Điều 16 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định:
“Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.
Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này.”
Như vậy, so với quy định về quyền bào chữa tại Điều 11 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 thì quyền bào chữa trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có những điểm mới nhất định. Ngoài người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền bào chữa như hiện hành, thì người bị bắt cũng được bảo đảm quyền bào chữa. Quy định người bào chữa có quyền thu thập chứng cứ thay vì chỉ có quyền thu thập tài liệu, đồ vật như hiện nay. Bổ sung quyền của người bị buộc tội được đọc bản sao hoặc tài liệu đã được số hóa liên quan đến việc buộc tội họ trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra. Mở rộng diện người bào chữa gồm cả Trợ giúp viên pháp lý để bào chữa cho những đối tượng thuộc diện chính sách (điểm d khoản 2 Điều 72); mở rộng trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa với tội có mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình (Điều 76). Rút ngắn thời hạn cấp giấy đăng ký bào chữa xuống còn 12 giờ đối với trường hợp bào chữa cho người bị tạm giữ, 24 giờ đối với trường hợp bào chữa cho bị can, bị cáo để người bào chữa nhanh chóng tiếp cận với quá trình giải quyết vụ án (Điều 75, Điều 78).
Như vậy, về vấn đề quyền bào chữa có thể thấy Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 đã quy định cụ thể, minh bạch các thủ tục bào chữa trong từng giai đoạn tố tụng, tạo cơ sở pháp lý để cả cơ quan tố tụng và người bào chữa làm tròn phận sự bảo vệ người bị buộc tội theo đúng quy định của luật. Mặt khác, việc mở rộng đối tượng được quyền bào chữa có ý nghĩa rất quan trọng nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
“Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.
Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này.”
Như vậy, so với quy định về quyền bào chữa tại Điều 11 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 thì quyền bào chữa trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có những điểm mới nhất định. Ngoài người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền bào chữa như hiện hành, thì người bị bắt cũng được bảo đảm quyền bào chữa. Quy định người bào chữa có quyền thu thập chứng cứ thay vì chỉ có quyền thu thập tài liệu, đồ vật như hiện nay. Bổ sung quyền của người bị buộc tội được đọc bản sao hoặc tài liệu đã được số hóa liên quan đến việc buộc tội họ trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra. Mở rộng diện người bào chữa gồm cả Trợ giúp viên pháp lý để bào chữa cho những đối tượng thuộc diện chính sách (điểm d khoản 2 Điều 72); mở rộng trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa với tội có mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình (Điều 76). Rút ngắn thời hạn cấp giấy đăng ký bào chữa xuống còn 12 giờ đối với trường hợp bào chữa cho người bị tạm giữ, 24 giờ đối với trường hợp bào chữa cho bị can, bị cáo để người bào chữa nhanh chóng tiếp cận với quá trình giải quyết vụ án (Điều 75, Điều 78).
Như vậy, về vấn đề quyền bào chữa có thể thấy Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 đã quy định cụ thể, minh bạch các thủ tục bào chữa trong từng giai đoạn tố tụng, tạo cơ sở pháp lý để cả cơ quan tố tụng và người bào chữa làm tròn phận sự bảo vệ người bị buộc tội theo đúng quy định của luật. Mặt khác, việc mở rộng đối tượng được quyền bào chữa có ý nghĩa rất quan trọng nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ.