Mùa xuân là mùa của sự khởi đầu, mùa của vạn vật đâm chồi nảy lộc. Chính cái không khí vui tươi, cảnh quang rạng rỡ của tiết trời vào xuân đã là nguồn cảm hứng bất tận cho văn thơ, nhạc phú. Mà nhắc đến thơ xuân thì không thể không nhắc đến “Những vần thơ xuân của Bác”. Bác Hồ kính yêu của chúng ta không những là một danh nhân văn hóa thế giới, một lãnh tụ yêu nước, một chính trị gia đại tài mà Người còn là một thi nhân xuất chúng.
(Mai vàng ngày Xuân- hình ảnh có tính chất minh họa).
Trong sự nghiệp thi văn của Bác có rất nhiều tuyệt tác về mùa xuân. Phải kể đến đầu tiên là tác phẩm “Nguyên tiêu- Rằm tháng Giêng”. Đây là bài thơ Bác viết trong thời gian kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc.
“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”
(Cảnh rừng Việt Bắc)
Giữa bối cảnh lịch sử: Sau chiến thắng Việt Bắc -Thu Đông 1947, sang hè 1948, quân ta liên tục thắng lớn trước thực dân Pháp. Rằm tháng Giêng năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc, trên một chiếc thuyền neo giữa dòng sông, Hồ Chủ tịch cùng Trung ương Đảng và Chính phủ mở một cuộc họp tổng kết về tình hình quân sự của thời kì đầu kháng chiến chống Pháp (1947 - 1948).
Mùa xuân trong Rằm tháng Giêng là mùa xuân viên mãn, với ánh trăng sáng “lồng lộng” soi bóng và hòa vào dòng nước trong xanh.
Mùa xuân trong Rằm tháng Giêng là mùa xuân viên mãn, với ánh trăng sáng “lồng lộng” soi bóng và hòa vào dòng nước trong xanh.
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
Từ “xuân” lặp lại đến hai lần và nối tiếp nhau, mở ra một không gian ngập tràn sắc xuân. Thiên nhiên trong Rằm tháng Giêng có “trời, trăng, nước” giao hòa, đầy thi vị. Không chỉ trong “Rằm tháng Giêng”, mà cảnh vật mùa xuân trong thơ Bác được gói gọn trọn vẹn trong bốn từ “Sơn thủy hữu tình”:
“Tháng tư hoa nở một vườn đầy,
Tía tía hồng hồng đua sắc tươi.
Chim trắng xuống hồ tìm bắt cá,
Hoàng oanh vút tận trời.
Trên trời mây đến rồi đi,
Miền Nam thắng trận báo về tin vui”.
(Tiết xuân Mậu Thân)
“Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say”
(Cảnh rừng Việt Bắc)
Giữa một không gian mênh mông “ giữa dòng” và trong một không khí nghiêm túc, bí mật “bàn việc quân” nhưng với một tâm hồn thi sĩ, Người đã “nhân cách hóa” ánh trăng “trăng ngân đầy thuyền”.
“Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.”
Ánh trăng đang hòa vào niềm vui chung của cả dân tộc, đó là một dự báo lạc quan về tình hình chiến sự. Con thuyền trong bài thơ chính là “con thuyền cách mạng”. Với một khối óc tiên tri đại tài, Người lạc quan tin tưởng “con thuyền cách mạng” của toàn dân tộc sẽ cập bến vinh quang. Cả bài thơ là một khúc nhạc xuân vui tươi, thể hiện tinh thần lạc quan của người chiến sỹ cách mạng giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.
Không chỉ có bài thơ “Rằm tháng Giêng”, gia tài thơ xuân của Bác còn có rất nhiều tác phẩm hay khác. Nhất là nhân dịp đầu năm mới, gắn với tình hình thực tế của năm ấy, Bác lại viết những vần thơ “chúc Tết” gửi đến đồng bào, chiến sỹ cả nước. Đó là sự quan tâm tinh tế của một người lãnh tụ đối với nhân dân, là tình yêu thương vô bờ bến của người Cha già kính yêu đối với đồng bào ruột thịt hay chính là một sự động viên , khích lệ đồng đội trong thời chiến của một người chiến sỹ cách mạng yêu nước…
Không chỉ có bài thơ “Rằm tháng Giêng”, gia tài thơ xuân của Bác còn có rất nhiều tác phẩm hay khác. Nhất là nhân dịp đầu năm mới, gắn với tình hình thực tế của năm ấy, Bác lại viết những vần thơ “chúc Tết” gửi đến đồng bào, chiến sỹ cả nước. Đó là sự quan tâm tinh tế của một người lãnh tụ đối với nhân dân, là tình yêu thương vô bờ bến của người Cha già kính yêu đối với đồng bào ruột thịt hay chính là một sự động viên , khích lệ đồng đội trong thời chiến của một người chiến sỹ cách mạng yêu nước…
Thơ chúc Tết của Bác chính là lời động viên, khích lệ tinh thần “thi đua yêu nước” gửi đến đồng bào cả nước:
“Kháng chiến lại thêm một nǎm mới,
Thi đua ái quốc thêm tiến tới.
Động viên lực lượng và tinh thần,
Kháng chiến càng thêm mau thắng lợi…”
( Thơ chúc Tết Xuân Kỷ Sửu- 1949)
“Kính chúc đồng bào nǎm mới,
Mọi người càng thêm phấm khởi,
Toàn dân xung phong thi đua,
Đẩy mạnh cuộc chuẩn bị tới,
Chuyển mau sang tổng phản công,
Kháng chiến nhất định thắng lợi”
\
Thơ chúc Tết Xuân Canh Dần- 1950)
Không những thế, thơ chúc Tết của Bác còn là những vần thơ kêu gọi mọi người hăng hái lao động sản xuất “tay cuốc, tay súng”, đánh giặc, giữ nước và không ngừng “tăng gia”, cải thiện đời sống:
“Nǎm mới, quân dân ta có hai nhiệm vụ rành rành:
- Đẩy mạnh kháng chiến để giành độc lập tự do
- Cải cách ruộng đất là công việc rất to
Dần dần làm cho người cày có ruộng khỏi lo nghèo nàn.
Quân và dân ta nhất trí kết đoàn,
Kháng chiến, kiến quốc nhất định hoàn toàn thành công.
Hoà bình dân chủ thế giới khắp Nam, Bắc, Tây, Đông.
Nǎm mới, thắng lợi càng mới, thành công càng nhiều”
( Thơ chúc Tết Xuân Giáp Ngọ - 1954)
“Thân ái mấy lời chúc Tết:
Toàn dân đoàn kết một lòng,
Miền Bắc thi đua xây dựng,
Miền Nam giữ vững thành đồng,
Quyết chí, bền gan phấn đấu,
Hoà bình, thống nhất thành công.”
(Thơ chúc Tết Xuân Bính Thân - 1956)
Một nét rất thú vị thể hiện qua những vần thơ chúc Tết của Người, chính là những con số “đầy ý nghĩa” như một sự liệt kê tinh tế, chi tiết cho những sự kiện trọng đại của đất nước: “15 xuân xanh”, “30 tuổi trẻ”, “05 năm thêm phấn khởi”. Sâu sắc hơn là thể hiện sự mong mỏi, niềm tin yêu lạc quan của Người về một tương lai tươi sáng của cả dân tộc “Bắc - Nam thống nhất một nhà”:
“Mừng Nhà nước ta 15 xuân xanh!
Mừng Đảng chúng ta 30 tuổi trẻ!
Chúc đồng bào ta đoàn kết thi đua,
Xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Chúc đồng bào ta bền bỉ đấu tranh,
Thành đồng miền Nam vững bền mạnh mẽ.
Cả nước một lòng, hǎng hái tiến lên,
Thống nhất nước nhà, Bắc Nam vui vẻ!”
( Thơ chúc Tết Xuân Canh Tý - 1960)
“…..
Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh
Kế hoạch 5 nǎm thêm phấn khởi.
Chúc miền Bắc hǎng hái thi đua;
Chúc miền Nam đoàn kết tiến tới!”
( Thơ chúc Tết Xuân Tân Sửu - 1961)
Kế hoạch 5 nǎm thêm phấn khởi.
Chúc miền Bắc hǎng hái thi đua;
Chúc miền Nam đoàn kết tiến tới!”
( Thơ chúc Tết Xuân Tân Sửu - 1961)
Và trong tuyển tập rất nhiều bài thơ hay viết về mùa xuân, thơ chúc Tết của Người, có lẽ xúc động hơn cả là tác phẩm “Thơ chúc Tết Xuân Kỷ Dậu - 1969).
Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào.
Bắc - Nam sum họp xuân nào vui hơn.”
"Năm qua thắng lợi vẻ vang" , chính là chiến thắng của cuộc Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 của quân và dân ta. Đây là một trong những chiến dịch quân sự lớn nhất, có một vai trò và hệ quả mang tính bước ngoặt trong Chiến tranh Việt Nam. Đúng như tiên đoán của Người “chắc càng thắng to”, “Bắc - Nam sum họp xuân nào vui hơn”. Trên đà chiến thắng đó, từ năm 1969 trở đi, phong trào đấu tranh giải phóng miền Nam phát triển ngày càng lớn mạnh. Và mùa xuân năm 1975, cách mạng ta thắng lợi, Bắc Nam sum họp, đất nước hoàn toàn thống nhất.
Chỉ còn mấy mươi ngày nữa thôi, cả nước sẽ đón Tết cổ truyền Mậu Tuất - 2018. Đã gần 50 mùa xuân, kể từ ngày Người ra đi và để lại cho các thế hệ con cháu chúng ta một kho tàng thi ca vô giá. Nhất là mỗi độ Tết đến, Xuân về, đọc lại những vần thơ ấy, chúng ta vẫn không thôi nhớ Người, nhớ đến công lao to lớn của Người dành cho dân tộc Việt Nam. Chúng ta càng kính yêu, càng ghi nhớ công ơn của Người thì càng phải phấn đấu lao động, học tập và làm theo lời Bác, “Một nhân cách vĩ đại trong một con người rất đỗi bình dị”
Chỉ còn mấy mươi ngày nữa thôi, cả nước sẽ đón Tết cổ truyền Mậu Tuất - 2018. Đã gần 50 mùa xuân, kể từ ngày Người ra đi và để lại cho các thế hệ con cháu chúng ta một kho tàng thi ca vô giá. Nhất là mỗi độ Tết đến, Xuân về, đọc lại những vần thơ ấy, chúng ta vẫn không thôi nhớ Người, nhớ đến công lao to lớn của Người dành cho dân tộc Việt Nam. Chúng ta càng kính yêu, càng ghi nhớ công ơn của Người thì càng phải phấn đấu lao động, học tập và làm theo lời Bác, “Một nhân cách vĩ đại trong một con người rất đỗi bình dị”
“Bác đã lên đường theo tổ tiên
Mác - Lênin, thế giới Người hiền
Ánh hào quang đỏ thêm sông núi
Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!
Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn
Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn
Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.”
(Bác ơi! - Tố Hữu)