Ngày 15/04/2018, Chi đoàn Viện kiểm sát nhân dân quận Ô Môn tổ chức về nguồn, viếng thăm đền thờ Châu Văn Liêm tại xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ. Tại đây, các đoàn viên được ôn lại lịch sử quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí Châu Văn Liêm qua trang sử hào hùng “sống vì lý tưởng, chiến đấu vì nhân dân” là tấm gương sáng cho thề hệ con cháu noi theo.
Châu Văn Liêm sinh ngày 29-6-1902, xuất thân trong gia đình nhà nho ở Rạch Tra, thôn Thới Thạnh, quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ (nay là xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai). Bản thân là nhà giáo yêu nước, ông tham gia thành lập và là Bí thư An Nam Cộng sản Đảng, ông cũng là một trong 6 người tham gia Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 1924, Châu Văn Liêm tốt nghiệp Trường Sư phạm Sài Gòn, được phân bổ dạy ở Trường Nữ Long Xuyên. Đồng chí vừa dạy học vừa kết thân với những người cùng chí hướng, đứng ra thành lập nhiều tổ chức yêu nước như Việt Nam Phục Quốc Đảng (tại Nam Nhã Đường, Cần Thơ), Hội Giáo viên, học sinh yêu nước Long Xuyên. Năm 1927, đồng chí Châu Văn Liêm được kết nạp Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tháng 2-1928, Tỉnh bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên Long Xuyên thành lập, đồng chí Châu Văn Liêm giữ chức Bí thư Tỉnh bộ đầu tiên. Đầu năm 1929, đồng chí dự Hội nghị Kỳ bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên, và được bầu vào Kỳ ủy. Ngày 7-8-1929, với vai trò là thành viên trong "Ban trù bị thành lập Đảng", đồng chí Châu Văn Liêm triệu tập một phiên họp ở Sài Gòn, chuẩn bị cho việc ra đời của một tổ chức mới là An Nam Cộng sản Đảng. Đến 11/ 1929, đồng chí tiếp tục mở Hội nghị thành lập Ban lâm thời chỉ đạo An Nam Cộng sản Đảng. Đồng chí Châu Văn Liêm được cử làm Bí thư của ban này. Tham dự hội nghị hợp nhất ba tổ chức Đảng tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Sau hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Châu Văn Liêm được giao nhiệm vụ tiến hành hợp nhất các tổ chức Đảng ở phía Nam, từ Nha Trang trở vào đến Cà Mau. Ngày 4-6-1930, đồng chí Châu Văn Liêm trực tiếp lãnh đạo cuộc biểu tình của hàng ngàn nông dân ở Đức Hòa, Long An. Tại đây, đồng chí đã hy sinh trong lúc đấu tranh trực diện với kẻ thù.
Chuyến đi về nguồn, viếng đền thờ đồng chí Châu Văn Liêm đã tạo điều kiện để các đoàn viên được ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Qua đó giáo dục về truyền thống cho thế hệ trẻ thấy rằng: trách nhiệm của chúng ta cần phải tiếp tục phát huy truyền thống và giữ gìn sự nghiệp cách mạng dân tộc ngày hôm nay.
Năm 1924, Châu Văn Liêm tốt nghiệp Trường Sư phạm Sài Gòn, được phân bổ dạy ở Trường Nữ Long Xuyên. Đồng chí vừa dạy học vừa kết thân với những người cùng chí hướng, đứng ra thành lập nhiều tổ chức yêu nước như Việt Nam Phục Quốc Đảng (tại Nam Nhã Đường, Cần Thơ), Hội Giáo viên, học sinh yêu nước Long Xuyên. Năm 1927, đồng chí Châu Văn Liêm được kết nạp Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tháng 2-1928, Tỉnh bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên Long Xuyên thành lập, đồng chí Châu Văn Liêm giữ chức Bí thư Tỉnh bộ đầu tiên. Đầu năm 1929, đồng chí dự Hội nghị Kỳ bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên, và được bầu vào Kỳ ủy. Ngày 7-8-1929, với vai trò là thành viên trong "Ban trù bị thành lập Đảng", đồng chí Châu Văn Liêm triệu tập một phiên họp ở Sài Gòn, chuẩn bị cho việc ra đời của một tổ chức mới là An Nam Cộng sản Đảng. Đến 11/ 1929, đồng chí tiếp tục mở Hội nghị thành lập Ban lâm thời chỉ đạo An Nam Cộng sản Đảng. Đồng chí Châu Văn Liêm được cử làm Bí thư của ban này. Tham dự hội nghị hợp nhất ba tổ chức Đảng tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Sau hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Châu Văn Liêm được giao nhiệm vụ tiến hành hợp nhất các tổ chức Đảng ở phía Nam, từ Nha Trang trở vào đến Cà Mau. Ngày 4-6-1930, đồng chí Châu Văn Liêm trực tiếp lãnh đạo cuộc biểu tình của hàng ngàn nông dân ở Đức Hòa, Long An. Tại đây, đồng chí đã hy sinh trong lúc đấu tranh trực diện với kẻ thù.
Chuyến đi về nguồn, viếng đền thờ đồng chí Châu Văn Liêm đã tạo điều kiện để các đoàn viên được ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Qua đó giáo dục về truyền thống cho thế hệ trẻ thấy rằng: trách nhiệm của chúng ta cần phải tiếp tục phát huy truyền thống và giữ gìn sự nghiệp cách mạng dân tộc ngày hôm nay.