Hàng năm, cứ vào mùa Thu, nhân dân cả nước chào mừng kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công và Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Lịch sử Việt Nam, một dân tộc bất khuất đã trải qua biết bao cuộc đấu tranh giữ nước, đắp xây và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Quá trình đó đã để lại nhiều áng văn bất hủ nhằm khẳng định quyền tự chủ và tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình đã thấm nhuần tư tương vĩ đại đó và đến lượt mình, trên cương vị người đứng đầu chính quyền cách mạng đã trịnh trọng công bố bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945.
Theo trình tự thời gian, có thể ghi nhận ba đoạn văn tiêu biểu ghi nhận nền độc lập thống nhất và bất khả xâm phạm của dân tộc Việt:
Thế kỷ X:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
(Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt)
Thế kỷ XIV:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xây nền văn hiến đã lâu
Nước non bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có
… Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc”
(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)
Thế kỷ XX:
“… Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và cửa cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
(Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh).
Lịch sử Việt Nam, một dân tộc bất khuất đã trải qua biết bao cuộc đấu tranh giữ nước, đắp xây và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Quá trình đó đã để lại nhiều áng văn bất hủ nhằm khẳng định quyền tự chủ và tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình đã thấm nhuần tư tương vĩ đại đó và đến lượt mình, trên cương vị người đứng đầu chính quyền cách mạng đã trịnh trọng công bố bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945.
Theo trình tự thời gian, có thể ghi nhận ba đoạn văn tiêu biểu ghi nhận nền độc lập thống nhất và bất khả xâm phạm của dân tộc Việt:
Thế kỷ X:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
(Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt)
Thế kỷ XIV:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xây nền văn hiến đã lâu
Nước non bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có
… Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc”
(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)
Thế kỷ XX:
“… Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và cửa cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
(Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh).
Năm 1945, tình hình trong nước có nhiều biến chuyển. Tháng 8/1945, Nhật đầu hàng Đồng minh. Quân Đồng minh chuẩn bị kéo vào nước ta để giải giáp vũ khí của Nhật. Thực dân Pháp cũng đang ráo riết chuẩn bị quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Tình thế lúc này là vô cùng khẩn cấp, nhưng cũng là thời cơ ngàn năm có một, nếu để trôi qua thì sẽ không bao giờ trở lại. Cần phải chớp thời cơ, dũng cảm và kiên quyết, kịp thời tổng khởi nghĩa giành chính quyền, chiếm thế thượng phong trước các thế lực đang nhăm nhe thôn tính Việt Nam, xác lập địa vị làm chủ đất nước của chính quyền nhân dân trước khi Đồng minh kéo vào nước ta và thực dân Pháp quay trở lại. Với nhãn quan cách mạng vô cùng sáng suốt, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Lúc này dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải giành cho bằng được nền độc lập cho Tổ quốc.
Ngày 19/8/1945, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại trong lịch sử nước nhà, đập tan xiềng xích của chế độ thực dân, phong kiến; giành lại nền độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân; khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.
Ngày 2/9/1945, trên Lễ đài tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước cuộc mít tinh của đông đảo đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đã trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ, tuyên bố với quốc dân đồng bào cả nước và toàn thể nhân loại trên thế giới, bắt đầu từ nay nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Tuyên ngôn Độc lập nhấn mạnh: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Và “Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Tất cả các quyền đó đều là những quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của mỗi dân tộc trên thế giới.
Tuyên ngôn Độc lập khẳng định: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng Minh chống phát xit mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập!... Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thực đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam mới là một trong những thắng lợi nổi bật, vĩ đại nhất của Cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Thắng lợi đó gắn liền với sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn và công lao to lớn của Bác Hồ. Mở ra một kỷ nguyên mới, lần đầu tiên người dân Việt Nam có quyền ngẩng cao đầu tự hào mình đã trở thành công dân của một nước tự do và độc lập. Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai và cổyt vũ mạnh mẽ các dân tộc bị áp bức đấu tranh tự giải phóng. Công lao trời biển của Bác Hồ đối với cách mạng nước ta nói chung và thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám nói riêng, luôn trường tồn cùng lịch sử dân tộc, sống mãi trong lòng nhân dân ta.
Nhắc lời xưa để khắc sâu tâm khảm: là một người trẻ được sống trong hòa bình, tôi luôn nhớ đến công lao của thế hệ tiền hiền đi trước đã vất vả, hy sinh gìn giữ non sông, bảo vệ chủ quyền, đắp xây nền văn hiến, đem lại độc lập tự do. Lịch sử mấy ngàn năm của con cháu Lạc Hồng ghi đậm những trang đấu tranh oanh liệt, những tấm gương hy sinh, những chiến thắng lẫy lừng. Tên tuổi các bậc anh hùng tiên liệt mãi mãi gắn với núi sông, chói ngời những trang sử sách, nêu tâm gương sáng cho nhiều thế hệ noi theo.
Ngày nay đất nước ta đã lớn mạnh hơn gấp nhiều lần, trở thành một quốc gia có uy tín trên trường quốc tế. Kỷ niệm 74 năm Ngày Quốc khánh 2/9, mỗi người Việt Nam dù đang ở bất kỳ nơi đâu, ngay trên đất mẹ hoặc ở xa Tổ quốc cũng không khỏi xúc động, bồi hồi nhớ lại khí thế hào hùng, sôi sục và náo nức của những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám thành công, đặc biệt là Ngày Quốc khánh 2/9/1945 lịch sử. Dù cho năm tháng qua đi, nhưng tinh thần của Tuyên ngôn độc lập 2/9 vẫn đời đời bất diệt trong tâm hồn mỗi người dân nước Việt Nam hôm nay và mai sau./.
Ngày 19/8/1945, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại trong lịch sử nước nhà, đập tan xiềng xích của chế độ thực dân, phong kiến; giành lại nền độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân; khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.
Ngày 2/9/1945, trên Lễ đài tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước cuộc mít tinh của đông đảo đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đã trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ, tuyên bố với quốc dân đồng bào cả nước và toàn thể nhân loại trên thế giới, bắt đầu từ nay nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Tuyên ngôn Độc lập nhấn mạnh: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Và “Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Tất cả các quyền đó đều là những quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của mỗi dân tộc trên thế giới.
Tuyên ngôn Độc lập khẳng định: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng Minh chống phát xit mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập!... Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thực đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam mới là một trong những thắng lợi nổi bật, vĩ đại nhất của Cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Thắng lợi đó gắn liền với sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn và công lao to lớn của Bác Hồ. Mở ra một kỷ nguyên mới, lần đầu tiên người dân Việt Nam có quyền ngẩng cao đầu tự hào mình đã trở thành công dân của một nước tự do và độc lập. Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai và cổyt vũ mạnh mẽ các dân tộc bị áp bức đấu tranh tự giải phóng. Công lao trời biển của Bác Hồ đối với cách mạng nước ta nói chung và thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám nói riêng, luôn trường tồn cùng lịch sử dân tộc, sống mãi trong lòng nhân dân ta.
Nhắc lời xưa để khắc sâu tâm khảm: là một người trẻ được sống trong hòa bình, tôi luôn nhớ đến công lao của thế hệ tiền hiền đi trước đã vất vả, hy sinh gìn giữ non sông, bảo vệ chủ quyền, đắp xây nền văn hiến, đem lại độc lập tự do. Lịch sử mấy ngàn năm của con cháu Lạc Hồng ghi đậm những trang đấu tranh oanh liệt, những tấm gương hy sinh, những chiến thắng lẫy lừng. Tên tuổi các bậc anh hùng tiên liệt mãi mãi gắn với núi sông, chói ngời những trang sử sách, nêu tâm gương sáng cho nhiều thế hệ noi theo.
Ngày nay đất nước ta đã lớn mạnh hơn gấp nhiều lần, trở thành một quốc gia có uy tín trên trường quốc tế. Kỷ niệm 74 năm Ngày Quốc khánh 2/9, mỗi người Việt Nam dù đang ở bất kỳ nơi đâu, ngay trên đất mẹ hoặc ở xa Tổ quốc cũng không khỏi xúc động, bồi hồi nhớ lại khí thế hào hùng, sôi sục và náo nức của những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám thành công, đặc biệt là Ngày Quốc khánh 2/9/1945 lịch sử. Dù cho năm tháng qua đi, nhưng tinh thần của Tuyên ngôn độc lập 2/9 vẫn đời đời bất diệt trong tâm hồn mỗi người dân nước Việt Nam hôm nay và mai sau./.