu kết luận tại hội nghị, đồng chí Trần Thị Tám nhấn mạnh, việc tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai những nội dung cơ bản của các luật, nghị quyết nêu trên, nhất là những nội dung có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân là rất quan trọng. Trên cơ sở những nội dung đã được triển khai, đồng chí Tám cũng đề nghị tất cả các cán bộ công chức ngành kiểm sát 2 cấp thành phố Cần Thơ phải tiếp tục quán triệt, tiếp thu, tự trao dồi, tự nghiên cứu những điểm mới của các luật và nghị quyết trên để nâng cao trình độ, kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, nhận thức và vận dụng đúng đắn, có hiệu quả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác.
Phát biểu kết luận tại hội nghị, đồng chí Trần Thị Tám nhấn mạnh, việc tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai những nội dung cơ bản của các luật, nghị quyết nêu trên, nhất là những nội dung có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân là rất quan trọng. Trên cơ sở những nội dung đã được triển khai, đồng chí Tám cũng đề nghị tất cả các cán bộ công chức ngành kiểm sát 2 cấp thành phố Cần Thơ phải tiếp tục quán triệt, tiếp thu, tự trao dồi, tự nghiên cứu những điểm mới của các luật và nghị quyết trên để nâng cao trình độ, kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, nhận thức và vận dụng đúng đắn, có hiệu quả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác.