Từ khi Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 03-KH/BTGTW ngày 14/5/2007 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổ chức triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 03/VKSTC-V9 ngày 16/4/2007 về việc triển khai thực hiện cuộc vận động trong ngành kiểm sát.
Qua 10 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhất là học tập lời Bác Hồ dạy cán bộ kiểm sát “công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn” gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn bản thân đã đúc kết được một số vấn đề sau:
Trong công tác nghiệp vụ, khi giải quyết công việc phải luôn giữ cho mình ngay thẳng, công bằng, không thiên vị, không vì tình riêng mà làm ảnh hưởng đến công việc, đến lợi ích chung, sáng suốt phân biệt đúng sai và mọi quyết định đưa ra đều phải trên cơ sở thực tiễn và đúng với quy định pháp luật; tuân thủ nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, không vụ lợi, không vì tiền hoặc các lợi ích khác mà làm sai sự thật.
Trong quá trình công tác, phải luôn khiêm tốn, có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người. Luôn có thái độ cầu thị, cầu tiến, không hách dịch, cửa quyền, khiêm tốn học hỏi anh em, đồng nghiệp, chỉ có khiêm tốn mới dành được sự hợp tác, giúp đỡ một cách tích cực của đồng nghiệp, các cơ quan hữu quan và nhân dân.
Với sự nổ lực phấn đấu không ngừng của bản thân cũng như sự dìu dắt giúp đỡ của lãnh đạo, anh em đồng nghiệp, trong những năm qua bản thân đã trưởng thành lên rất nhiều về phẩm chất chính trị và chuyên môn nghiệp vụ; được lãnh đạo và đồng nghiệp tin tưởng giao cho làm Bí thư đoàn thanh niên, rồi được bổ nhiệm Phó Viện trưởng, mới đây nhất được bầu làm Chủ tịch công đoàn. Cơ quan Viện kiểm sát nhiều năm liền đạt tập thể lao động xuất sắc được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen,…
Trong việc thực hiện nhiệm vụ người kiểm sát viên bản thân luôn tâm niệm: trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, trước hết cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính thận trọng, chủ động, linh hoạt, sẳn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Nắm chắc các quy chế nghiệp vụ, các nguyên tắc, quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự và các quy định khác của pháp luật. Trên cơ sở những chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án tham mưu, đề xuất việc khởi tố, yêu cầu khởi tố, phê chuẩn hoặc quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn kịp thời đúng pháp luật.
Qua quá trình rèn luyện, phấn đấu để trở thành người cán bộ kiểm sát giỏi, bản nhận thấy rằng dù ở vị trí công tác nào, trong điều kiện, hoàn cảnh nào, đặc biệt là trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao cũng phải quyết tâm phấn đấu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Kiên trì rèn luyện 5 đức tính của người cán bộ Kiểm sát: “công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”, bởi 5 đức tính trên có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, trong quá trình rèn luyện không được coi nhẹ đức tính nào. Vì mỗi đức tính đều có những vai trò riêng và hết sức quan trọng trong việc hình thành phong cách làm việc, tác phong đạo đức của người cán bộ kiểm sát theo tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bản thân tin rằng: thấm nhuần và kiên trì rèn luyện theo 5 đức tính mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy chắc chắn chúng ta sẽ đạt được kết quả cao trong công việc, sẽ hạn chế được những thiếu sót, sai lầm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, góp phần nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra nói chung cũng như các mặt công tác khác của ngành Kiểm sát nhân dân.