“Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù. Hướng về đồng bằng ta tiến về thành đô. Nước nhà còn chờ trận cuối là trận này. Tiến về đồng bằng, giải phóng thành đô”. Vào những ngày tháng tư lịch sử, mỗi khi nghe âm điệu hào hùng của bài hát “Tiến về Sài Gòn” chúng ta lại có một cảm giác như sống lại trong không khí hào hùng của dân tộc. Dân tộc ta đã đánh bại một đế quốc mà các thế giới phải nể sợ, vì dân tộc ta không hề khiếp sợ và vì dân tộc ta luôn luôn có một sự đoàn kết đồng lòng vì niềm tin thống nhất nước nhà, niềm tin “Bắc - Nam sum họp”.
Sau khi thắng quân Pháp ở trận Điện Biên Phủ, buộc người Pháp phải ký Hiệp định Gieneve năm 1954. Theo hiệp định lấy vĩ tuyến 17 để làm giới tuyến đến năm 1956 sẽ tổ chức tổng tuyển cử trên toàn quốc. Nhân dân ta tưởng như đã có thể được hưởng độc lập, tự do, đất nước hòa bình thế nhưng sau đó Mỹ đã nhảy vào miền Nam, lập nên chính phủ Việt Nam Cộng hòa, từ đó đất nước ta bị chia cắt.
“Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha”
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha”
Đất nước bị chia cắt, miền Bắc thành hậu phương, miền Nam là tiền tuyến. Toàn thể dân tộc Việt Nam cùng đứng dậy, cùng chiến đấu với một niềm tin “dân tộc Việt Nam là một, đất nước Việt Nam là một, sông có thể cạn, đá có thể mòn song chân lý ấy không gì thay đổi được” (Hồ Chí Minh). Đó như là lời thúc giục bao nhiêu thế hệ tuổi trẻ Việt Nam “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Vững một niềm tin nước nhà thống nhất, giành lại độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc Việt Nam.
Bài Thơ chúc tết xuân Kỷ Dậu - 1969 Bác đã viết:
Bài Thơ chúc tết xuân Kỷ Dậu - 1969 Bác đã viết:
“Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào.
Bắc – Nam sum họp xuân nào vui hơn.”
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào.
Bắc – Nam sum họp xuân nào vui hơn.”
Có trải qua những năm tháng chiến tranh, chứng kiến cảnh đất nước hai miền chia cắt mới thấy ý nghĩa to lớn của chiến thắng 30/4, mới cảm nhận hết giá trị của hoà bình, thống nhất, toàn vẹn Tổ quốc. Vì cuộc sống hoà bình và toàn vẹn lãnh thổ mà cả dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến 30 năm. Vì thế, hơn ai hết, người Việt Nam càng quý trọng những ngày tháng hôm nay, càng trân trọng những thành quả có được, đất nước đổi mới trong bối cảnh hoà bình, xã hội ổn định.
Đúng! Không có mùa xuân nào vui hơn là mùa xuân thống nhất. Một mùa xuân mà nhân dân ta đã chờ đợi quá lâu. Chiến thắng 30/4 là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đó là biểu tượng sáng ngời của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đỉnh cao của khí phách và trí tuệ của con người Việt Nam. Phải trải qua “Ba mươi năm đấu tranh giành toàn vẹn non sông – Ba mươi năm dân chủ công hòa, kháng chiến đã thành công”, phải nếm trải biết bao thương đau, gánh chịu biết bao bom đạn cả dân tộc kiên cường chiến đấu hy sinh để đi tới thắng lợi trọn vẹn “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, “Bắc Nam sum họp”… Và trong không khí của những ngày lịch sử, chúng ta vẫn nghe vang vọng câu hát “Việt Nam – Hồ Chí Minh, Việt Nam – Hồ Chí Minh”.
Đúng! Không có mùa xuân nào vui hơn là mùa xuân thống nhất. Một mùa xuân mà nhân dân ta đã chờ đợi quá lâu. Chiến thắng 30/4 là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đó là biểu tượng sáng ngời của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đỉnh cao của khí phách và trí tuệ của con người Việt Nam. Phải trải qua “Ba mươi năm đấu tranh giành toàn vẹn non sông – Ba mươi năm dân chủ công hòa, kháng chiến đã thành công”, phải nếm trải biết bao thương đau, gánh chịu biết bao bom đạn cả dân tộc kiên cường chiến đấu hy sinh để đi tới thắng lợi trọn vẹn “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, “Bắc Nam sum họp”… Và trong không khí của những ngày lịch sử, chúng ta vẫn nghe vang vọng câu hát “Việt Nam – Hồ Chí Minh, Việt Nam – Hồ Chí Minh”.