Chi bộ là tổ chức tế bào cơ bản của Đảng, là hạt nhân lãnh đạo chính trị, là đơn vị chiến đấu ở cơ sở, là cầu nối trực tiếp giữa Đảng với quần chúng, là trường học giáo dục, rèn luyện, kết nạp đảng viên, là nơi quản lý, phân công, kiểm tra công tác và sàng lọc đảng viên. Chi bộ là đội tiên phong cách mạng, thực hiện chức năng lãnh đạo chính trị trong tập thể lao động. Mọi hoạt động của chi bộ nhằm đảm bảo cho đường lối, chính sách của Đảng được quán triệt và thực hiện một cách có hiệu quả ở cơ sở; đồng thời góp phần vào việc bổ sung, hoàn chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng bằng những kinh nghiệm từ phong trào cách mạng của quần chúng từ cơ sở, nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới vì Chủ nghĩa Xã hội.
Các hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng chủ yếu diễn ra ở chi bộ. Chất lượng của tổ chức Đảng phụ thuộc vào các hoạt động của chi bộ. Củng cố chi bộ là khâu trung tâm của việc củng cố tổ chức cơ sở Đảng.
Để thực hiện tốt Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 30/3/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”, Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW, ngày 02/3/2012 của Ban Tổ chức Trung ương, Hướng dẫn số 05-HD/BTCTU, ngày 08/5/2012 của Ban Tổ chức Thành ủy Cần Thơ về “Nội dung sinh hoạt chi nội” và Nghị quyết số 03-NQ/HU của Huyện ủy Cờ Đỏ.
Trong những năm qua hoạt động của chi bộ đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã thực hiện tương đối tốt sinh hoạt chi bộ thường kỳ theo quy định của Điều lệ Đảng, nhưng trong thực tế vẫn có những cuộc sinh hoạt chất lượng chưa cao, nội dung sinh hoạt vẫn còn nặng bàn về công tác lãnh đạo chuyên môn, hình thức sinh hoạt còn đơn điệu, ít được đổi mới. Sinh hoạt theo chuyên đề, nhưng trên thực tế, hình thức này chưa được nhân rộng một cách phổ biến. Thậm chí, chất lượng sinh hoạt chuyên đề của chi bộ cũng chưa thể nói là tốt. Việc ghi chép biên bản đôi khi thiếu cẩn thận, chưa phản ánh được đúng tinh thần và nội dung của cuộc họp… Từ thực trạng chất lượng sinh hoạt của chi bộ, xuất phát từ yêu cầu của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết TW6 (lần 2) khoá VIII, thực hiện nguyên tắc tự phê bình, phê bình trong đảng theo Nghị quyết 04-NQ/TW ngày 30/10/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”; “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Trên tinh thần đó, để nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, trước hết chi bộ Viện kiểm sát huyện Cờ Đỏ đã xác định:
- Về nội dung tư tưởng: Thường xuyên cung cấp thông tin mới, nêu cao ý thức tự phê bình và phê bình, trong sinh hoạt chi bộ cần thể hiện rõ tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu, động viên đảng viên nêu cao tinh thần say sưa tự học tập, rèn luyện không ngừng nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt. Chi bộ cần nắm được diễn biến tư tưởng của đảng viên, quan tâm động viên, giúp đỡ để đảng viên yên tâm công tác hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
- Về nội dung chính trị: Chi bộ phải trở thành trường học giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Về chức năng, nhiệm vụ của người đảng viên; về ý thức chính trị của đảng viên gắn liền với thực hiện nhiệm vụ chính trị của chi bộ.
- Về nội dung tổ chức: Chi bộ là tổ chức lãnh đạo, quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan chuyên môn, của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội và của tất cả đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ được quy định tại Điều lệ Đảng. Là môi trường giúp đỡ, dìu dắt đảng viên trưởng thành…
Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh về tư tưởng, chính trị và tổ chức là nhiệm vụ to lớn mà Đảng ta đã xác định cho tất cả các TCCS Đảng và đảng viên.
Để thực hiện được các nội dung đó, theo chúng tôi cần thực hiện một số giải pháp sau đây:
1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của chi bộ và sinh hoạt chi bộ đối với toàn thể đảng viên:
2. Thực hiện tốt quy trình sinh hoạt chi bộ: Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ cần tổ chức sinh hoạt theo quy trình một cách khoa học, đó là thực hiện tốt 3 bước trong sinh hoạt chi bộ là: (bước chuẩn bị họp; bước tiến hành sinh hoạt chi bộ; bước tổ chức thực hiện nghị quyết chi bộ)
3. Tăng cường hình thức sinh hoạt chuyên đề.
Để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng một cách chắc chắn, sâu sắc, tránh được sự nhàm chán, khô cứng trong sinh hoạt chi bộ, cần tăng cường hình thức sinh hoạt chuyên đề. Mỗi năm, chi bộ ít nhất cũng cần có hai đến ba kỳ sinh hoạt chuyên đề.
