“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba”
Câu ca dao được dân gian lưu truyền từ nhiều đời nay như lời một nhắc nhở pha lẫn cảm xúc tự hào của biết bao thế hệ người Việt về nòi giống “con rồng, cháu tiên”, con cháu các Vua Hùng.
Theo truyền thuyết xa xưa, kể rằng: Lộc Tục (hiệu là Kinh Dương Vương) là một thủ lĩnh của vùng đất Lĩnh Nam xưa. Kinh Dương Vương dạo chơi hồ Ðộng Ðình, gặp Long Nữ là con gái Long Vương, hai người kết thành vợ chồng và ít lâu sau sinh được một người con trai, đặt tên là Sùng Lâm (lấy hiệu là Lạc Long Quân). Sau đó, Lạc Long Quân lấy nàng Âu Cơ và sinh ra một bọc trăm trứng nở ra một trăm người con là tổ tiên của người Bách Việt. Một hôm, vua Lạc Long Quân bảo bà Âu Cơ: “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó”. Vì vậy, năm mươi người con theo mẹ lên non, năm mươi người con theo cha về miền biển. Lạc Long Quân phong cho con trưởng là Hùng Vương nối ngôi, làm vua. Từ đó, cha truyền con nối, trải qua 18 đời Hùng Vương, chính là Quốc Tổ, khai sinh ra nước Việt ta.
Theo truyền thuyết xa xưa, kể rằng: Lộc Tục (hiệu là Kinh Dương Vương) là một thủ lĩnh của vùng đất Lĩnh Nam xưa. Kinh Dương Vương dạo chơi hồ Ðộng Ðình, gặp Long Nữ là con gái Long Vương, hai người kết thành vợ chồng và ít lâu sau sinh được một người con trai, đặt tên là Sùng Lâm (lấy hiệu là Lạc Long Quân). Sau đó, Lạc Long Quân lấy nàng Âu Cơ và sinh ra một bọc trăm trứng nở ra một trăm người con là tổ tiên của người Bách Việt. Một hôm, vua Lạc Long Quân bảo bà Âu Cơ: “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó”. Vì vậy, năm mươi người con theo mẹ lên non, năm mươi người con theo cha về miền biển. Lạc Long Quân phong cho con trưởng là Hùng Vương nối ngôi, làm vua. Từ đó, cha truyền con nối, trải qua 18 đời Hùng Vương, chính là Quốc Tổ, khai sinh ra nước Việt ta.
Hình ảnh Quốc Tổ- Hùng Vương (nguồn Internet)
Để ghi nhớ công ơn “khai thiên, lập địa” của các Vua Hùng, vào đời vua Lê Thánh Tông (năm 1470) và đời vua Lê Kính Tông (năm 1601) đã chọn ngày 11 và 12 tháng 3 âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Đến thời nhà Nguyễn - năm Khải Định thứ 2 chính thức chọn ngày 10 tháng 3 Âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương để tưởng nhớ công ơn của các Vua Hùng.
Năm 1995, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được Ban Bí thư ghi trong thông báo là ngày lễ lớn trong năm. Ngành Văn hóa thông tin - thể thao phối hợp với các ngành chức năng đã tổ chức lễ hội trong thời gian 10 ngày (từ 1/3 đến 10/3 âm lịch). Ngày 02/4/2007, Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Kể từ đây, ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn – Quốc Lễ, mang ý nghĩa truyền thống và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Cứ thế hàng năm, vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được long trọng tổ chức tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ với nhiều hoạt động văn hoá dân gian cùng với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày hội chung của toàn dân, là ngày mà mọi trái tim của những người con Lạc Việt, dù đang sinh sống và làm việc ở đâu vẫn hướng về “quê Cha, đất Tổ”. Trong ngày này, người dân cả nước cũng như kiều bào ta ở nước ngoài đều tổ chức, tham gia vào các hoạt động văn hóa thể hiện lòng thành kính tri ân đối với các Vua Hùng.
Đặc biệt hơn nữa, ngày 6/12/2012, UNESCO đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại”. Đó chính là biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.
Trong những ngày tháng ba âm lịch này, người dân cả nước nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng đã và đang hào hứng cho các công tác chuẩn bị để hướng về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Đây cũng là có dịp để chúng ta cùng nhau ôn lại đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân đã “chống giặc, giữ nước”. Qua những hoạt động hướng về cội nguồn dân tộc cũng là dịp để chúng ta quảng bá về một Di sản phi vật thể vô cùng độc đáo và mang giá trị thiêng liêng, cao quý. Để từ đó, mỗi người trong chúng ta không ngừng tu dưỡng, rèn luyện và phấn đấu hoàn thiện bản thân, đóng góp trí tuệ, tài năng cho sự phát triển chung của đất nước và xin nguyện khắc ghi và làm theo lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.