Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, một danh nhân văn hoá thế giới. Cả cuộc đời Người luôn vì dân, vì nước, đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Người đã ra đi nhưng để lại cho toàn dân tộc ta tài sản vô giá là tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người. Một trong những tư tưởng quan trọng và có ý nghĩa đó là tư tưởng về: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao và thực hiện nghiêm túc những đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Người xem đây là nguyên tắc, là phẩm chất cơ bản có liên quan mật thiết với các nhiệm vụ và công tác hoạt động cách mạng khác nhau, vì nếu thiếu chúng thì khó dẫn đến thành công một cách trọn vẹn, triệt để.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” phải là kim chỉ nam xuyên suốt trong cuộc đời của mỗi người cán bộ, đảng viên, quần chúng, ở bất cứ thời đại nào, ở vị trí xã hội nào thì cũng cần có đạo đức và đặc biệt là các đức tính về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Người thường nhấn mạnh và đề cao 4 loại tiết kiệm: đó là tiết kiệm tiền, tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu, tiết kiệm thời giờ. Một yêu cầu sinh tử của Người là kiệm phải đi liền với cần “Như hai chân của con người”. Cần là cần cù làm việc mà quan trọng hơn là phải có chất lượng, có hiệu quả, có năng suất cao. Cả cuộc đời của Người là tấm gương sáng cho những đức tính cao đẹp đó. Mỗi việc làm, mỗi suy nghĩ và hiệu quả công việc là một bài học cụ thể, sinh động về các đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư mà chúng ta không thể nào diễn tả được hết những đức tính cao đẹp ấy của Người.
Thấm nhuần những tư tưởng, đạo đức, phòng cách Hồ Chí Minh về: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Mỗi cán bộ, đảng viên trong chi bộ 4 đã không ngừng ra sức phấn đấu học tập và vận dụng vào trong thực tiễn cũng như đối với từng cán bộ, đảng viên, cụ thể: Về chi tiêu: Mỗi cán bộ, đảng viên trong chi bộ luôn thực hành tiết kiệm như tiết kiệm trong sử dụng văn phòng phẩm, tận dụng tối đa giấy in sai nội dung để sử dụng làm giấy nháp; Tiết kiệm điện, nước, tắt đèn, quạt, nước khi không có nhu cầu sử dụng; tiết kiệm trong in tài liệu, văn bản chỉ in bản đầu tiên, sau đó photo nhân bản giúp tiết kiệm được mực in…Về ăn mặc: Ngoài việc chấp hành quy định về trang phục của Ngành trong công tác, thì trong sinh hoạt hàng ngày…mỗi cán bộ, đảng viên trong chi bộ luôn giữ hình ảnh của người cán bộ Ngành kiểm sát, luôn lựa chọn những trang phục gọn gàng, lịch sự, phù hợp cho từng hoàn cảnh cụ thể nhưng không phô trương, hình thức bên ngoài; Về ở: Bản thân mỗi cán bộ, đảng viên, luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh chung tại cơ quan cũng như tại bàn làm việc, phòng làm việc. Sắp xếp bàn làm việc, tủ hồ sơ gọn gàng, ngăn nắp phục vụ tốt cho công tác; Về công việc: Luôn thực hiện đúng và đầy đủ quy định của pháp luật và các Quy chế nghiệp vụ của ngành về trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ, công chức. Chấp hành nghiêm lề lối, giờ giấc làm việc, nội quy, quy chế của cơ quan; trong phân công giải quyết công việc Lãnh đạo luôn chú ý đến năng lực, sở trường của từng đồng chí để phân công phù hợp, đáp ứng nhu cầu công việc, hạn chế việc kéo dài thời gian giải quyết; đảm bảo giải quyết công việc một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác nhưng phải đảm bảo tính khách quan, vô tư; Mỗi cán bộ, đảng viên luôn phát huy tinh thần tự chủ, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, các cơ quan, đơn vị có liên quan để việc thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả, dám chịu trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ. Phục tùng và chấp hành sự chỉ đạo của cấp trên, không lợi dụng ảnh hưởng của mình để can thiệp, tác động trái pháp luật đến người có trách nhiệm giải quyết vụ, việc; Không mạo danh trong khi làm việc hoặc lấy danh nghĩa cơ quan, đơn vị để giải quyết công việc của cá nhân. Về quản lý và sử dụng tài sản công: Bản thân mỗi cán bộ, đảng viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ luôn có ý thức giữ gìn các tài sản được cơ quan cấp như máy tính, laptop, máy in, xe mô tô; tuyệt đối không sử dụng tài sản cơ quan để dùng vào việc cá nhân. Về ứng xử: Cán bộ, đảng viên luôn giữ thái độ lịch sự, hòa nhã, tôn trọng, lắng nghe, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể các quy định liên quan đến việc giải quyết công việc, trong giao tiếp đồng nghiệp, với người dân hoặc cán bộ quan, đơn vị hữu quan; tôn trọng giúp đỡ nhau trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ và trong sinh hoạt; phối hợp chặt chẽ, góp ý chân thành, giữ vững sự đoàn kết thống nhất trong chi bộ, đơn vị.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao và thực hiện nghiêm túc những đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Người xem đây là nguyên tắc, là phẩm chất cơ bản có liên quan mật thiết với các nhiệm vụ và công tác hoạt động cách mạng khác nhau, vì nếu thiếu chúng thì khó dẫn đến thành công một cách trọn vẹn, triệt để.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” phải là kim chỉ nam xuyên suốt trong cuộc đời của mỗi người cán bộ, đảng viên, quần chúng, ở bất cứ thời đại nào, ở vị trí xã hội nào thì cũng cần có đạo đức và đặc biệt là các đức tính về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Người thường nhấn mạnh và đề cao 4 loại tiết kiệm: đó là tiết kiệm tiền, tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu, tiết kiệm thời giờ. Một yêu cầu sinh tử của Người là kiệm phải đi liền với cần “Như hai chân của con người”. Cần là cần cù làm việc mà quan trọng hơn là phải có chất lượng, có hiệu quả, có năng suất cao. Cả cuộc đời của Người là tấm gương sáng cho những đức tính cao đẹp đó. Mỗi việc làm, mỗi suy nghĩ và hiệu quả công việc là một bài học cụ thể, sinh động về các đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư mà chúng ta không thể nào diễn tả được hết những đức tính cao đẹp ấy của Người.
Thấm nhuần những tư tưởng, đạo đức, phòng cách Hồ Chí Minh về: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Mỗi cán bộ, đảng viên trong chi bộ 4 đã không ngừng ra sức phấn đấu học tập và vận dụng vào trong thực tiễn cũng như đối với từng cán bộ, đảng viên, cụ thể: Về chi tiêu: Mỗi cán bộ, đảng viên trong chi bộ luôn thực hành tiết kiệm như tiết kiệm trong sử dụng văn phòng phẩm, tận dụng tối đa giấy in sai nội dung để sử dụng làm giấy nháp; Tiết kiệm điện, nước, tắt đèn, quạt, nước khi không có nhu cầu sử dụng; tiết kiệm trong in tài liệu, văn bản chỉ in bản đầu tiên, sau đó photo nhân bản giúp tiết kiệm được mực in…Về ăn mặc: Ngoài việc chấp hành quy định về trang phục của Ngành trong công tác, thì trong sinh hoạt hàng ngày…mỗi cán bộ, đảng viên trong chi bộ luôn giữ hình ảnh của người cán bộ Ngành kiểm sát, luôn lựa chọn những trang phục gọn gàng, lịch sự, phù hợp cho từng hoàn cảnh cụ thể nhưng không phô trương, hình thức bên ngoài; Về ở: Bản thân mỗi cán bộ, đảng viên, luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh chung tại cơ quan cũng như tại bàn làm việc, phòng làm việc. Sắp xếp bàn làm việc, tủ hồ sơ gọn gàng, ngăn nắp phục vụ tốt cho công tác; Về công việc: Luôn thực hiện đúng và đầy đủ quy định của pháp luật và các Quy chế nghiệp vụ của ngành về trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ, công chức. Chấp hành nghiêm lề lối, giờ giấc làm việc, nội quy, quy chế của cơ quan; trong phân công giải quyết công việc Lãnh đạo luôn chú ý đến năng lực, sở trường của từng đồng chí để phân công phù hợp, đáp ứng nhu cầu công việc, hạn chế việc kéo dài thời gian giải quyết; đảm bảo giải quyết công việc một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác nhưng phải đảm bảo tính khách quan, vô tư; Mỗi cán bộ, đảng viên luôn phát huy tinh thần tự chủ, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, các cơ quan, đơn vị có liên quan để việc thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả, dám chịu trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ. Phục tùng và chấp hành sự chỉ đạo của cấp trên, không lợi dụng ảnh hưởng của mình để can thiệp, tác động trái pháp luật đến người có trách nhiệm giải quyết vụ, việc; Không mạo danh trong khi làm việc hoặc lấy danh nghĩa cơ quan, đơn vị để giải quyết công việc của cá nhân. Về quản lý và sử dụng tài sản công: Bản thân mỗi cán bộ, đảng viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ luôn có ý thức giữ gìn các tài sản được cơ quan cấp như máy tính, laptop, máy in, xe mô tô; tuyệt đối không sử dụng tài sản cơ quan để dùng vào việc cá nhân. Về ứng xử: Cán bộ, đảng viên luôn giữ thái độ lịch sự, hòa nhã, tôn trọng, lắng nghe, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể các quy định liên quan đến việc giải quyết công việc, trong giao tiếp đồng nghiệp, với người dân hoặc cán bộ quan, đơn vị hữu quan; tôn trọng giúp đỡ nhau trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ và trong sinh hoạt; phối hợp chặt chẽ, góp ý chân thành, giữ vững sự đoàn kết thống nhất trong chi bộ, đơn vị.
Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí về cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn, Chi bộ đã đề ra nhiều giải pháp như: Tiếp tục thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chi ủy chi bộ cần tiếp tục hướng dẫn cán bộ, đảng viên thực hiện các chuẩn mực đạo đức, nguyên tắc ứng xử theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phù hợp với đặc điểm của cơ quan, đơn vị trong quan hệ phối hợp công tác với đồng chí, đồng nghiệp, với các cơ quan hữu quan và trong việc tiếp xúc với nhân dân; Mỗi cán bộ, đảng viên tích cực, tự giác tu dưỡng, rèn luyện việc “làm theo” bằng hành động thiết thực, cụ thể thông qua công việc thường ngày và trong các mối quan hệ giao tiếp của mỗi cá nhân; Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra định kỳ để đánh giá kết quả việc thực hiện; kịp thời đề nghị với cấp ủy có hình thức tuyên dương, khen thưởng đối với những cá nhân có những sáng kiến hay, việc làm tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; lấy kết quả học tập và làm theo là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng cuối năm. Mỗi cán bộ, đảng viên trong chi bộ phải học tập, nâng cao trình độ, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong việc phê và tự phê bình, nổ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn thử thách. Luôn thực hiện tốt những lời Bác đã căn dặn đối với cán bộ ngành kiểm sát “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”. Tất cả cán bộ, đảng viên của chi bộ cần nêu gương tốt trong thực thi nhiệm vụ, không hạch sách, nhũng nhiễu dân, không quan liêu, tham nhũng, không vì mục đích cá nhân mà làm sai lệch sự thật, gây oan sai. Đây là điều kiện để mỗi cán bộ, đảng viên hoàn thành chức trách, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó.