|
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc giáo dục cán bộ, đảng viên về nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình. Người cho rằng, “Muốn thành cán bộ tốt, phải có tinh thần tự chỉ trích” và “không chịu tự phê bình, tự chỉ trích thì không bao giờ tấn tới được”.
Người chỉ rõ: “Phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn, đoàn kết và thống nhất nội bộ. Vì vậy, phê bình mình cũng như phê bình người phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt, vạch rõ cả ưu, khuyết điểm. Đồng thời, không dùng những lời mỉa mai, đâm thọc. Phê bình việc làm, chứ không phải phê bình người. Những người bị phê bình thì phải vui lòng nhận xét để sửa đổi, không nên vì bị phê bình mà nản chí, hoặc thù ghét”.
Để học tập Bác về tự phê bình và phê bình, chúng ta cùng tìm hiểu mẩu chuyện kể sau:
Sáng thứ Sáu, ngày 4/10/1957, hai cán bộ Phủ Chủ tịch về trường gặp lãnh đạo bàn việc bảo vệ buổi chiều Bác về thăm. Để “đối phó”, nhà trường ra lệnh bỏ nghỉ trưa, dồn mọi lực lượng dọn dẹp, tổng vệ sinh trong ngoài nơi ăn ở, đi lại để đón Bác Hồ. Hai giờ chiều, thầy trò, cán bộ, công nhân viên đã “thiết quân luật” tại khu hội trường. Thế nhưng, Bác không vào khu hội trường mà đi tắt ra nhà bếp, khu vệ sinh, mấy lớp học, nhà ở, nhà tắm, bể nước, các vòi nước công cộng dọc lối đi đều trơ vòi không… nước. Việc này đã bị các “học viên” là cán bộ trung cao cấp phê bình gay gắt nhà trường và Bộ Giáo dục nhưng vẫn chưa khắc phục. Thứ trưởng Hà Huy Giáp đã “khai thật” với Bác… về việc mất nước máy và việc các “học viên công thần” phê phán từ Bộ đến thành phố.
Vào hội trường, Bác bước lên bục, hai tay ra hiệu im lặng giữa tiếng hô vang: Hồ Chủ tịch muôn năm…Muôn năm…Người hỏi:
- Ở đây cô chú nào nhiều tuổi và hoạt động lâu năm nhất?
Ðây đó, chỗ nọ chỗ kia thấy có mấy học viên già nhìn ngó nhau ngơ ngác. Một học viên mạnh dạn đứng lên:
- Thưa Bác, cháu ạ!
- Chú hoạt động cách mạng được bao lâu?
- Thưa Bác, từ năm 1930 ạ!
- Vậy, chú hoạt động có lâu năm hơn Bác không?
Học viên này hiểu ra, không thể thưa với Bác điều gì, thiếu nước chui xuống gầm bàn…Cả hội trường im phăng phắc. Bác đưa tay ra hiệu cho ông “học viên công thần” ngồi xuống, nhẹ nhàng hỏi:
- Trong trường có bao nhiêu học viên?
Hiệu trưởng nắm con số chiêu sinh đầu năm học thì thưa: 3.700. Hiệu phó Tổ chức lại báo cáo: 3.600. Hiệu phó phụ trách chuyên môn thì khẳng định là 3.550. Nhưng Trưởng phòng Hành chính Quản trị lại đứng lên báo cáo con số chấm cơm là 3.512 học viên.
Bác chăm chú nghe xong bèn nghiêm nét mặt: Các con số đá nhau. Thế này là “vua liêu rồi chứ chẳng còn là quan liêu nữa!”.
Cả hội trường ngỡ ngàng, lãnh đạo trường lúng túng. Bác đột ngột hỏi: “Các cô, các chú có thể đào cho Bác mỗi người một mét khối đất được không?”.
- Dạ, có ạ! Có ạ! - Cả hội trường nhất loạt đồng thanh thưa với Bác.
Bác nói tiếp:
- Thế tại sao không đào giếng lấy nước mà dùng, lại cứ ngồi mà kêu ca trách móc Ðảng bộ với cấp trên?
Cách phê bình ví von, dí dỏm mà sâu sắc, nhiều ý nghĩa, vui vẻ cả, nhưng mỗi người đều nhận ra một phần lỗi ở mình. Cuối cùng, Bác tươi cười hỏi:
- Các cô, các chú, các cháu có đồng ý như Bác phê bình không? Ai thật lòng đồng ý để sửa chữa thì giơ tay nào?
Tất cả đều giơ tay. Không khí tràn ngập niềm vui, hạnh phúc và lưu luyến của thầy trò nhà trường khi tiễn Bác ra về. Sau đó, nhà trường lo đào giếng và đủ nước sinh hoạt.
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc giáo dục cán bộ, đảng viên về nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình. Người cho rằng, “Muốn thành cán bộ tốt, phải có tinh thần tự chỉ trích” và “không chịu tự phê bình, tự chỉ trích thì không bao giờ tấn tới được”.
Người chỉ rõ: “Phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn, đoàn kết và thống nhất nội bộ. Vì vậy, phê bình mình cũng như phê bình người phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt, vạch rõ cả ưu, khuyết điểm. Đồng thời, không dùng những lời mỉa mai, đâm thọc. Phê bình việc làm, chứ không phải phê bình người. Những người bị phê bình thì phải vui lòng nhận xét để sửa đổi, không nên vì bị phê bình mà nản chí, hoặc thù ghét”.
Để học tập Bác về tự phê bình và phê bình, chúng ta cùng tìm hiểu mẩu chuyện kể sau:
Sáng thứ Sáu, ngày 4/10/1957, hai cán bộ Phủ Chủ tịch về trường gặp lãnh đạo bàn việc bảo vệ buổi chiều Bác về thăm. Để “đối phó”, nhà trường ra lệnh bỏ nghỉ trưa, dồn mọi lực lượng dọn dẹp, tổng vệ sinh trong ngoài nơi ăn ở, đi lại để đón Bác Hồ. Hai giờ chiều, thầy trò, cán bộ, công nhân viên đã “thiết quân luật” tại khu hội trường. Thế nhưng, Bác không vào khu hội trường mà đi tắt ra nhà bếp, khu vệ sinh, mấy lớp học, nhà ở, nhà tắm, bể nước, các vòi nước công cộng dọc lối đi đều trơ vòi không… nước. Việc này đã bị các “học viên” là cán bộ trung cao cấp phê bình gay gắt nhà trường và Bộ Giáo dục nhưng vẫn chưa khắc phục. Thứ trưởng Hà Huy Giáp đã “khai thật” với Bác… về việc mất nước máy và việc các “học viên công thần” phê phán từ Bộ đến thành phố.
Vào hội trường, Bác bước lên bục, hai tay ra hiệu im lặng giữa tiếng hô vang: Hồ Chủ tịch muôn năm…Muôn năm…Người hỏi:
- Ở đây cô chú nào nhiều tuổi và hoạt động lâu năm nhất?
Ðây đó, chỗ nọ chỗ kia thấy có mấy học viên già nhìn ngó nhau ngơ ngác. Một học viên mạnh dạn đứng lên:
- Thưa Bác, cháu ạ!
- Chú hoạt động cách mạng được bao lâu?
- Thưa Bác, từ năm 1930 ạ!
- Vậy, chú hoạt động có lâu năm hơn Bác không?
Học viên này hiểu ra, không thể thưa với Bác điều gì, thiếu nước chui xuống gầm bàn…Cả hội trường im phăng phắc. Bác đưa tay ra hiệu cho ông “học viên công thần” ngồi xuống, nhẹ nhàng hỏi:
- Trong trường có bao nhiêu học viên?
Hiệu trưởng nắm con số chiêu sinh đầu năm học thì thưa: 3.700. Hiệu phó Tổ chức lại báo cáo: 3.600. Hiệu phó phụ trách chuyên môn thì khẳng định là 3.550. Nhưng Trưởng phòng Hành chính Quản trị lại đứng lên báo cáo con số chấm cơm là 3.512 học viên.
Bác chăm chú nghe xong bèn nghiêm nét mặt: Các con số đá nhau. Thế này là “vua liêu rồi chứ chẳng còn là quan liêu nữa!”.
Cả hội trường ngỡ ngàng, lãnh đạo trường lúng túng. Bác đột ngột hỏi: “Các cô, các chú có thể đào cho Bác mỗi người một mét khối đất được không?”.
- Dạ, có ạ! Có ạ! - Cả hội trường nhất loạt đồng thanh thưa với Bác.
