Vào một ngày cuối năm, trời bắt đầu se se lạnh, chị đi làm như mọi ngày nhưng khi đến cơ quan đồng nghiệp mắt tròn mắt dẹt nhìn chị. Hôm nay, chị đi làm bằng chiếc Honda mới toanh màu xanh, còn chưa gắn biển số, mọi người chia sẻ chúc mừng chị, còn chị mặt đỏ ửng vì thẹn nhưng trong đôi mắt chứa biết bao vui vẻ và hạnh phúc. Chị đi làm gần chục năm mới sắm được con xe để Tết này có thể chở con về thăm ngoại.
Chị sắm xe cũng không có gì lớn nhưng là tin “động trời” với những hàng xóm hiếu kỳ và lắm chuyện. Họ ngó ra ngó vào và bắt đầu có những tiếng xì xầm “Không phải chứ, nó có tiền đâu mà sắm xe?”, “…một mình nuôi 02 con mà nhiều tiền dữ, chả bù cho tui cứ suốt ngày cắm mặt xuống đất làm ruộng”, “Về nhà tui mua xe còn đẹp hơn xe nó”… Chị không để ý những lời xì xào đó. Rồi một hôm đi làm về chị thấy con bé lớn 5 tuổi của chị khóc mếu máo, chị hỏi nó không nói, chị gặn mãi nó mới kể chị nghe mà chị chết lặng. Chị bảo con “Mẹ không làm gì sai hết, con đừng để ý người ta nói, ngoan học giỏi cho mẹ!”. Chị hôn lên trán con rồi ra sau nhà rửa rau, nấu cơm cho con mà lòng nhói đau.
Thì ra người ta nói chị nghèo mà bày đặt đua đòi, nghèo kiết xác tiền đâu ra mà mua xe, có mà tiền bẩn, tiền đút lót hoặc là của thằng nào đấy… Chị buồn lắm, chị đâu ngăn được miệng thiên hạ nói, chị cũng đâu thể đi từng người để thanh minh. Ở xóm trọ này chị cũng không thân với nhiều người, suốt ngày đi làm về lo cơm nước cho con, tối đến chị còn thêu thùa kiếm thêm chút tiền lo cho con học, chồng chết, lương nhà nước có nhiêu chứ, nếu không phải vì đam mê và yêu nghề có lẽ chị đã bỏ từ lâu mà đi xứ khác làm ăn rồi. Những giọt nước mắt của chị không ngừng tuôn cứ lăn dài trên má rồi rơi xuống đất, ướt đẫm một khoảng sân.
Chiều cuối tuần chị đang loay hoay rửa rau sau hè nước thì bà hàng xóm chạy sang, dè dặt hỏi.
- Hôm nay cô không đi làm hả?
Chị tươi cười trả lời:
- Cuối tuần em nghỉ chị ơi, khi nào trực em mới ở cơ quan.
- Có chuyện này tui… mà tui cũng không biết có nên nói với cô không.
- Có chuyện gì thì chị cứ nói đi, thấy chị vậy em nghĩ chắc chuyện người ta đồn em rồi.
- Ừ thì…
- Nếu chị ngại thì thôi, em không sao đâu, cũng cám ơn chị quan tâm.
- Nè cô, tui nói thiệt nhé, cô hứa không giận nhe. Cô biết bà T ở xã bên không, con bả bán ma túy bị bắt, bả nói con bả vài bửa nữa là ra, bả lo hết rồi… Tui chỉ nghe nói lại thôi…
- Ừ rồi sao chị?
- Tui nghe đồn là bả cho chị vài chục triệu lo cho con bả?
Nghe bà Tư nói mắt chị trợn đứng, hết hồn làm rơi rổ rau văng tung tóe dưới đất. Chị cười hắt ra, lắc đầu, vỗ tay lên trán.
- Không có đâu chị Tư, vài ngày nữa xử lưu động ở xã mình rồi chị biết.
- À, không có vậy… mà tiền đâu cô mua xe?
- Chị nghĩ em nghèo lắm phải không?
Bà Tư lúng túng xua tay.
- Tôi… tôi không có nghĩ vậy à…
- Trời, em có nói gì đâu mà chị lúng túng dữ vậy. Xe đó em vay ngân hàng trả góp rồi mua chứ em có làm gì đâu mà ai rảnh hơi cứ đi đồn bậy bạ.
- Ai biết đâu, tại cô suốt ngày đi làm, tối về cũng chẳng chịu ra chơi cùng mọi người, với lại có mấy thằng đàn ông hay vô nhà trọ cô chở cô đi làm người ta nghĩ…
- Công an đó chị ơi, người ta chở em đi công tác.
- À… Sau tiếng “à” thì bà Tư vội đi về, chị nhìn theo thở dài.
- Thì ra là vậy…
Chị nghĩ sau này nếu có thời gian mình nên tiếp xúc với mọi người nhiều hơn, dù sao cũng là hàng xóm.
Vài tuần sau chị tham gia phiên tòa xử lưu động. Chị với trang phục uy nghiêm của người kiểm sát nhìn dòng người chen chút theo dõi phiên tòa, chị dõng dạt công bố Cáo trạng. Tòa tuyên bị cáo 10 năm tù theo đề nghị của Viện kiểm sát. Người tham dự hoan hô vỗ tay và nhìn chị với ánh mắt trìu mến.
Chị sắm xe cũng không có gì lớn nhưng là tin “động trời” với những hàng xóm hiếu kỳ và lắm chuyện. Họ ngó ra ngó vào và bắt đầu có những tiếng xì xầm “Không phải chứ, nó có tiền đâu mà sắm xe?”, “…một mình nuôi 02 con mà nhiều tiền dữ, chả bù cho tui cứ suốt ngày cắm mặt xuống đất làm ruộng”, “Về nhà tui mua xe còn đẹp hơn xe nó”… Chị không để ý những lời xì xào đó. Rồi một hôm đi làm về chị thấy con bé lớn 5 tuổi của chị khóc mếu máo, chị hỏi nó không nói, chị gặn mãi nó mới kể chị nghe mà chị chết lặng. Chị bảo con “Mẹ không làm gì sai hết, con đừng để ý người ta nói, ngoan học giỏi cho mẹ!”. Chị hôn lên trán con rồi ra sau nhà rửa rau, nấu cơm cho con mà lòng nhói đau.
Thì ra người ta nói chị nghèo mà bày đặt đua đòi, nghèo kiết xác tiền đâu ra mà mua xe, có mà tiền bẩn, tiền đút lót hoặc là của thằng nào đấy… Chị buồn lắm, chị đâu ngăn được miệng thiên hạ nói, chị cũng đâu thể đi từng người để thanh minh. Ở xóm trọ này chị cũng không thân với nhiều người, suốt ngày đi làm về lo cơm nước cho con, tối đến chị còn thêu thùa kiếm thêm chút tiền lo cho con học, chồng chết, lương nhà nước có nhiêu chứ, nếu không phải vì đam mê và yêu nghề có lẽ chị đã bỏ từ lâu mà đi xứ khác làm ăn rồi. Những giọt nước mắt của chị không ngừng tuôn cứ lăn dài trên má rồi rơi xuống đất, ướt đẫm một khoảng sân.
Chiều cuối tuần chị đang loay hoay rửa rau sau hè nước thì bà hàng xóm chạy sang, dè dặt hỏi.
- Hôm nay cô không đi làm hả?
Chị tươi cười trả lời:
- Cuối tuần em nghỉ chị ơi, khi nào trực em mới ở cơ quan.
- Có chuyện này tui… mà tui cũng không biết có nên nói với cô không.
- Có chuyện gì thì chị cứ nói đi, thấy chị vậy em nghĩ chắc chuyện người ta đồn em rồi.
- Ừ thì…
- Nếu chị ngại thì thôi, em không sao đâu, cũng cám ơn chị quan tâm.
- Nè cô, tui nói thiệt nhé, cô hứa không giận nhe. Cô biết bà T ở xã bên không, con bả bán ma túy bị bắt, bả nói con bả vài bửa nữa là ra, bả lo hết rồi… Tui chỉ nghe nói lại thôi…
- Ừ rồi sao chị?
- Tui nghe đồn là bả cho chị vài chục triệu lo cho con bả?
Nghe bà Tư nói mắt chị trợn đứng, hết hồn làm rơi rổ rau văng tung tóe dưới đất. Chị cười hắt ra, lắc đầu, vỗ tay lên trán.
- Không có đâu chị Tư, vài ngày nữa xử lưu động ở xã mình rồi chị biết.
- À, không có vậy… mà tiền đâu cô mua xe?
- Chị nghĩ em nghèo lắm phải không?
Bà Tư lúng túng xua tay.
- Tôi… tôi không có nghĩ vậy à…
- Trời, em có nói gì đâu mà chị lúng túng dữ vậy. Xe đó em vay ngân hàng trả góp rồi mua chứ em có làm gì đâu mà ai rảnh hơi cứ đi đồn bậy bạ.
- Ai biết đâu, tại cô suốt ngày đi làm, tối về cũng chẳng chịu ra chơi cùng mọi người, với lại có mấy thằng đàn ông hay vô nhà trọ cô chở cô đi làm người ta nghĩ…
- Công an đó chị ơi, người ta chở em đi công tác.
- À… Sau tiếng “à” thì bà Tư vội đi về, chị nhìn theo thở dài.
- Thì ra là vậy…
Chị nghĩ sau này nếu có thời gian mình nên tiếp xúc với mọi người nhiều hơn, dù sao cũng là hàng xóm.
Vài tuần sau chị tham gia phiên tòa xử lưu động. Chị với trang phục uy nghiêm của người kiểm sát nhìn dòng người chen chút theo dõi phiên tòa, chị dõng dạt công bố Cáo trạng. Tòa tuyên bị cáo 10 năm tù theo đề nghị của Viện kiểm sát. Người tham dự hoan hô vỗ tay và nhìn chị với ánh mắt trìu mến.