Xây dựng và thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở là chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa đột phá để giải quyết nhiều vấn đề bức xúc liên quan đến quyền làm chủ của nhân dân, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở. Do đó, Đảng ta đã sớm khẳng định mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân coi đó vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng, của sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước. Quan điểm chỉ đạo việc xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở đã được Đảng ta chỉ rõ trong Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 18/02/1998 của Bộ chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, trong đó đã đưa ra 5 quan điểm, tập trung nhất là quan điểm “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.
Đối với ngành kiểm sát thì việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành. Việc tổ chức thực hiện tốt Quy chế dân chủ sẽ phát huy dân chủ ở cơ quan, đơn vị huy động tối đa trí tuệ của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, đảm bảo sự đoàn kết, xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh, làm cơ sở để ngành kiểm sát nhân dân đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao, đồng thời quy chế dân chủ cũng tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của ngành kiểm sát nhân dân. Trên tinh thần Chỉ thị số 30-CT/TW và Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 về ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cụ thể hóa việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của ngành kiểm sát nhân dân với Quyết định số 71-QĐ/VT ngày 21/11/1998. Đến ngày 03/12/2008 tiếp tục ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, kèm theo Quyết định số 757/QĐ-VKSTC (gọi tắt là Quy chế 757). Quy chế 757 có 05 chương 19 điều, trong đó ngoài phần quy định chung, Quy chế kết cấu riêng 03 chương để quy định những nội dung về thực hiện dân chủ trong hoạt động Viện kiểm sát nhân dân như: về việc thực hiện dân chủ trong quan hệ công tác của Viện kiểm sát nhân dân với các cơ quan nhà nước, các tổ chức và công dân, quy định rõ trách nhiệm báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân trước Quốc hội, Hội đồng nhân dân; Quan hệ giữa Viện kiểm sát với các cơ quan hữu quan, các cơ quan thông tin, báo chí và công dân; Quy định về việc thực hiện dân chủ trong các hoạt động nghiệp vụ kiểm sát, qua đó nêu rõ trách nhiệm của Viện kiểm sát trong hoạt động nghiệp vụ, trong việc xây dựng và thực hiện quy chế hoạt động nghiệp vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức và quy định thực hiện dân chủ trong nội bộ cơ quan , tập trung chủ yếu vào 03 vấn đề lớn như: Những việc cán bộ, công chức tham gia ý kiến, Viện trưởng, thủ trưởng quyết định, những vấn đề phải công khai để cán bộ, công chức biết và những việc cán bộ, công chức được giám sát, kiểm tra .
Đến ngày 30/3/2016 căn cứ luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và những quy định của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP, ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao đã ban hành quyết định số 161/QĐ-VKSTC-T1 về thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân (gọi tắt là Quy chế 161). Quy chế này thay thế Quy chế 757. Quy chế 161 có kết cấu gồm 04 chương 22 điều (nhiều hơn 03 điều so với quy chế 757). Quy chế nêu nội dung thực hiện dân chủ tập trung ở 02 chương về:
+ Dân chủ trong nội bộ cơ quan Viện kiểm sát nhân dân bao gồm: trách nhiệm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Thủ trưởng các đơn vị và của công chức, viên chức và người lao động trong việc thực hiện dân chủ trong hoạt động nội bộ của cơ quan, đơn vị; những việc phải công khai để công chức, viên chức biết; những việc công chức, viên chức tham gia ý kiến, Viện trưởng, Thủ trưởng đơn vị quyết định; những việc công chức, viên chức giám sát, kiểm tra;
+ Dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan bao gồm: trách nhiệm của Viện trưởng VKSND các cấp, Thủ trưởng các đơn vị và của công chức, viên chức trong quan hệ, giải quyết công việc với công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan; quan hệ giữa Viện trưởng, Thủ trưởng đơn vị với cơ quan cấp trên và cơ quan cấp dưới.
Riêng về phần tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, quy chế cũng nêu rõ Viện trưởng, Thủ trưởng đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ quan, đơn vị tổ chức, không phải là phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức như trong Quy chế 757 trước đây, quy chế cũng nêu rõ những nội dung chính cần chuẩn bị của hội nghị được quy định tại Điều 5 của Quy chế. Ngoài ra, Quy chế 161 có điểm mới so với quy chế cũ là bổ sung 03 điều luật quy định về trách nhiệm của Viện trưởng, Thủ trưởng các đơn vị, Quan hệ giữa Viện trưởng, Thủ trưởng đơn vị với cơ quan, đơn vị cấp trên và quan hệ giữa Viện trưởng, thủ trưởng đơn vị với cơ quan, đơn vị cấp dưới; Riêng đối với quy định về trách nhiệm của công chức, viên chức, thì nêu cụ thể những việc công chức, viên chức được làm khi giải quyết những công việc của công dân tại Điều 18 của Quy chế.
Với những điểm mới đã được sửa đổi bổ sung phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Ngành và cụ thể hóa những quy định pháp luật về việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của ngành kiểm sát, hy vọng rằng trong thời gian tới, việc thực hiện dân chủ theo Quy chế số 161/QĐ-VKSTC-T1 sẽ tiếp tục có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực, phát huy tốt hơn nữa “quyền làm chủ của người dân”, góp phần xây dựng đội ngũ công chức, viên chức ngành kiểm sát là công bộc của nhân dân, có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của Ngành.
