Trời hừng sáng, từ bến Ninh Kiều (thành phố Cần Thơ), chúng tôi lênh đênh trên sông nước đi thuyền ra chợ nổi Cái Răng. Mỗi người một quê, đứa thì dân miền Trung, đứa thì gốc Sài Gòn..chỉ có tôi là người miền Tây nhưng tất cả đều có điểm chung là lần đầu trải nghiệm cảm giác đi chợ nổi trên sông.
Trong suốt đoạn đường đi, chúng tôi say sưa nghe anh Năm giới thiệu về chợ nổi Cái Răng. Anh Năm là một người chính gốc Cần Thơ, dáng cao to, làn da ngâm đen, nụ cười đôn hậu, cách nói chuyện thì “đặc sệt miền Tây”. Anh bảo: “ chắc do cái duyên mà mình đã có hơn chục năm gắn bó với công việc chở khách du lịch đi thăm quan chợ nổi Cái Răng”. Theo cách nói dí dỏm của anh, công việc của mình chính là “một hướng dẫn viên du lịch miền sông nước”, “ một tài tử miệt vườn”…Bởi không chỉ giới thiệu cho khách tham quan về : nguồn gốc, lịch sử hay cách thức buôn bán của chợ nổi Cái Răng..mà anh còn thường xuyên pha trò, ca hát và chia sẻ những mẫu chuyện thú vị xung quanh cái chợ nổi lâu đời này… “Cái công việc càng làm, càng thích thú và tự hào”…( anh Năm chia sẻ).
Mất gần 30 phút, chúng tôi mới ra tới nơi họp chợ. Quang cảnh tấp nập, kẻ mua, người bán..ai nấy đều hồ hởi, xởi lởi và thường trực nụ cười trên môi, đúng phong cách người miền Tây. Theo anh Năm, chợ nổi Cái Răng là một trong những chợ nổi nổi tiếng ở miền Tây sông nước và của đất Cần Thơ, là chợ đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, nông sản của vùng. Chợ họp từ sáng sớm đến 7,8 giờ thì vãn. Thương lái từ khắp miền Tây về đây tụ họp, buôn bán. Để phục vụ nhu cầu của sinh hoạt của dân cư chợ nổi và khách du lịch thì ngoài trái cây, nông sản, chở nổi còn bán đầy đủ các loại thức ăn, thức uống,…
Trong suốt đoạn đường đi, chúng tôi say sưa nghe anh Năm giới thiệu về chợ nổi Cái Răng. Anh Năm là một người chính gốc Cần Thơ, dáng cao to, làn da ngâm đen, nụ cười đôn hậu, cách nói chuyện thì “đặc sệt miền Tây”. Anh bảo: “ chắc do cái duyên mà mình đã có hơn chục năm gắn bó với công việc chở khách du lịch đi thăm quan chợ nổi Cái Răng”. Theo cách nói dí dỏm của anh, công việc của mình chính là “một hướng dẫn viên du lịch miền sông nước”, “ một tài tử miệt vườn”…Bởi không chỉ giới thiệu cho khách tham quan về : nguồn gốc, lịch sử hay cách thức buôn bán của chợ nổi Cái Răng..mà anh còn thường xuyên pha trò, ca hát và chia sẻ những mẫu chuyện thú vị xung quanh cái chợ nổi lâu đời này… “Cái công việc càng làm, càng thích thú và tự hào”…( anh Năm chia sẻ).
Mất gần 30 phút, chúng tôi mới ra tới nơi họp chợ. Quang cảnh tấp nập, kẻ mua, người bán..ai nấy đều hồ hởi, xởi lởi và thường trực nụ cười trên môi, đúng phong cách người miền Tây. Theo anh Năm, chợ nổi Cái Răng là một trong những chợ nổi nổi tiếng ở miền Tây sông nước và của đất Cần Thơ, là chợ đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, nông sản của vùng. Chợ họp từ sáng sớm đến 7,8 giờ thì vãn. Thương lái từ khắp miền Tây về đây tụ họp, buôn bán. Để phục vụ nhu cầu của sinh hoạt của dân cư chợ nổi và khách du lịch thì ngoài trái cây, nông sản, chở nổi còn bán đầy đủ các loại thức ăn, thức uống,…
Hình ảnh chợ nổi Cái Răng- Cần Thơ
Cũng như nhiều chợ nổi khác, một nét riêng không thể lẫn vào đâu được chính là cách thức buôn bán khá thú vị của chợ nổi Cái Răng. Trên mũi của mỗi ghe, thuyền đều có một vài cây sào, trên đó treo lủng lẳng các loại sản phẩm mà mình có bán; mà người dân quen gọi là “cây bẹo”. Cây bẹo sẽ làm thay chức năng của biển quảng cáo. Ví như, thuyền bán xoài thì treo xoài, thuyền bán khoai lang, bí rợ..thì cũng treo loại rau, củ đó lên cây bẹo. Cho nên chỉ cần nhìn vào cây bẹo là khách hàng có thể biết trên thuyền, ghe đó có thứ mình cần mua hay không. Mặc dù "treo gì bán đó" nhưng anh Năm nói thêm là có ghe " Treo cái này mà bán cái khác?". Chính là treo “lá dừa” nhưng lại bán thuyền. Người dân muốn bán ghe, thuyền của mình thì họ thường treo lên thuyền một cây sào và trên đó có gắn một miếng lá dừa. Vừa nói, anh vừa cười: “ không lẽ treo cả cái ghe lên cây sào, chịu sao thấu”?
Chợ nổi cũng là nơi tập trung thương lái từ khắp các tỉnh, thành Tây Nam bộ về giao thương, buôn bán. Muốn biết các ghe thuyền đến từ địa phương nào, chỉ cần nhìn vào mạn thuyền, có ghi mã tỉnh được viết tắt bằng 2 chữ cái đầu. Ví dụ, trên thuyền ghi "VL" thì thuyền đó đến từ Vĩnh Long, thuyền ghi “TV” thì đến từ Trà Vinh chẳng hạn.
Theo cảm nhận riêng của tôi, chợ nổi là một cái làng, cái xã thu nhỏ trên sông. Mỗi chiếc ghe, thuyền của thương lái giống như một cái nhà trên đất liền, với đầy đủ tiện nghi: xe máy, tivi, tủ lạnh,…mọi sinh hoạt, ăn uống, giải trí,..đều diễn ra trên “căn nhà di động” này. Giống như một “cái nghiệp”, có biết bao thế hệ sinh ra, lớn lên và gắn bó cuộc đời mình ở cái chợ nổi Cái Răng.
Đằng xa, mấy đứa trẻ hồn nhiên chơi đùa với mấy chú chó trên chiếc ghe lớn; Trên mui của một chiếc ghe chở đầy dưa hấu, mấy anh trai lại nhâm nhi ly cà phê sáng và phì phèo điếu thuốc lá thơm; Cạnh đó, có chị gái đang ngồi sau lái, mần mớ cá đồng, chuẩn bị bữa ăn cho cả gia đình…Tất cả mọi sinh hoạt đều nhịp nhàng, tiếng người gọi nhau “í ơi”, tiếng mặc cả của bạn hàng..và cả tiếng “Hello”của mấy anh Tây, bà Đầm đi tham quan chợ nổi…làm “rộn rã” cả một khúc sông quê. Lúc ấy, bọn tôi ai nấy đều nhanh tay lấy điện thoại để chụp lại những khoảnh khắc “rất đời” của một sớm chợ nổi miền Tây.
Chuyến về, trời bắt đầu đổ mưa. Các “bạn ghe, bè hàng”, ai nấy đều lấy đồ che chắn, tát nước ra khỏi ghe, thuyền của mình. Đoạn giữa sông, chiếc xuồng nhỏ của chị bán sữa đậu nành trở nên chông chênh, lọt thỏm giữa những cơn sóng; Xúc động hơn cả là hình ảnh của cậu bé trạc 3-4 tuổi với đôi mắt to tròn. Từ cái ô cửa nhỏ của chiếc ghe bầu chở hàng, cậu chăm chú nhìn theo chiếc thuyền tham quan của chúng tôi rồi nở một nụ cười tươi rối để lộ hàm răng sún đáng yêu. Nụ cười trong trẻo làm sáng một khúc sông, xua tan cái lạnh của cơn mưa buổi sáng. Trong khoảnh khắc ấy, tự dưng trong đầu tôi miên man nghĩ đến câu hát trong bài “ Điệu buồn phương Nam” của nhạc sỹ Vũ Đức Sao Biển: “ Về phương Nam ngắm sông ngậm ngùi, thương những đời như lục bình trôi…”.Nhưng chính những “vui, buồn, nắng, mưa” của cuộc sống thương hồ, những nét sinh hoạt bình dị, tính cách đôn hậu, gần gũi của dân cư chợ nổi..đã tạo nên một mảnh ghép đầy màu sắc trong một bức tranh tổng thể sinh động về miền Tây quê tôi. Để rồi ai đó dù chỉ đôi lần ghé thăm cũng sẽ mãi không quên hình ảnh về chợ nổi Cái Răng vẫn họp chợ mỗi sáng. Nét “chân quê” giữa một Tây Đô đang vươn mình phát triển và hội nhập.
