“…Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng!
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt…”
Chỉ qua mấy dòng thơ trong bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của nhà thơ Tố Hữu đã tái hiện lại lịch sử hào hùng của dân tộc. Là kết quả của cuộc chiến đấu gay go và gian khổ ngày 7-5-1954 trong suốt 55 ngày đêm; quân và dân Việt Nam đã tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch ở Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, diệt và bắt sống trên 16.000 tên địch. Toàn thể bộ chỉ huy Tập đoàn cử điểm do tướng Đờ Cátxtơri cầm đầu đã bị bắt sống. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng, kết thúc oanh liệt cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 của quân và dân Việt Nam.Với địa hình thung lũng lòng chảo rộng lớn ớ phía Tây vùng rừng núi phía Bắc. Nên Điện Biên Phủ được xem là một căn cứ quân sự rất thuận lợi. Thực dân pháp đã lấy căn cứ này chiến lược cơ động.
Trong chiến dịch Thu Đông năm 1953-1954, lực lượng địch tại tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là 16.200 tên bao gồm bộ binh và lính dù, công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội xe vận tải có khoảng 200 chiếc và một phi đội không quân thường trực 14 chiếc. Chúng bố trí 49 cứ điểm thành 8 cụm, mỗi cụm là một hệ thống hoả lực nhiều tầng. 8 cụm cứ điểm chia làm 3 phân khu, phân khu trung tâm gồm 2/3 lực lương ở ngay giữa Mường Thanh. Sau 5 ngày chiến đấu ta đã tiêu diệt gọn 2 cứ điểm kiên cố vào bậc nhất là Him Lam va Độc Lập, sau đó làm tan rã thêm 1 tiểu đoàn địch và tiêu diệt tiểu đoàn Bản Kéo, ta diệt và bắt sống 2.000 tên địch, 26 máy bay bị phá huỷ, mở thông cửa vào trung tâm tập đoàn cứ điểm, uy hiếp sân bay Mường Thanh. 17 giờ 30 phút ngày 30/04/1954, ta mở đợt tấn công thứ 2 là cuộc chiến trên đồi A1. Đến ngày 04/05 mỗi bên chiếm giữ 1 nửa đồi A1. Quân ta tiến đánh vào khu Đông diệt 2.500 tên địch, chiếm lĩnh phần lớn các cao điểm. Quân đội viễn chinh Pháp đã tập trung hầu hết máy bay chiến đấu, máy bay vận tải ở Đông Dương cho mặt trận. Đế quốc Mỹ Chi viện cho thực dân Pháp gần 100 máy bay oanh tạc chiến đấu và gần 50 máy bay vận tải đồng thời tổ chức diễn tập “đổ bộ ào ạt vào Đông Dương”. Đêm ngày 01/5/1954, quân ta mở đợt tấn công thứ 3 đánh chiếm các cứ điểm còn lại phía Đông và phía Tây, bẻ gãy cuộc phản kích của địch. Đến 17 giờ 30 ngày 07/5/1954, những trận pháo kích của bộ đội ta nhắm thẳng vào sở chỉ huy địch. Tướng Đờ-cat-tơ-ri và toàn bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm của địch bị bắt sống. Gần 1 vạn quân địch nhảy ra khỏi hầm xin hàng. Đêm đó ta tấn công bắt sống toàn bộ quân địch ở phân khu Nam. Sau 56 ngày đêm chiến đấu cực kỳ anh dũng, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Lá cờ Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Cát đánh dấu mốc son chói lọi của con người, đất nước Việt Nam.
Đây là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945 – 1954 của Việt Nam. Với thắng lợi quyết định này, lực lượng quân đội ta do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã buộc quân Pháp tại Điện Biên Phủ phải đầu hàng. Bên cạnh đó thất bại này đã giáng một đòn mạnh mẽ vào thế giới phương Tây, đã đánh bại ý chí duy trì thuộc địa Đông Dương của Pháp và buộc nước này phải rút khỏi Đông Dương, các thuộc địa ở Châu Phi được cổ vũ cũng đồng loạt nổi dậy. Năm 1960, 17 nước châu Phi đã giành được độc lập; đến năm 1967 Pháp đã buộc phải trao trả độc lập cho tất cả các nước thuộc địa. Chiến thắng Điện Biên Phủ, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại một dân tộc vốn là thuộc địa nửa phong kiến, đất chật, người thưa, kinh tế thì lạc hậu, vũ khí thô sơ, đã đánh thắng quân đội xâm lược của một cường quốc phương Tây có tiềm lực kinh tế và quân sự lớn, trang bị vũ khí hiện đại.
Bác Hồ viết nhân dịp kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ “Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”. “Đó là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới.” Chiến thắng oanh liệt ấy không có bất kỳ ngôn từ nào biểu đạt hết được những cố gắng của quân và dân ta lúc bấy giờ. Chiến thắng kết thúc thắng lợi suốt chín năm kháng chiến chống pháp xâm lược. Theo Lê Duẩn thì chiến thắng Điện Biên Phủ “Đã được ghi vào lịch sử như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa ở thế kỷ 20 và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”. Tin chiến thắng trận Điện Biên Phủ 65 năm qua kể từ ngày quân và dân ta làm nên chiến thắng lịch sử ấy, một lần nữa khẳng định tinh thần cách mạng, niềm tự hào dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ của con người Việt Nam với ý chí quyết thắng của quân đội ta. Niềm vui, niềm tự hào dân tộc Việt Nam còn mãi, như góp lửa gieo lên những vần thơ của nhà thơ Tố Hữu_ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên.
Trong chiến dịch Thu Đông năm 1953-1954, lực lượng địch tại tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là 16.200 tên bao gồm bộ binh và lính dù, công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội xe vận tải có khoảng 200 chiếc và một phi đội không quân thường trực 14 chiếc. Chúng bố trí 49 cứ điểm thành 8 cụm, mỗi cụm là một hệ thống hoả lực nhiều tầng. 8 cụm cứ điểm chia làm 3 phân khu, phân khu trung tâm gồm 2/3 lực lương ở ngay giữa Mường Thanh. Sau 5 ngày chiến đấu ta đã tiêu diệt gọn 2 cứ điểm kiên cố vào bậc nhất là Him Lam va Độc Lập, sau đó làm tan rã thêm 1 tiểu đoàn địch và tiêu diệt tiểu đoàn Bản Kéo, ta diệt và bắt sống 2.000 tên địch, 26 máy bay bị phá huỷ, mở thông cửa vào trung tâm tập đoàn cứ điểm, uy hiếp sân bay Mường Thanh. 17 giờ 30 phút ngày 30/04/1954, ta mở đợt tấn công thứ 2 là cuộc chiến trên đồi A1. Đến ngày 04/05 mỗi bên chiếm giữ 1 nửa đồi A1. Quân ta tiến đánh vào khu Đông diệt 2.500 tên địch, chiếm lĩnh phần lớn các cao điểm. Quân đội viễn chinh Pháp đã tập trung hầu hết máy bay chiến đấu, máy bay vận tải ở Đông Dương cho mặt trận. Đế quốc Mỹ Chi viện cho thực dân Pháp gần 100 máy bay oanh tạc chiến đấu và gần 50 máy bay vận tải đồng thời tổ chức diễn tập “đổ bộ ào ạt vào Đông Dương”. Đêm ngày 01/5/1954, quân ta mở đợt tấn công thứ 3 đánh chiếm các cứ điểm còn lại phía Đông và phía Tây, bẻ gãy cuộc phản kích của địch. Đến 17 giờ 30 ngày 07/5/1954, những trận pháo kích của bộ đội ta nhắm thẳng vào sở chỉ huy địch. Tướng Đờ-cat-tơ-ri và toàn bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm của địch bị bắt sống. Gần 1 vạn quân địch nhảy ra khỏi hầm xin hàng. Đêm đó ta tấn công bắt sống toàn bộ quân địch ở phân khu Nam. Sau 56 ngày đêm chiến đấu cực kỳ anh dũng, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Lá cờ Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Cát đánh dấu mốc son chói lọi của con người, đất nước Việt Nam.
Đây là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945 – 1954 của Việt Nam. Với thắng lợi quyết định này, lực lượng quân đội ta do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã buộc quân Pháp tại Điện Biên Phủ phải đầu hàng. Bên cạnh đó thất bại này đã giáng một đòn mạnh mẽ vào thế giới phương Tây, đã đánh bại ý chí duy trì thuộc địa Đông Dương của Pháp và buộc nước này phải rút khỏi Đông Dương, các thuộc địa ở Châu Phi được cổ vũ cũng đồng loạt nổi dậy. Năm 1960, 17 nước châu Phi đã giành được độc lập; đến năm 1967 Pháp đã buộc phải trao trả độc lập cho tất cả các nước thuộc địa. Chiến thắng Điện Biên Phủ, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại một dân tộc vốn là thuộc địa nửa phong kiến, đất chật, người thưa, kinh tế thì lạc hậu, vũ khí thô sơ, đã đánh thắng quân đội xâm lược của một cường quốc phương Tây có tiềm lực kinh tế và quân sự lớn, trang bị vũ khí hiện đại.
Bác Hồ viết nhân dịp kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ “Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”. “Đó là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới.” Chiến thắng oanh liệt ấy không có bất kỳ ngôn từ nào biểu đạt hết được những cố gắng của quân và dân ta lúc bấy giờ. Chiến thắng kết thúc thắng lợi suốt chín năm kháng chiến chống pháp xâm lược. Theo Lê Duẩn thì chiến thắng Điện Biên Phủ “Đã được ghi vào lịch sử như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa ở thế kỷ 20 và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”. Tin chiến thắng trận Điện Biên Phủ 65 năm qua kể từ ngày quân và dân ta làm nên chiến thắng lịch sử ấy, một lần nữa khẳng định tinh thần cách mạng, niềm tự hào dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ của con người Việt Nam với ý chí quyết thắng của quân đội ta. Niềm vui, niềm tự hào dân tộc Việt Nam còn mãi, như góp lửa gieo lên những vần thơ của nhà thơ Tố Hữu_ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên.
“Kháng chiến ba nghìn ngày
Không đêm nào vui bằng đêm nay
Đêm lịch sử Điện Biên sáng rực
Trên đất nước như Huân chương trên ngực
Dân tộc ta dân tộc anh hùng!”
Không đêm nào vui bằng đêm nay
Đêm lịch sử Điện Biên sáng rực
Trên đất nước như Huân chương trên ngực
Dân tộc ta dân tộc anh hùng!”