“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
Hẳn đã là một người con dân Việt thì không ai không thuộc nằm lòng hai câu lục bát ý nghĩa này. Dân tộc ta đã trải qua hơn bốn nghìn năm lịch sử, từ thời các vua Hùng dựng nước đến khi trải qua bóng tối ngàn năm Bắc thuộc, rồi đến những cuộc chiến đấu anh hùng bảo vệ quê hương để đất nước được hưởng thái bình, nhân dân được cuộc sống ấm no.
Một dân tộc Việt Nam kiên cường đã vững chãi vượt qua bao sóng gió để hàng năm vẫn có một ngày lễ hội - Ngày Quốc giỗ mùng 10 tháng 3 âm lịch, ngày mà mọi người trên mọi miền Tổ quốc đều thành kính tưởng nhớ đến công lao dựng nước của cha ông. Thời Bắc thuộc nhân dân ta đã chịu nhiều hình thức đồng hóa của các triều đại Trung Hoa, hay như khi nước ta bị giặc Minh đô hộ, chúng đã ra sức “tàn phá” văn hóa của dân tộc ta, rồi đến thời Pháp thuộc với “chính sách ngu dân” nhằm đưa dân ta thành ngu dốt.
Nhưng vượt lên trên tất cả là lòng tự tôn dân tộc, dân tộc Việt vẫn đứng vững, vẫn giữ được tiếng nói, giữ được phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của dân tộc. Từ các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương,.. thời Bắc thuộc đến Ngô Quyền thắng quân Nam Hán, đến bài thơ thần trên sông Như Nguyệt đanh thép là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên, với hào khí Đông A nhà Trần chống giặc Nguyên Mông, hay như Lê Lợi đánh thắng giặc Minh giành lại độc lập cho dân tộc với bản Bình Ngô Đại Cáo, hay như cuộc hành quân thần tốc đánh bại quân Thanh của vua Quang Trung và đến thế kỷ XX đó là tinh thần Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của những người bộ đội Cụ Hồ đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau đó đánh thắng những đế quốc hùng mạnh như Pháp, Mỹ để thống nhất đất nước…. Tất cả điều đó nói lên rằng đất nước Việt Nam là của người Việt Nam, “sông có thể cạn, đá có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”, với tinh thần đoàn kết một lòng nhân dân ta đã chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược để nay đất nước được sống trong thanh bình.
Dân tộc Việt Nam luôn có một lòng tự tôn dân tộc, đó chính là sức mạnh để chúng ta luôn giữ gìn những truyền thống văn hóa của dân tộc dù trải qua bao khó khăn, thách thức. Trong thời đại hiện nay, với chính sách mở cửa, quan điểm nhất quán của Đảng ta là “xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, hòa nhập chứ không hòa tan, nghĩa là tiếp nhận những tinh hoa của thế giới nhưng vẫn giữ vững được bản sắc của dân tộc Việt Nam.
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Một tinh thần đoàn kết, một ý chí quyết chiến đấu, quyết hy sinh chứ nhất định không để mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ, đó là sức mạnh đưa nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, để nước Việt Nam hiện nay đang vươn mình, sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Dựng nước là công lao của cha ông thì nay giữ nước chính là nhiệm vụ của mỗi chúng ta. Do đó, mỗi chúng ta cần phải luôn ghi nhớ lời Bác đã dạy “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Một dân tộc Việt Nam kiên cường đã vững chãi vượt qua bao sóng gió để hàng năm vẫn có một ngày lễ hội - Ngày Quốc giỗ mùng 10 tháng 3 âm lịch, ngày mà mọi người trên mọi miền Tổ quốc đều thành kính tưởng nhớ đến công lao dựng nước của cha ông. Thời Bắc thuộc nhân dân ta đã chịu nhiều hình thức đồng hóa của các triều đại Trung Hoa, hay như khi nước ta bị giặc Minh đô hộ, chúng đã ra sức “tàn phá” văn hóa của dân tộc ta, rồi đến thời Pháp thuộc với “chính sách ngu dân” nhằm đưa dân ta thành ngu dốt.
Nhưng vượt lên trên tất cả là lòng tự tôn dân tộc, dân tộc Việt vẫn đứng vững, vẫn giữ được tiếng nói, giữ được phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của dân tộc. Từ các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương,.. thời Bắc thuộc đến Ngô Quyền thắng quân Nam Hán, đến bài thơ thần trên sông Như Nguyệt đanh thép là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên, với hào khí Đông A nhà Trần chống giặc Nguyên Mông, hay như Lê Lợi đánh thắng giặc Minh giành lại độc lập cho dân tộc với bản Bình Ngô Đại Cáo, hay như cuộc hành quân thần tốc đánh bại quân Thanh của vua Quang Trung và đến thế kỷ XX đó là tinh thần Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của những người bộ đội Cụ Hồ đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau đó đánh thắng những đế quốc hùng mạnh như Pháp, Mỹ để thống nhất đất nước…. Tất cả điều đó nói lên rằng đất nước Việt Nam là của người Việt Nam, “sông có thể cạn, đá có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”, với tinh thần đoàn kết một lòng nhân dân ta đã chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược để nay đất nước được sống trong thanh bình.
Dân tộc Việt Nam luôn có một lòng tự tôn dân tộc, đó chính là sức mạnh để chúng ta luôn giữ gìn những truyền thống văn hóa của dân tộc dù trải qua bao khó khăn, thách thức. Trong thời đại hiện nay, với chính sách mở cửa, quan điểm nhất quán của Đảng ta là “xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, hòa nhập chứ không hòa tan, nghĩa là tiếp nhận những tinh hoa của thế giới nhưng vẫn giữ vững được bản sắc của dân tộc Việt Nam.
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Một tinh thần đoàn kết, một ý chí quyết chiến đấu, quyết hy sinh chứ nhất định không để mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ, đó là sức mạnh đưa nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, để nước Việt Nam hiện nay đang vươn mình, sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Dựng nước là công lao của cha ông thì nay giữ nước chính là nhiệm vụ của mỗi chúng ta. Do đó, mỗi chúng ta cần phải luôn ghi nhớ lời Bác đã dạy “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.