Trong những năm qua được sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của Ban lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ, công tác thanh tra nghiệp vụ đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình, đơn vị đã thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, các nghị quyết của Quốc hội về công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp, đã hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ, đạt và vượt các chỉ tiêu được giao. Trong đó, công tác thanh tra có nhiều đổi mới, kiên quyết xử lý nghiêm minh cán bộ có sai phạm, kỷ cương, kỷ luật của toàn Ngành được tăng cường.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Ngành kiểm sát nhân dân được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định: Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp bằng các công tác:
1/ Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
2/ Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự;
3/ Điều tra một số loại tội phạm;
4/ Thực hành quyền công tố trong hoạt động tương trợ tư pháp về hìn sự
5/ Kiểm sát tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự;
6/ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;
7/ Kiểm sát việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
8/ Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của cac cơ quan có thẩm quyền; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền.
Tại khoản 1, Điều 6 Quy chế công tác thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân kèm theo Quyết định số 59/QĐ-VKSTC-T1 ngày 22/02/2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quy định “Thanh tra về hoạt động nghiệp vụ trong công tác THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp”.
Như vậy, nội dung thanh tra về hoạt động nghiệp vụ của Viển kiểm sát nhân dân bao gồm tấc cả các lĩnh vực công tác nêu trên. Trừ công tác điều tra một số loại tội phạm và công tác THQCT, kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp, thuộc trách nhiệm thanh tra của Thanh tra Viện kiểm sát tối cao.
Có thể nói công tác thanh tra nghiệp vụ đã được quy định rất cụ thể, khẳng định là bộ phận không thể thiếu trong công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo viện về hoạt động nghiệp vụ của Ngành.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Ngành kiểm sát nhân dân được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định: Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp bằng các công tác:
1/ Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
2/ Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự;
3/ Điều tra một số loại tội phạm;
4/ Thực hành quyền công tố trong hoạt động tương trợ tư pháp về hìn sự
5/ Kiểm sát tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự;
6/ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;
7/ Kiểm sát việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
8/ Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của cac cơ quan có thẩm quyền; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền.
Tại khoản 1, Điều 6 Quy chế công tác thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân kèm theo Quyết định số 59/QĐ-VKSTC-T1 ngày 22/02/2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quy định “Thanh tra về hoạt động nghiệp vụ trong công tác THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp”.
Như vậy, nội dung thanh tra về hoạt động nghiệp vụ của Viển kiểm sát nhân dân bao gồm tấc cả các lĩnh vực công tác nêu trên. Trừ công tác điều tra một số loại tội phạm và công tác THQCT, kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp, thuộc trách nhiệm thanh tra của Thanh tra Viện kiểm sát tối cao.
Có thể nói công tác thanh tra nghiệp vụ đã được quy định rất cụ thể, khẳng định là bộ phận không thể thiếu trong công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo viện về hoạt động nghiệp vụ của Ngành.