“Khi đất nước đang không ngừng thay đổi,
Sẽ có muôn ngàn siêu thị mọc lên.
Nhưng lòng tôi mãi không quên
Bốn bề “Chợ Nổi” - bồng bềnh trên sông!”
(Thương về Chợ Nổi- Diệp Vàm Cỏ)
Theo cảm nhận riêng của tôi, chợ nổi là một cái làng, cái xã thu nhỏ trên sông. Mỗi chiếc ghe, thuyền của thương lái giống như một cái nhà trên đất liền, với đầy đủ tiện nghi: xe máy, tivi, tủ lạnh,…mọi sinh hoạt, ăn uống, giải trí,..đều diễn ra trên “căn nhà di động” này. Giống như một “cái nghiệp”, có biết bao thế hệ sinh ra, lớn lên và gắn bó cuộc đời mình ở cái chợ nổi Cái Răng.
Đằng xa, mấy đứa trẻ hồn nhiên chơi đùa với mấy chú chó trên chiếc ghe lớn; Trên mui của một chiếc ghe chở đầy dưa hấu, mấy anh trai lại nhâm nhi ly cà phê sáng và phì phèo điếu thuốc lá thơm; Cạnh đó, có chị gái đang ngồi sau lái, mần mớ cá đồng, chuẩn bị bữa ăn cho cả gia đình…Tất cả mọi sinh hoạt đều nhịp nhàng, tiếng người gọi nhau “í ơi”, tiếng mặc cả của bạn hàng..và cả tiếng “Hello”của mấy anh Tây, bà Đầm đi tham quan chợ nổi…làm “rộn rã” cả một khúc sông quê. Lúc ấy, bọn tôi ai nấy đều nhanh tay lấy điện thoại để chụp lại những khoảnh khắc “rất đời” của một sớm chợ nổi miền Tây.
Chuyến về, trời bắt đầu đổ mưa. Các “bạn ghe, bè hàng”, ai nấy đều lấy đồ che chắn, tát nước ra khỏi ghe, thuyền của mình. Đoạn giữa sông, chiếc xuồng nhỏ của chị bán sữa đậu nành trở nên chông chênh, lọt thỏm giữa những cơn sóng; Xúc động hơn cả là hình ảnh của cậu bé trạc 3-4 tuổi với đôi mắt to tròn. Từ cái ô cửa nhỏ của chiếc ghe bầu chở hàng, cậu chăm chú nhìn theo chiếc thuyền tham quan của chúng tôi rồi nở một nụ cười tươi rối để lộ hàm răng sún đáng yêu. Nụ cười trong trẻo làm sáng một khúc sông, xua tan cái lạnh của cơn mưa buổi sáng. Trong khoảnh khắc ấy, tự dưng trong đầu tôi miên man nghĩ đến câu hát trong bài “ Điệu buồn phương Nam” của nhạc sỹ Vũ Đức Sao Biển: “ Về phương Nam ngắm sông ngậm ngùi, thương những đời như lục bình trôi…”.Nhưng chính những “vui, buồn, nắng, mưa” của cuộc sống thương hồ, những nét sinh hoạt bình dị, tính cách đôn hậu, gần gũi của dân cư chợ nổi..đã tạo nên một mảnh ghép đầy màu sắc trong một bức tranh tổng thể sinh động về miền Tây quê tôi. Để rồi ai đó dù chỉ đôi lần ghé thăm cũng sẽ mãi không quên hình ảnh về chợ nổi Cái Răng vẫn họp chợ mỗi sáng. Nét “chân quê” giữa một Tây Đô đang vươn mình phát triển và hội nhập.
“Khi đất nước đang không ngừng thay đổi,
Sẽ có muôn ngàn siêu thị mọc lên.
Nhưng lòng tôi mãi không quên
Bốn bề “Chợ Nổi” - bồng bềnh trên sông!”
(Thương về Chợ Nổi- Diệp Vàm Cỏ)