Tai nạn giao thông, hậu quả và nổi đau
20/11/2017
Đăng bởi: VKSND TP Cần Thơ
Lượt xem: 938
Theo số liệu của Ủy ban an toàn quốc gia công bố trong năm 2016, cả nước xảy ra 21.589 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.685 người, làm bị thương 19.280 người. Trong 7 tháng năm 2017 vừa qua tính từ ngày 16/12/2016 đến 15/7/2017 cả nước xảy ra 11.172 vụ tại nạn giao thông, làm chết 4.761 người, bị thương 9.236 người. Đây là những con số thật sự “khủng” và mỗi người Việt Nam cần phải suy ngẫm để tìm ra cách kiềm chế tai nạn giao thông. Mỗi một người mất đi do tai nạn giao thông sẽ để lại nỗi đau cho người thân trong gia đình và cũng có thể để lại gánh nặng cho xã hội đó là những đứa trẻ mất cha, mất mẹ hoặc gia đình mất đi trụ cột kinh tế… Để hạn chế tại nạn giao thông chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân: đa số tại nạn giao thông xảy ra do người tham gia giao thông chạy quá tốc độ, phóng nhanh, vượt ẩu, không nắm rõ luật giao thông đi không đúng phần đường quy định, lái xe trong lúc buồn ngủ không tỉnh táo, không tập trung và lái xe trong tình trạng đã sử dụng bia, rựơu… và cũng có số ít tai nạn giao thông xảy ra do sự cố về hệ thống giao thông xuống cấp.
Như vậy theo phân tích trên thấy rằng tại nạn giao thông xảy ra nguyên nhân chủ yếu vẫn do ý thức của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông, người tham gia giao thông phóng nhanh, vượt ẩu, đi sai làn đường, phần đường, lạng lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm, hoặc đội mũ bảo hiểm không đúng qui cách, vượt đèn đỏ; uống rượu, bia. Do đó mỗi người trong chúng ta khi tham gia giao thông phải đề cao ý thức, phải hiểu rằng khi tai nạn giao thông xảy ra và mỗi một người mất đi do tai nạn giao thông thì nỗi đau mất mát là không tránh khỏi và nỗi đau đó luôn đè nặng người ở lại, không chỉ gia đình, người thân của họ chịu mất mát, tổn thất thiệt thòi mà cả xã hội cũng đau cùng nỗi đau chung. Đằng sau mỗi vụ tai nạn giao thông là mỗi cảnh ngộ thương tâm của gia đình không gì xóa tan và bù đắp được, đó là những nỗi ám ảnh, những sự dằn vặt về tinh thần mà nhiều người phải hối hận. Có trường hợp tại nạn giao thông không lấy đi mạng sống nhưng họ sống mà không bằng chết, họ sống cuộc đời của người thực vật, thật sự đây là nỗi đau, là gánh nặng cho gia đình và cho xã hội, một nỗi đau âm ỉ kéo dài !
Mỗi người chúng ta cần biết cách tự bảo vệ bản thân, gia đình mình và cộng đồng bằng cách tham gia giao thông bằng ý thức tự giác, chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông để hạn chế tối đa những đau thương mất mát vì tai nạn giao thông. Chúng ta nên ghi nhớ câu khẩu hiệu: “An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”… đây thật sự là lời kêu gọi tha thiết nhất, lời kêu gọi ấy muốn nhắn nhủ với tất cả mọi người khi tham gia giao thông hãy nghĩ đến sự an toàn của mình, nghĩ đến sự mong đợi của người thân trong gia đình và sự an toàn của những người khác./.