Bác nói tiếp:
- Thế tại sao không đào giếng lấy nước mà dùng, lại cứ ngồi mà kêu ca trách móc Ðảng bộ với cấp trên?
Cách phê bình ví von, dí dỏm mà sâu sắc, nhiều ý nghĩa, vui vẻ cả, nhưng mỗi người đều nhận ra một phần lỗi ở mình. Cuối cùng, Bác tươi cười hỏi:
- Các cô, các chú, các cháu có đồng ý như Bác phê bình không? Ai thật lòng đồng ý để sửa chữa thì giơ tay nào?
Tất cả đều giơ tay. Không khí tràn ngập niềm vui, hạnh phúc và lưu luyến của thầy trò nhà trường khi tiễn Bác ra về. Sau đó, nhà trường lo đào giếng và đủ nước sinh hoạt.
Ảnh: Sưu tầm
Qua câu chuyện kể trên, chúng ta có được nhiều bài học sâu sắc: Cán bộ, đảng viên cũng là người, mà phàm là con người, ai cũng có tính tốt và tính xấu khác nhau. Tính xấu của một người bình thường chỉ có hại cho người đó, còn tính xấu của một đảng viên, một cán bộ, sẽ có hại đến Đảng, đến nhân dân. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên muốn phát triển những tính tốt, loại bỏ những tính xấu thì phải thực hành tốt công tác “Tự phê bình và phê bình”.
Theo Bác đối với mỗi một người, muốn tự phê bình và phê bình có tốt thì cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cao cấp phải làm gương trước. Khi thực hiện phê bình và tự phê bình phải nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm để làm sao cho tất cả mọi người trong cơ quan, đơn vị tự giác, thật thà nêu hết những ưu điểm, khuyết điểm của mình, chứ không nhằm vào cá nhân. Phê bình và tự phê bình là để người cán bộ, đảng viên gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm hơn, làm cho mỗi tổ chức mạnh hơn, lãnh đạo tốt hơn. Người thường nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên thực hiện tự phê bình và phê bình “như rửa mặt hàng ngày”, mỗi tổ chức đảng coi tự phê bình và phê bình là công việc thường xuyên.
Hiện nay, đối với bản thân mỗi người cán bộ, đảng viên để thực hiện tốt tự phê bình và phê bình một cách thẳng thắn, trung thực với tư cách là đảng viên thì cần có tinh thần tự phê bình và phê bình cao, luôn ý thức để xây dựng một tập thể vững mạnh, việc tự phê bình và phê bình phải nghiêm túc không nể nang, phải căn cứ vào sự thật để nhận xét, đánh giá và phân tích ưu, khuyết điểm một cách khéo léo để người có khuyết điểm nhận thấy khuyết điểm của mình; Phải tự phê bình mình trước mới phê bình người khác sau; Phê bình phải xuất phát từ động cơ đúng đắn, mang tính chất xây dựng, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Theo Bác đối với mỗi một người, muốn tự phê bình và phê bình có tốt thì cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cao cấp phải làm gương trước. Khi thực hiện phê bình và tự phê bình phải nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm để làm sao cho tất cả mọi người trong cơ quan, đơn vị tự giác, thật thà nêu hết những ưu điểm, khuyết điểm của mình, chứ không nhằm vào cá nhân. Phê bình và tự phê bình là để người cán bộ, đảng viên gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm hơn, làm cho mỗi tổ chức mạnh hơn, lãnh đạo tốt hơn. Người thường nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên thực hiện tự phê bình và phê bình “như rửa mặt hàng ngày”, mỗi tổ chức đảng coi tự phê bình và phê bình là công việc thường xuyên.
Hiện nay, đối với bản thân mỗi người cán bộ, đảng viên để thực hiện tốt tự phê bình và phê bình một cách thẳng thắn, trung thực với tư cách là đảng viên thì cần có tinh thần tự phê bình và phê bình cao, luôn ý thức để xây dựng một tập thể vững mạnh, việc tự phê bình và phê bình phải nghiêm túc không nể nang, phải căn cứ vào sự thật để nhận xét, đánh giá và phân tích ưu, khuyết điểm một cách khéo léo để người có khuyết điểm nhận thấy khuyết điểm của mình; Phải tự phê bình mình trước mới phê bình người khác sau; Phê bình phải xuất phát từ động cơ đúng đắn, mang tính chất xây dựng, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ.