“Thuở ấy dân ta còn sống đời nô lệ
Vận nước như treo đầu con sóng
Người đã xa quê từ lúc còn thiếu thời
Lòng nuôi ý chí phá tung xiềng…”
Vận nước như treo đầu con sóng
Người đã xa quê từ lúc còn thiếu thời
Lòng nuôi ý chí phá tung xiềng…”
Chỉ vài câu hát của nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã tái dựng lên hình ảnh Bác Tôn, dáng hình của người chiến sĩ cộng sản kiên cường, bất khuất, sáng ngời đạo đức cách mạng- “Người là Bác Tôn”. Với tên gọi đầy đủ Tôn Đức Thắng là người con của mảnh đất An Giang anh dũng, trong hoạt động chính trị và đến hôm nay mọi người vẫn gọi bác bằng cái tên thân mật là Bác Tôn. Bác Tôn sinh ngày 20 tháng 8 năm 1888 trong một gia đình nông dân ở Cù lao Ông Hổ, làng An Hòa, tổng Định Thành Hạ, hạt Long Xuyên, nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Cuộc sống ấu thơ từ rất sớm của Bác Tôn đã được nung nấu với truyền thống quê hương cùng những tấm gương anh dũng chống thực dân Pháp đã tạo nên một nhà cách mạng lỗi lạc, cùng tinh thần dân tộc yêu nước bất diệt. Bác Tôn đã sống và cống hiến cả đời mình, mỗi bước đi, mọi cố gắng đều hướng đến vận mệnh của đất nước
Có thể nói, cuộc đời và sự nghiệp của Bác Tôn mãi là gương sáng cho mọi thế hệ noi theo. Thuở sinh thời, Bác Tôn là một nhà cách mạng lỗi lạc, một nhân cách lớn thì mãi đến hôm nay theo nhà văn Nguyễn Quang Sáng “hiếm có nhân vật nào như Tôn Đức Thắng, được đi vào cả trong thơ, nhạc, hội họa, phim...” bởi con người Bác Tôn, nhân cách Bác Tôn luôn là nguồn cảm hứng cho sáng tạo nghệ thuật. Bác Tôn là một nhà lãnh đạo mẫu mực của cách mạng Việt Nam ở thời đại Hồ Chí Minh, ở những cương vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước bác luôn hết lòng hết sức tận tụy phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, không màng danh lợi bản thân. Là người gương mẫu đi đầu, sẵn sàng, gánh vác nhiệm vụ khó khăn nhất, ý thức trách nhiệm cao với công việc.
Thật khó để dùng cho đúng những từ ngữ để nói về Bác Tôn, càng trân quý Bác hơn khi đọc qua bài viết của Từ Đỉnh đăng trên Báo Phụ Nữ Sài Gòn số ra ngày 5-4-1980- “Chủ tịch nước mặc áo nối thì dân mới có đủ cơm ăn”.
Trong sinh hoạt hàng ngày, Bác Tôn sống giản dị, thanh bạch và gần gũi với mọi người. Dù có gia đình, có vợ, có con, cháu, nhưng không có chút riêng. Làm Chủ tịch nước mà Bác trai lẫn Bác gái vẫn quần nâu áo vải, không bao giờ dùng đồ nhung lụa đắt tiền. Bác gái vẫn ngồi vá áo gối, Bác trai vẫn tay kìm, tay búa sửa xe đạp cho con cháu. Quần áo, giày, mũ, trang phục của Bác suốt những năm làm Chủ tịch nước, khi ra đi, chỉ đựng chưa đầy trong chiếc tủ nhỏ…
Một đồng chí hỏi: Bác ơi, làm Chủ tịch nước sao bác mặc áo cũ nối thế này?
Bác cười độ lượng trả lời: - Chủ tịch nước mặc áo nối thì dân mới có đủ cơm ăn.
Đồng chí rưng rưng nước mắt trước tấm lòng thánh thiện của bác Tôn. Niềm vui và nỗi đau của đất nước chính là nhịp đập chung của trái tim giàu lòng nhân ái, cả cuộc đời chăm lo cho sự nghiệp chung không màng chi danh vọng.
Mọi hy sinh mọi cố gắng, Bác cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam và thế giới. Lịch sử Việt Nam lưu tên Bác Tôn, hình ảnh Bác Tôn -người chiến sĩ quốc tế trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Như thế vẫn là chưa đủ để nói hết được niềm tự hào! Đó không chỉ là niềm tự hào của An Giang_quê hương của Chủ tịch Tôn Đức Thắng nói riêng mà đó còn là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Để đến hôm nay các thế hệ vẫn tiếp bước noi theo tấm gương sáng ngời của Bác Tôn.
Kiên cường trong sạch thương đời Bác
Cho mãi nghìn sau chẳng cạn nguồn
Nối bước ta đi theo lớp trước
Tự hào thay người thợ Ba Son!
“Tự hào thay người thợ Ba son” - Nguyễn Hiếu Nam.
Cho mãi nghìn sau chẳng cạn nguồn
Nối bước ta đi theo lớp trước
Tự hào thay người thợ Ba Son!
“Tự hào thay người thợ Ba son” - Nguyễn Hiếu Nam.
Hình ảnh Bác Tôn trong trái tim người dân Việt Nam là hình ảnh hiên ngang, bất tử của người cộng sản Tôn Đức Thắng. Mãi đẹp và mãi mãi trường tồn: “Người nêu cao gương chiến sĩ kiên trung như cây thông đứng ngang trời bão giông”.