Qua thực tiễn áp dụng pháp luật về hình sự, chúng tôi nhận thấy có những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo BLTTHS năm 2015 như sau:
1. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 110 BLTTHS)
Khi có các căn cứ thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 110 BLTTHS thì Cơ quan điều tra có quyền ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp.
Hiện nay, giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát vẫn còn chưa thống nhất được “Việc thi hành Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp được thực hiện tại trụ sở Cơ quan điều tra hay Nhà tạm giữ (Trại tạm giam)”.
Quan điểm của Cơ quan điều tra: Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được thực hiện tại trụ sở của Nhà tạm giữ.
Quan điểm của Viện kiểm sát: cho rằng BLTTHS năm 2015 là Bộ luật có nhiều quy định mới, tôn trọng quyền con người, không ai bị hạn chế quyền công dân một cách trái quy định pháp luật. Việc thi hành Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải thực hiện sau Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Lệnh bắt giữ người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải thực hiện trước khi có Quyết định tạm giữ (khi có Quyết định tạm giữ thì người bị tạm giữ mới được đưa vào Nhà tạm giữ). Như vậy, theo trình tự tố tụng thì việc thi hành Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp không thể được thực hiện tại Nhà tạm giữ mà phải tại Trụ sở Cơ quan điều tra.
2. Quy định đối với trường hợp bắt người phạm tội quả tang (Điều 111 BLTTHS)
Hiện nay, việc bắt người phạm tội quả tang được thực hiện theo các quy định của BLTTHS. Tuy nhiên, thực tế Cơ quan điều tra một số địa phương vẫn áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang chưa “sát” với quy định của pháp luật. Điển hình như tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy” được quy định tại Điều 250 BLHS vẫn áp dụng biện pháp ngăn chặn “bắt người phạm tội quả tang” nhưng không thỏa các điều kiện bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang. Cụ thể: căn cứ vào các biên bản bắt người phạm tội quả tang, hỏi người bị bắt thì họ khai nhận khi bị kiểm tra tự lấy gói thuốc lá hoặc túi nilon có chứa chất ma túy trên người hoặc trên phương tiện để giao nộp, Cơ quan điều tra lập biên bản bắt người phạm tội quả tang. Trong trường hợp này, theo quan điểm của Viện kiểm sát là chưa phù hợp với quy định của pháp luật về việc bắt người phạm tội quả tang, giữ người trong trường hợp khẩn cấp.
3. Quy định về “Những việc cần làm ngay sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt” (Điều 114 BLTTHS)
”Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt”.
Theo quy định của khoản 1 Điều 114 BLTTHS: điều luật chưa giải thích cụ thể trường hợp nào đối với việc bắt người (khoản 2 Điều 109 BLTTHS) có phải trong mọi trường hợp việc bắt người đều được giải quyết bằng Quyết định tạm giữ hoặc trả tự do. Hậu quả pháp lý của việc trả tự do là gì? Có phải bất kỳ đồi tượng nào được trả tự do đều không phạm tội hay trường hợp trả tự do phải được hiểu rằng chưa đủ căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can do chờ Kết luận giám định (vụ án liên quan đến chất ma túy, định giá tài sản trộm cắp, bắt quả tang hành vi đánh bạc nhưng làm rõ lại không đủ định lượng …)
Một số khó khăn, vướng mắc nêu trên cần được liên ngành cấp trên hướng dẫn để thống nhất thực hiện.
1. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 110 BLTTHS)
Khi có các căn cứ thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 110 BLTTHS thì Cơ quan điều tra có quyền ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp.
Hiện nay, giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát vẫn còn chưa thống nhất được “Việc thi hành Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp được thực hiện tại trụ sở Cơ quan điều tra hay Nhà tạm giữ (Trại tạm giam)”.
Quan điểm của Cơ quan điều tra: Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được thực hiện tại trụ sở của Nhà tạm giữ.
Quan điểm của Viện kiểm sát: cho rằng BLTTHS năm 2015 là Bộ luật có nhiều quy định mới, tôn trọng quyền con người, không ai bị hạn chế quyền công dân một cách trái quy định pháp luật. Việc thi hành Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải thực hiện sau Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Lệnh bắt giữ người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải thực hiện trước khi có Quyết định tạm giữ (khi có Quyết định tạm giữ thì người bị tạm giữ mới được đưa vào Nhà tạm giữ). Như vậy, theo trình tự tố tụng thì việc thi hành Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp không thể được thực hiện tại Nhà tạm giữ mà phải tại Trụ sở Cơ quan điều tra.
2. Quy định đối với trường hợp bắt người phạm tội quả tang (Điều 111 BLTTHS)
Hiện nay, việc bắt người phạm tội quả tang được thực hiện theo các quy định của BLTTHS. Tuy nhiên, thực tế Cơ quan điều tra một số địa phương vẫn áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang chưa “sát” với quy định của pháp luật. Điển hình như tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy” được quy định tại Điều 250 BLHS vẫn áp dụng biện pháp ngăn chặn “bắt người phạm tội quả tang” nhưng không thỏa các điều kiện bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang. Cụ thể: căn cứ vào các biên bản bắt người phạm tội quả tang, hỏi người bị bắt thì họ khai nhận khi bị kiểm tra tự lấy gói thuốc lá hoặc túi nilon có chứa chất ma túy trên người hoặc trên phương tiện để giao nộp, Cơ quan điều tra lập biên bản bắt người phạm tội quả tang. Trong trường hợp này, theo quan điểm của Viện kiểm sát là chưa phù hợp với quy định của pháp luật về việc bắt người phạm tội quả tang, giữ người trong trường hợp khẩn cấp.
3. Quy định về “Những việc cần làm ngay sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt” (Điều 114 BLTTHS)
”Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt”.
Theo quy định của khoản 1 Điều 114 BLTTHS: điều luật chưa giải thích cụ thể trường hợp nào đối với việc bắt người (khoản 2 Điều 109 BLTTHS) có phải trong mọi trường hợp việc bắt người đều được giải quyết bằng Quyết định tạm giữ hoặc trả tự do. Hậu quả pháp lý của việc trả tự do là gì? Có phải bất kỳ đồi tượng nào được trả tự do đều không phạm tội hay trường hợp trả tự do phải được hiểu rằng chưa đủ căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can do chờ Kết luận giám định (vụ án liên quan đến chất ma túy, định giá tài sản trộm cắp, bắt quả tang hành vi đánh bạc nhưng làm rõ lại không đủ định lượng …)
Một số khó khăn, vướng mắc nêu trên cần được liên ngành cấp trên hướng dẫn để thống nhất thực hiện.