Đối với ngành kiểm sát thì việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành. Việc tổ chức thực hiện tốt Quy chế dân chủ sẽ phát huy dân chủ ở cơ quan, đơn vị huy động tối đa trí tuệ của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, đảm bảo sự đoàn kết, xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh, làm cơ sở để ngành kiểm sát nhân dân đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao, đồng thời quy chế dân chủ cũng tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của ngành kiểm sát nhân dân. Trên tinh thần Chỉ thị số 30-CT/TW và Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 về ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cụ thể hóa việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của ngành kiểm sát nhân dân với Quyết định số 71-QĐ/VT ngày 21/11/1998. Đến ngày 03/12/2008 tiếp tục ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, kèm theo Quyết định số 757/QĐ-VKSTC (gọi tắt là Quy chế 757). Quy chế 757 có 05 chương 19 điều, trong đó ngoài phần quy định chung, Quy chế kết cấu riêng 03 chương để quy định những nội dung về thực hiện dân chủ trong hoạt động Viện kiểm sát nhân dân như: về việc thực hiện dân chủ trong quan hệ công tác của Viện kiểm sát nhân dân với các cơ quan nhà nước, các tổ chức và công dân, quy định rõ trách nhiệm báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân trước Quốc hội, Hội đồng nhân dân; Quan hệ giữa Viện kiểm sát với các cơ quan hữu quan, các cơ quan thông tin, báo chí và công dân; Quy định về việc thực hiện dân chủ trong các hoạt động nghiệp vụ kiểm sát, qua đó nêu rõ trách nhiệm của Viện kiểm sát trong hoạt động nghiệp vụ, trong việc xây dựng và thực hiện quy chế hoạt động nghiệp vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức và quy định thực hiện dân chủ trong nội bộ cơ quan , tập trung chủ yếu vào 03 vấn đề lớn như: Những việc cán bộ, công chức tham gia ý kiến, Viện trưởng, thủ trưởng quyết định, những vấn đề phải công khai để cán bộ, công chức biết và những việc cán bộ, công chức được giám sát, kiểm tra .
Đến ngày 30/3/2016 căn cứ luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và những quy định của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP, ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao đã ban hành quyết định số 161/QĐ-VKSTC-T1 về thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân (gọi tắt là Quy chế 161). Quy chế này thay thế Quy chế 757. Quy chế 161 có kết cấu gồm 04 chương 22 điều (nhiều hơn 03 điều so với quy chế 757). Quy chế nêu nội dung thực hiện dân chủ tập trung ở 02 chương về:
+ Dân chủ trong nội bộ cơ quan Viện kiểm sát nhân dân bao gồm: trách nhiệm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Thủ trưởng các đơn vị và của công chức, viên chức và người lao động trong việc thực hiện dân chủ trong hoạt động nội bộ của cơ quan, đơn vị; những việc phải công khai để công chức, viên chức biết; những việc công chức, viên chức tham gia ý kiến, Viện trưởng, Thủ trưởng đơn vị quyết định; những việc công chức, viên chức giám sát, kiểm tra;
+ Dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan bao gồm: trách nhiệm của Viện trưởng VKSND các cấp, Thủ trưởng các đơn vị và của công chức, viên chức trong quan hệ, giải quyết công việc với công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan; quan hệ giữa Viện trưởng, Thủ trưởng đơn vị với cơ quan cấp trên và cơ quan cấp dưới.
Riêng về phần tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, quy chế cũng nêu rõ Viện trưởng, Thủ trưởng đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ quan, đơn vị tổ chức, không phải là phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức như trong Quy chế 757 trước đây, quy chế cũng nêu rõ những nội dung chính cần chuẩn bị của hội nghị được quy định tại Điều 5 của Quy chế. Ngoài ra, Quy chế 161 có điểm mới so với quy chế cũ là bổ sung 03 điều luật quy định về trách nhiệm của Viện trưởng, Thủ trưởng các đơn vị, Quan hệ giữa Viện trưởng, Thủ trưởng đơn vị với cơ quan, đơn vị cấp trên và quan hệ giữa Viện trưởng, thủ trưởng đơn vị với cơ quan, đơn vị cấp dưới; Riêng đối với quy định về trách nhiệm của công chức, viên chức, thì nêu cụ thể những việc công chức, viên chức được làm khi giải quyết những công việc của công dân tại Điều 18 của Quy chế.
Với những điểm mới đã được sửa đổi bổ sung phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Ngành và cụ thể hóa những quy định pháp luật về việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của ngành kiểm sát, hy vọng rằng trong thời gian tới, việc thực hiện dân chủ theo Quy chế số 161/QĐ-VKSTC-T1 sẽ tiếp tục có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực, phát huy tốt hơn nữa “quyền làm chủ của người dân”, góp phần xây dựng đội ngũ công chức, viên chức ngành kiểm sát là công bộc của nhân dân, có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của Ngành.