Để có nội dung sinh hoạt chuyên đề phong phú, hiệu quả cao, chi ủy hoặc bí thư chi bộ cần suy nghĩ, trao đổi với bộ phận chuyên môn, đoàn thể để lựa chọn ra một số nội dung cần đưa vào sinh hoạt chuyên đề. Sau đó phân công người chuẩn bị nội dung, cấp ủy cần nói rõ mục đích yêu cầu, ý kiến chỉ đạo và cung cấp những tài liệu thông tin cần thiết cho người được phân công chuẩn bị nội dung sinh họat. Cấp uỷ cần thông báo trước nội dung sinh hoạt từ một đến hai ngày cho đảng viên trong chi bộ biết để chuẩn bị ý kiến thảo luận nghiêm túc, có chất lượng cao.
4. Nâng cao trách nhiệm của đảng viên trong việc thực hiện nền nếp sinh hoạt chi bộ.
5. Phát huy vai trò của quần chúng tham gia xây dựng Đảng, góp ý kiến phê bình đảng viên và tổ chức đảng.
Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Chi bộ là cầu nối giữa đảng viên với quần chúng; đảng viên phải gắn bó mật thiết với quần chúng, nắm vững tâm tư, nguyện vọng của quần chúng và những ý kiến đóng góp của họ thông qua việc tổ chức sinh hoạt của quần chúng để họ trực tiếp góp ý phê bình tổ chức đảng và đảng viên. Hàng năm chi bộ cần tổ chức lấy ý kiến, góp ý của quần chúng đối với cán bộ, đảng viên và với tổ chức Đảng. Khi tổ chức lấy ý kiến các tổ chức quần chúng cần thực hiện nghiêm túc, thật sự cầu thị, tránh làm hình thức. Sau khi quần chúng tham gia đóng góp ý kiến cần xem xét trả lời hoặc công khai thông báo việc tiếp thu sửa chữa đối với các tổ chức quần chúng.
6. Đề cao trách nhiệm của chi ủy, bí thư chi bộ đối với hoạt động của chi bộ và sinh hoạt chi bộ.
Chi ủy, bí thư chi bộ có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động chi bộ và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Sinh hoạt chi ủy, chi bộ phải có quá trình chuẩn bị, được đầu tư đúng mức, đó là trách nhiệm của mỗi cấp ủy, trước hết là bí thư chi bộ. Nội dung chuẩn bị sẽ là dự thảo báo cáo về nhiệm vụ chính trị có thể đi vào những nét lớn:
+ Kiểm điểm đánh giá tình hình đơn vị.
+ Chủ trương, định hướng sắp tới.
+ Dự kiến phân công, dự kiến tình huống.
+ Vấn đề kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Đảng…
Trách nhiệm, năng lực của chi uỷ, bí thư chi bộ là một trong những nhân tố quyết định nhất đối với chất lượng sinh hoạt chi bộ.Các hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng chủ yếu diễn ra ở chi bộ. Chất lượng của tổ chức Đảng phụ thuộc vào các hoạt động của chi bộ. Củng cố chi bộ là khâu trung tâm của việc củng cố tổ chức cơ sở Đảng.
Để thực hiện tốt Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 30/3/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”, Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW, ngày 02/3/2012 của Ban Tổ chức Trung ương, Hướng dẫn số 05-HD/BTCTU, ngày 08/5/2012 của Ban Tổ chức Thành ủy Cần Thơ về “Nội dung sinh hoạt chi nội” và Nghị quyết số 03-NQ/HU của Huyện ủy Cờ Đỏ.
Trong những năm qua hoạt động của chi bộ đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã thực hiện tương đối tốt sinh hoạt chi bộ thường kỳ theo quy định của Điều lệ Đảng, nhưng trong thực tế vẫn có những cuộc sinh hoạt chất lượng chưa cao, nội dung sinh hoạt vẫn còn nặng bàn về công tác lãnh đạo chuyên môn, hình thức sinh hoạt còn đơn điệu, ít được đổi mới. Sinh hoạt theo chuyên đề, nhưng trên thực tế, hình thức này chưa được nhân rộng một cách phổ biến. Thậm chí, chất lượng sinh hoạt chuyên đề của chi bộ cũng chưa thể nói là tốt. Việc ghi chép biên bản đôi khi thiếu cẩn thận, chưa phản ánh được đúng tinh thần và nội dung của cuộc họp… Từ thực trạng chất lượng sinh hoạt của chi bộ, xuất phát từ yêu cầu của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết TW6 (lần 2) khoá VIII, thực hiện nguyên tắc tự phê bình, phê bình trong đảng theo Nghị quyết 04-NQ/TW ngày 30/10/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”; “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Trên tinh thần đó, để nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, trước hết chi bộ Viện kiểm sát huyện Cờ Đỏ đã xác định:
- Về nội dung tư tưởng: Thường xuyên cung cấp thông tin mới, nêu cao ý thức tự phê bình và phê bình, trong sinh hoạt chi bộ cần thể hiện rõ tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu, động viên đảng viên nêu cao tinh thần say sưa tự học tập, rèn luyện không ngừng nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt. Chi bộ cần nắm được diễn biến tư tưởng của đảng viên, quan tâm động viên, giúp đỡ để đảng viên yên tâm công tác hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
- Về nội dung chính trị: Chi bộ phải trở thành trường học giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Về chức năng, nhiệm vụ của người đảng viên; về ý thức chính trị của đảng viên gắn liền với thực hiện nhiệm vụ chính trị của chi bộ.
- Về nội dung tổ chức: Chi bộ là tổ chức lãnh đạo, quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan chuyên môn, của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội và của tất cả đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ được quy định tại Điều lệ Đảng. Là môi trường giúp đỡ, dìu dắt đảng viên trưởng thành…
Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh về tư tưởng, chính trị và tổ chức là nhiệm vụ to lớn mà Đảng ta đã xác định cho tất cả các TCCS Đảng và đảng viên.
Để thực hiện được các nội dung đó, theo chúng tôi cần thực hiện một số giải pháp sau đây:
1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của chi bộ và sinh hoạt chi bộ đối với toàn thể đảng viên:
2. Thực hiện tốt quy trình sinh hoạt chi bộ: Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ cần tổ chức sinh hoạt theo quy trình một cách khoa học, đó là thực hiện tốt 3 bước trong sinh hoạt chi bộ là: (bước chuẩn bị họp; bước tiến hành sinh hoạt chi bộ; bước tổ chức thực hiện nghị quyết chi bộ)
3. Tăng cường hình thức sinh hoạt chuyên đề.
Để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng một cách chắc chắn, sâu sắc, tránh được sự nhàm chán, khô cứng trong sinh hoạt chi bộ, cần tăng cường hình thức sinh hoạt chuyên đề. Mỗi năm, chi bộ ít nhất cũng cần có hai đến ba kỳ sinh hoạt chuyên đề.
Để có nội dung sinh hoạt chuyên đề phong phú, hiệu quả cao, chi ủy hoặc bí thư chi bộ cần suy nghĩ, trao đổi với bộ phận chuyên môn, đoàn thể để lựa chọn ra một số nội dung cần đưa vào sinh hoạt chuyên đề. Sau đó phân công người chuẩn bị nội dung, cấp ủy cần nói rõ mục đích yêu cầu, ý kiến chỉ đạo và cung cấp những tài liệu thông tin cần thiết cho người được phân công chuẩn bị nội dung sinh họat. Cấp uỷ cần thông báo trước nội dung sinh hoạt từ một đến hai ngày cho đảng viên trong chi bộ biết để chuẩn bị ý kiến thảo luận nghiêm túc, có chất lượng cao.
4. Nâng cao trách nhiệm của đảng viên trong việc thực hiện nền nếp sinh hoạt chi bộ.
5. Phát huy vai trò của quần chúng tham gia xây dựng Đảng, góp ý kiến phê bình đảng viên và tổ chức đảng.
Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Chi bộ là cầu nối giữa đảng viên với quần chúng; đảng viên phải gắn bó mật thiết với quần chúng, nắm vững tâm tư, nguyện vọng của quần chúng và những ý kiến đóng góp của họ thông qua việc tổ chức sinh hoạt của quần chúng để họ trực tiếp góp ý phê bình tổ chức đảng và đảng viên. Hàng năm chi bộ cần tổ chức lấy ý kiến, góp ý của quần chúng đối với cán bộ, đảng viên và với tổ chức Đảng. Khi tổ chức lấy ý kiến các tổ chức quần chúng cần thực hiện nghiêm túc, thật sự cầu thị, tránh làm hình thức. Sau khi quần chúng tham gia đóng góp ý kiến cần xem xét trả lời hoặc công khai thông báo việc tiếp thu sửa chữa đối với các tổ chức quần chúng.
6. Đề cao trách nhiệm của chi ủy, bí thư chi bộ đối với hoạt động của chi bộ và sinh hoạt chi bộ.
Chi ủy, bí thư chi bộ có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động chi bộ và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Sinh hoạt chi ủy, chi bộ phải có quá trình chuẩn bị, được đầu tư đúng mức, đó là trách nhiệm của mỗi cấp ủy, trước hết là bí thư chi bộ. Nội dung chuẩn bị sẽ là dự thảo báo cáo về nhiệm vụ chính trị có thể đi vào những nét lớn:
+ Kiểm điểm đánh giá tình hình đơn vị.
+ Chủ trương, định hướng sắp tới.
+ Dự kiến phân công, dự kiến tình huống.
+ Vấn đề kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Đảng…