* Công đoàn là gì?
- Năm 1925, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói về Tổ chức Công hội là tiền thân của tổ chức Công đoàn là: “Tổ chức công hội trước hết là để công nhân đi lại với nhau cho có tình cảm, hai để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang sinh hoạt của công nhân khá hơn bây giờ, bốn là để giúp quốc dân, giúp cho thế giới”.
- Luật công đoàn và Điều lệ công đoàn khẳng định: là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ tri thức và những người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; có tính chất của giai cấp công nhân và tính chất quần chúng; đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, người lao động; tham gia quản lý Nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục, động viên công nhân, viên chức, người lao động phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
* Tính chất của Công đoàn
Tính chất của một tổ chức là “đặc điểm riêng” tương đối ổn định của tổ chức, để từ đó phân biệt tổ chức đó với tổ chức khác. Công đoàn có 2 tính chất:
- Tính chất của giai cấp công nhân:
Công đoàn Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng; hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu chính trị của Đảng đề ra và thực hiện sứ mệnh của giai cấp công nhân là xóa bỏ chế độ bóc lột; thống nhất hành động của giai cấp công nhân Việt Nam; tổ chức và hoạt động của Công đoàn quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ, đây là nguyên tắc của giai cấp công nhân, của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Tính chất quần chúng:
Mọi công nhân viên chức và người lao động đều có quyền tự nguyện gia nhập và ra khỏi tổ chức Công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn; cơ quan lãnh đạo của Công đoàn được quần chúng bầu nên, đại diện cho tiếng nói của công nhân viên chức và lao động; nội dung hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của công nhân viên chức và lao động; cán bộ công đoàn trưởng thành từ phong trao công nhân viên chức, từ phong trào của quần chúng cơ sở.
* Vị trí của Công đoàn
- Lênin chỉ rõ: Công đoàn đứng giữa “Đảng và chính quyền nhà nước”. “Đứng giữa” nghĩa là công đoàn không phải là tổ chức mang tính chất Đảng, Nhà nước mà công đoàn là một tổ chức độc lập, Công đoàn không tách rời khỏi Đảng và Nhà nước mà có mối quan hệ chặt chẽ với Đảng và Nhà nước.
- Công đoàn Việt Nam là thành viên của hệ thống chính trị, là trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng giai cấp công nhân lao động. Công đoàn Việt Nam là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là “sợi dây chuyền” nối liền Đảng và quần chúng. Công đoàn Việt Nam là người cộng tác đắc lực của Nhà nước.
* Vai trò của Công đoàn Việt Nam
Nói đến vai trò của một tổ chức là nói đến sự tác động của tổ chức đó đến tiến trình phát triển của lịch sử cách mạng. Lênin chỉ rõ: “Công đoàn có vai trò trường học quản lý, trường học kinh tế, trường học chủ nghĩa cộng sản”.
- Là trường học quản lý: Công đoàn giúp đoàn viên và người lao động biết quản lý mà trước mắt tham gia quản lý đơn vị, tham gia quản lý xã hội.
- Là trường học kinh tế: Công đoàn vận động đoàn viên và lao động tham gia tích cực vào đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, hoàn thiện các chính sách kinh tế, nâng cao năng suất lao động.
- Là trường học Chủ nghĩa cộng sản: giáo dục đoàn viên và lao động có thái độ lao động mới, giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật, văn hóa, lối sống, giáo dục nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, hình thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học cho đoàn viên và lao động.
* Chức năng của công đoàn
Chức năng của một tổ chức là sự phân công tất yếu, sự quy định chức trách một cách tương đối ổn định và hợp lý trong điều kiện lịch sử xã hội nhất định của tổ chức để phân biệt tổ chức này với tổ chức khác. Công đoàn cơ sở có 3 chức năng:
- Chức năng đại diện bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, người lao động.
- Chức năng tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế.
- Chức năng giáo dục, động viên công nhân, viên chức, người lao động phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn cơ sở trong cơ quan Nhà nước
- Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.
- Kiểm tra, giám sát việc thi hành chế độ, chính sách, pháp luật đảm bảo việc thực hiện quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Phối hợp với thủ trưởng và người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị cán bộ, công chức cơ quan, đơn vị; Cùng với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống công nhân, viên chức, người lao động, tổ chức hoạt động xã hội, từ thiện trong công nhân, viên chức, người lao động.
- Tổ chức vận động công nhân, viên chức, người lao động trong cơ quan thi đua yêu nước, thực hiện nghĩa vụ của cán bộ công chức, viên chức tham gia quản lý cơ quan, đơn vị cải tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
- Phát triển quản lý đoàn viên; xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.
- Năm 1925, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói về Tổ chức Công hội là tiền thân của tổ chức Công đoàn là: “Tổ chức công hội trước hết là để công nhân đi lại với nhau cho có tình cảm, hai để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang sinh hoạt của công nhân khá hơn bây giờ, bốn là để giúp quốc dân, giúp cho thế giới”.
- Luật công đoàn và Điều lệ công đoàn khẳng định: là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ tri thức và những người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; có tính chất của giai cấp công nhân và tính chất quần chúng; đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, người lao động; tham gia quản lý Nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục, động viên công nhân, viên chức, người lao động phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
* Tính chất của Công đoàn
Tính chất của một tổ chức là “đặc điểm riêng” tương đối ổn định của tổ chức, để từ đó phân biệt tổ chức đó với tổ chức khác. Công đoàn có 2 tính chất:
- Tính chất của giai cấp công nhân:
Công đoàn Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng; hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu chính trị của Đảng đề ra và thực hiện sứ mệnh của giai cấp công nhân là xóa bỏ chế độ bóc lột; thống nhất hành động của giai cấp công nhân Việt Nam; tổ chức và hoạt động của Công đoàn quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ, đây là nguyên tắc của giai cấp công nhân, của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Tính chất quần chúng:
Mọi công nhân viên chức và người lao động đều có quyền tự nguyện gia nhập và ra khỏi tổ chức Công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn; cơ quan lãnh đạo của Công đoàn được quần chúng bầu nên, đại diện cho tiếng nói của công nhân viên chức và lao động; nội dung hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của công nhân viên chức và lao động; cán bộ công đoàn trưởng thành từ phong trao công nhân viên chức, từ phong trào của quần chúng cơ sở.
* Vị trí của Công đoàn
- Lênin chỉ rõ: Công đoàn đứng giữa “Đảng và chính quyền nhà nước”. “Đứng giữa” nghĩa là công đoàn không phải là tổ chức mang tính chất Đảng, Nhà nước mà công đoàn là một tổ chức độc lập, Công đoàn không tách rời khỏi Đảng và Nhà nước mà có mối quan hệ chặt chẽ với Đảng và Nhà nước.
- Công đoàn Việt Nam là thành viên của hệ thống chính trị, là trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng giai cấp công nhân lao động. Công đoàn Việt Nam là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là “sợi dây chuyền” nối liền Đảng và quần chúng. Công đoàn Việt Nam là người cộng tác đắc lực của Nhà nước.
* Vai trò của Công đoàn Việt Nam
Nói đến vai trò của một tổ chức là nói đến sự tác động của tổ chức đó đến tiến trình phát triển của lịch sử cách mạng. Lênin chỉ rõ: “Công đoàn có vai trò trường học quản lý, trường học kinh tế, trường học chủ nghĩa cộng sản”.
- Là trường học quản lý: Công đoàn giúp đoàn viên và người lao động biết quản lý mà trước mắt tham gia quản lý đơn vị, tham gia quản lý xã hội.
- Là trường học kinh tế: Công đoàn vận động đoàn viên và lao động tham gia tích cực vào đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, hoàn thiện các chính sách kinh tế, nâng cao năng suất lao động.
- Là trường học Chủ nghĩa cộng sản: giáo dục đoàn viên và lao động có thái độ lao động mới, giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật, văn hóa, lối sống, giáo dục nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, hình thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học cho đoàn viên và lao động.
* Chức năng của công đoàn
Chức năng của một tổ chức là sự phân công tất yếu, sự quy định chức trách một cách tương đối ổn định và hợp lý trong điều kiện lịch sử xã hội nhất định của tổ chức để phân biệt tổ chức này với tổ chức khác. Công đoàn cơ sở có 3 chức năng:
- Chức năng đại diện bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, người lao động.
- Chức năng tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế.
- Chức năng giáo dục, động viên công nhân, viên chức, người lao động phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn cơ sở trong cơ quan Nhà nước
- Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.
- Kiểm tra, giám sát việc thi hành chế độ, chính sách, pháp luật đảm bảo việc thực hiện quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Phối hợp với thủ trưởng và người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị cán bộ, công chức cơ quan, đơn vị; Cùng với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống công nhân, viên chức, người lao động, tổ chức hoạt động xã hội, từ thiện trong công nhân, viên chức, người lao động.
- Tổ chức vận động công nhân, viên chức, người lao động trong cơ quan thi đua yêu nước, thực hiện nghĩa vụ của cán bộ công chức, viên chức tham gia quản lý cơ quan, đơn vị cải tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
- Phát triển quản lý đoàn viên; xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.