Ngày 24/11/2014, Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XIII kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014. Trên cơ sở thể chế hoá các chủ trương cải cách tư pháp của đảng, cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 đã đạt bước tiến mới về kỹ thuật lập pháp, đã quy định toàn diện các vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trên cơ sở pháp điển hoá các văn bản Luật, Pháp lệnh hiện hành và nhiều quy định của các văn bản dưới luật, quy định rõ về vị trí vai trò, chức năng nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức và hoạt động, quy định chung về tổ chức bộ máy, Đặc biệt là về công tác cán bộ.
- Lần đầu tiên quy định rõ các chức danh tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân. Ngoài các chức danh tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân còn có các công chức khác, viên chức và người lao động khác;
- Quy định trách nhiệm chung của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân, thay vì chỉ quy định trách nhiệm của các chức danh tư pháp như trước đây.
- Luật tổ chức Viên kiểm sát năm 2014 sửa đổi, bổ sung các quy định về điều động, luân chuyển, biệt phái công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân, Xác định lại cho đúng các khái niệm, trường hợp “biệt phái”, “luân chuyển”;
- Về trách nhiệm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân trong quản lý công chức, viên chức và người lao động khác, Luật đã quy định cụ thể trách nhiệm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và của Viện trưởng các Viện kiểm sát khác trong công tác quản lý cán bộ. Thay vì chỉ quy định trách nhiệm quản lý, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, Kiểm sát viên thì Luật đã mở rộng phạm vi, đối tượng; quy định việc quản lý công tác cán bộ của Ngành, của các cấp Viện kiểm sát và đối với tất cả các đối tượng công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân.
Những thận lợi
Có thể nói Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 có hiệu lực thi hành, năm 2015 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối Cao ban hành các Quyết định, quy chế, Thông tư, Chỉ thị…về công tác tổ chức như: Quy chế phân cấp quản lý công chức...; Quy định cơ cấu bộ máy làm việc; Quy định tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo quản lý và chức danh tư pháp; Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, cách chức, đối với công chức, viên chức; Quy chế đánh giá phân loại công chức; Đặc biệt là các quy chế, quy định về thi tuyển để chọn nhân tài…
Những khó khăn vướng mắc
Trên cơ sở thể chế hoá Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối Cao đã ban hành các Quyết định, quy chế, quy định hướng dẫn về công tác cán bộ như đánh giá, nhận xét cán bộ, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển…càng hoàn thiện hơn, cụ thể, rõ ràng hơn.
Tuy nhiên việc nhận xét, đánh giá cán bộ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế nhưng chậm được khắc phục; chưa lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao làm thước đo chủ yếu để đánh giá; đánh giá còn chung chung nể nang nhau chưa thật sự chính xác.
Đề xuất, biện pháp khắc phục
Để khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ hiện nay và tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ trong công tác cán bộ những năm tới cần phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các khâu của công tác cán bộ, trước hết là đổi mới công tác nhận xét, đánh giá cán bộ. Tiến hành xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ và tiêu chí đánh giá cán bộ theo tiêu chuẩn chức danh, theo hiệu quả công việc và sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhân dân. Công khai lĩnh vực công tác, chỉ tiêu nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ để cán bộ, đảng viên theo dõi, giám sát, góp ý kiến, thể hiện sự tín nhiệm và thông qua đó để xem xét, đánh giá cán bộ.
- Đổi mới công tác tạo nguồn cán bộ theo hướng lựa chọn những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học có chất lượng bố trí về công tác tại cơ sở (những nơi khó khăn, có nhu cầu) để đào tạo trong thực tiễn, từ đó chọn lọc nguồn quy hoạch cán bộ lâu dài. Xây dựng, thực hiện cơ chế tiến cử cán bộ; cơ chế người đứng đầu đề xuất, chuẩn bị người quy hoạch thay thế mình, người đứng đầu lựa chọn, giới thiệu để lấy phiếu tín nhiệm, bổ nhiệm cấp phó.
- Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong quy hoạch theo chức danh cán bộ, gắn lý thuyết với thực hành và kỹ năng xử lý những tình huống nảy sinh trong thực tiễn đối với từng chức danh, ở từng cấp từng lĩnh vực công tác. Xây dựng và thực hiện chế độ tập sự lãnh đạo, quản lý; cán bộ chủ chốt cấp trên nói chung phải kinh qua chức danh lãnh đạo chủ chốt ở cấp dưới để qua đó đào tạo, thử thách cán bộ.
- Lần đầu tiên quy định rõ các chức danh tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân. Ngoài các chức danh tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân còn có các công chức khác, viên chức và người lao động khác;
- Quy định trách nhiệm chung của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân, thay vì chỉ quy định trách nhiệm của các chức danh tư pháp như trước đây.
- Luật tổ chức Viên kiểm sát năm 2014 sửa đổi, bổ sung các quy định về điều động, luân chuyển, biệt phái công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân, Xác định lại cho đúng các khái niệm, trường hợp “biệt phái”, “luân chuyển”;
- Về trách nhiệm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân trong quản lý công chức, viên chức và người lao động khác, Luật đã quy định cụ thể trách nhiệm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và của Viện trưởng các Viện kiểm sát khác trong công tác quản lý cán bộ. Thay vì chỉ quy định trách nhiệm quản lý, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, Kiểm sát viên thì Luật đã mở rộng phạm vi, đối tượng; quy định việc quản lý công tác cán bộ của Ngành, của các cấp Viện kiểm sát và đối với tất cả các đối tượng công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân.
Những thận lợi
Có thể nói Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 có hiệu lực thi hành, năm 2015 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối Cao ban hành các Quyết định, quy chế, Thông tư, Chỉ thị…về công tác tổ chức như: Quy chế phân cấp quản lý công chức...; Quy định cơ cấu bộ máy làm việc; Quy định tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo quản lý và chức danh tư pháp; Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, cách chức, đối với công chức, viên chức; Quy chế đánh giá phân loại công chức; Đặc biệt là các quy chế, quy định về thi tuyển để chọn nhân tài…
Những khó khăn vướng mắc
Trên cơ sở thể chế hoá Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối Cao đã ban hành các Quyết định, quy chế, quy định hướng dẫn về công tác cán bộ như đánh giá, nhận xét cán bộ, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển…càng hoàn thiện hơn, cụ thể, rõ ràng hơn.
Tuy nhiên việc nhận xét, đánh giá cán bộ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế nhưng chậm được khắc phục; chưa lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao làm thước đo chủ yếu để đánh giá; đánh giá còn chung chung nể nang nhau chưa thật sự chính xác.
Đề xuất, biện pháp khắc phục
Để khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ hiện nay và tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ trong công tác cán bộ những năm tới cần phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các khâu của công tác cán bộ, trước hết là đổi mới công tác nhận xét, đánh giá cán bộ. Tiến hành xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ và tiêu chí đánh giá cán bộ theo tiêu chuẩn chức danh, theo hiệu quả công việc và sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhân dân. Công khai lĩnh vực công tác, chỉ tiêu nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ để cán bộ, đảng viên theo dõi, giám sát, góp ý kiến, thể hiện sự tín nhiệm và thông qua đó để xem xét, đánh giá cán bộ.
- Đổi mới công tác tạo nguồn cán bộ theo hướng lựa chọn những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học có chất lượng bố trí về công tác tại cơ sở (những nơi khó khăn, có nhu cầu) để đào tạo trong thực tiễn, từ đó chọn lọc nguồn quy hoạch cán bộ lâu dài. Xây dựng, thực hiện cơ chế tiến cử cán bộ; cơ chế người đứng đầu đề xuất, chuẩn bị người quy hoạch thay thế mình, người đứng đầu lựa chọn, giới thiệu để lấy phiếu tín nhiệm, bổ nhiệm cấp phó.
- Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong quy hoạch theo chức danh cán bộ, gắn lý thuyết với thực hành và kỹ năng xử lý những tình huống nảy sinh trong thực tiễn đối với từng chức danh, ở từng cấp từng lĩnh vực công tác. Xây dựng và thực hiện chế độ tập sự lãnh đạo, quản lý; cán bộ chủ chốt cấp trên nói chung phải kinh qua chức danh lãnh đạo chủ chốt ở cấp dưới để qua đó đào tạo, thử thách cán bộ.