Nguyễn Đình Chiểu có viết “Trai thời trung hiếu làm đầu”, câu thơ trên nói lên rằng trong truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc ta luôn đề cao hai chữ “trung” và “hiếu”. Trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của mình, đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho sự tự do, giải phóng giai cấp của bác Tôn Đức Thắng, chữ “trung”là “trung với Nước, trung với Đảng, trung thành với chủ nghĩa xã hội” thể hiện một cách rõ nét.
Ngoài chữ “trung” thì đối với người trai phải là chữ hiếu. Hiếu đạo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như ông cha ta đã có câu:
Ngoài chữ “trung” thì đối với người trai phải là chữ hiếu. Hiếu đạo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như ông cha ta đã có câu:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Trong những ngày tháng 7 Vu lan, nói về chữ hiếu, về đạo làm con, về một nét đẹp trong truyền thống của dân tộc là để nhắc nhở mỗi chúng ta cần phải ghi nhớ công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
Là một nhà cách mạng vĩ đại và cũng là một người con hiếu thảo, bác Tôn cho chúng ta một bài học về chữ “hiếu” qua mẩu chuyện “Bác Tôn đối với mẹ hiền” mà nhà văn Mai Văn Tạo kể lại đã thể hiện nhân cách lớn của Bác Tôn, nhà cách mạng lỗi lạc.
Nhà văn Mai Văn Tạo kể: “Năm 1952, tôi được cử làm công tác quân báo vùng Chợ Mới. Anh Ba Hinh, Bí thư và anh Bảy Tôn, Phó Bí thư huyện trao cho tôi một lá thư của Bác Tôn từ Chiến khu Việt Bắc gửi về cho mẹ. Lá thư viết trên tờ giấy pơluya xếp đôi, góc trái dán kèm bức ảnh 4x3 của Bác. Nét chữ mực xanh còn khoẻ khoắn, mặc dù trong ảnh thấy Bác mặc áo đen, vai gầy, má tóp. Anh Ba Hinh bảo tôi tìm cách chuyển cho được lá thư về tận gia đình của Bác ở Mỹ Hòa Hưng. Bởi vì đây là thư của người con rất đỗi yêu thương cha mẹ. Người con ấy là Bác Tôn, tuổi cũng xấp xỉ sáu mươi rồi. Anh Hinh còn nói: “Chú ráng làm thật tốt công tác này. Vì không phải là thư bình thường, mà là thư của một con người cách mạng chí trung với nước, chí hiếu với mẹ cha”.
Nhà văn Mai Văn Tạo chép lại nguyên văn và bố trí đường dây bí mật chuyển cho được lá thư gốc về với gia đình Bác. Hồi ấy, Mỹ Hòa Hưng thuộc vùng địch chiếm. Người chuyển thư phải học thuộc lòng nội dung thư của Bác, phòng khi rơi mất cũng nói được đầy đủ ý trong thư và chính nhà văn cũng phải học thuộc lòng hai trang thư của Bác.
Thư Bác viết!
“Kính thưa mẹ! Từ nơi xa con kính gửi thư này về thăm mẹ. Con rất đỗi buồn lo không biết mẹ còn sống với con cháu không? Mẹ đã luống tuổi rồi. Chẳng may mẹ có bề nào mà chẳng được thấy mặt con và con không thọ được tang cho phải đạo làm con, thì đau đớn biết nhường nào. Giặc còn giày xéo quê hương, con bận lo việc nước chưa tròn, chữ trung chưa trọn, chữ hiếu cũng chưa xong. Xin mẹ hiểu lòng con, tha lỗi cho con. Ngày đêm con mong sớm đến ngày độc lập, được sớm về quỳ bên chân mẹ, để nhận hết cái lỗi phải xa cha mẹ từ ngày con biết tự bước lên đường đời... Thương nước, thương con chắc mẹ sẵn sàng tha thứ cho con... còn điều này con xin thưa với mẹ: con cháu ở nhà, đứa nào nên, mẹ ngợi khen cho nó nên thêm. Đứa nào lỡ lầm điều sai quấy, mẹ ráng khuyên bảo nó trở lại nẻo thẳng đường ngay. Bao giờ cũng vậy, con cháu đứa chưa nên là đứa đáng lo đáng tội nghiệp lắm mẹ ạ!”.
Đạo lý truyền thống sáng ngời hiếu thảo với cha mẹ đọng lại mãi mãi trong bức thư của người con ngót sáu mươi tuổi gửi về thăm mẹ đã trên dưới tám mươi tuổi khiến chúng ta thật sự xúc động và học tập. Đất nước Việt Nam ta luôn luôn sản sinh ra những con người vĩ đại với những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, đó là tấm gương to lớn để mỗi chúng ta hôm nay cần phải học tập.
Là một nhà cách mạng vĩ đại và cũng là một người con hiếu thảo, bác Tôn cho chúng ta một bài học về chữ “hiếu” qua mẩu chuyện “Bác Tôn đối với mẹ hiền” mà nhà văn Mai Văn Tạo kể lại đã thể hiện nhân cách lớn của Bác Tôn, nhà cách mạng lỗi lạc.
Nhà văn Mai Văn Tạo kể: “Năm 1952, tôi được cử làm công tác quân báo vùng Chợ Mới. Anh Ba Hinh, Bí thư và anh Bảy Tôn, Phó Bí thư huyện trao cho tôi một lá thư của Bác Tôn từ Chiến khu Việt Bắc gửi về cho mẹ. Lá thư viết trên tờ giấy pơluya xếp đôi, góc trái dán kèm bức ảnh 4x3 của Bác. Nét chữ mực xanh còn khoẻ khoắn, mặc dù trong ảnh thấy Bác mặc áo đen, vai gầy, má tóp. Anh Ba Hinh bảo tôi tìm cách chuyển cho được lá thư về tận gia đình của Bác ở Mỹ Hòa Hưng. Bởi vì đây là thư của người con rất đỗi yêu thương cha mẹ. Người con ấy là Bác Tôn, tuổi cũng xấp xỉ sáu mươi rồi. Anh Hinh còn nói: “Chú ráng làm thật tốt công tác này. Vì không phải là thư bình thường, mà là thư của một con người cách mạng chí trung với nước, chí hiếu với mẹ cha”.
Nhà văn Mai Văn Tạo chép lại nguyên văn và bố trí đường dây bí mật chuyển cho được lá thư gốc về với gia đình Bác. Hồi ấy, Mỹ Hòa Hưng thuộc vùng địch chiếm. Người chuyển thư phải học thuộc lòng nội dung thư của Bác, phòng khi rơi mất cũng nói được đầy đủ ý trong thư và chính nhà văn cũng phải học thuộc lòng hai trang thư của Bác.
Thư Bác viết!
“Kính thưa mẹ! Từ nơi xa con kính gửi thư này về thăm mẹ. Con rất đỗi buồn lo không biết mẹ còn sống với con cháu không? Mẹ đã luống tuổi rồi. Chẳng may mẹ có bề nào mà chẳng được thấy mặt con và con không thọ được tang cho phải đạo làm con, thì đau đớn biết nhường nào. Giặc còn giày xéo quê hương, con bận lo việc nước chưa tròn, chữ trung chưa trọn, chữ hiếu cũng chưa xong. Xin mẹ hiểu lòng con, tha lỗi cho con. Ngày đêm con mong sớm đến ngày độc lập, được sớm về quỳ bên chân mẹ, để nhận hết cái lỗi phải xa cha mẹ từ ngày con biết tự bước lên đường đời... Thương nước, thương con chắc mẹ sẵn sàng tha thứ cho con... còn điều này con xin thưa với mẹ: con cháu ở nhà, đứa nào nên, mẹ ngợi khen cho nó nên thêm. Đứa nào lỡ lầm điều sai quấy, mẹ ráng khuyên bảo nó trở lại nẻo thẳng đường ngay. Bao giờ cũng vậy, con cháu đứa chưa nên là đứa đáng lo đáng tội nghiệp lắm mẹ ạ!”.
Đạo lý truyền thống sáng ngời hiếu thảo với cha mẹ đọng lại mãi mãi trong bức thư của người con ngót sáu mươi tuổi gửi về thăm mẹ đã trên dưới tám mươi tuổi khiến chúng ta thật sự xúc động và học tập. Đất nước Việt Nam ta luôn luôn sản sinh ra những con người vĩ đại với những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, đó là tấm gương to lớn để mỗi chúng ta hôm nay cần phải học tập.