Người còn là một tấm gương sáng với sự quyết tâm, cùng phương pháp thực hiện, tính kiên trì đáng nể phục để đạt được mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Câu chuyện về thói quen hút thuốc và quyết tâm bỏ thuốc lá của Bác là một trong những minh chứng về sự quyết tâm, sự kiên trì, ý chí vững vàng của một con người vĩ đại.
Theo lời kể của đồng chí Vũ Kỳ, nguyên thư ký riêng của Bác, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh đã được Bác Hồ tâm sự về nguyên nhân Bác hút thuốc lá: “Việc hút thuốc lá liên quan tới hoạt động cách mạng của Người trong những năm 20 của thế kỷ XX khi Người mang tên Nguyễn Ái Quốc. Những năm ở Pháp, Người là một thanh niên kháng Pháp nên luôn bị mật thám Pháp theo dõi ở khắp mọi nơi. Người biết bị theo dõi mà không dám quay đầu lại để nhìn. Để có thể quan sát được sự theo dõi, Người nghĩ ra cách hút thuốc. Mỗi lần như vậy, đi qua thùng đựng rác ven đường cách khoảng ba bước chân, Người dừng lại châm thuốc hút, rồi quay lại thùng rác để vứt que diêm, như vậy là Người có dịp quan sát xung quanh, liệu cách đối phó với kẻ theo dõi. Do giả vờ hút thuốc mãi mà đã trở thành thói quen của Người”.
Đồng chí Vũ Kỳ cũng là người chứng quyết tâm bỏ thuốc của Bác, do Bác đã hút thuốc lá như là một thói quen nên việc bỏ thuốc không phải nói chấm dứt là chấm dứt ngay được. Tập một thói quen, rồi bỏ một thói quen đó không dễ chút nào, vào thời điểm đó là năm 1966, Bác đã 76 tuổi, Bác hút thuốc lá 50 năm. Phải có một nghị lực phi thường mới làm được, Bác nói: "Quyết tâm một, kế hoạch mười, thì biện pháp phải hai mươi, có như vậy mới thực hiện được và bỏ hút thuốc cũng vậy". Với sự quyết tâm của mình, Bác đã có biện pháp thực hiện như sau:
Tuần thứ nhất, mỗi lần Người hút 2/3 điếu (một ngày nhiều nhất là 10 điếu), mỗi lần hút xong cho vào lọ penixilin thì tắt luôn để nhìn thấy đúng 2/3 thì dừng lại không được hút nữa.
Tuần thứ hai, Người hút 1/2 điếu rồi bỏ vào lọ.
Tuần thứ ba, Người hút 1/3 điếu rồi bỏ vào lọ.
Đến tuần thứ tư, Người hút mấy hơi rồi bỏ vào lọ.
Với cách làm đó Người đã giảm từ cả bao xuống ba, bốn điếu một ngày. Cứ như vậy Người hút thưa dần.
Vào những năm cuối đời, Bác yếu nhiều, về chiều tối và đêm khuya, các đồng chí phục vụ thấy Bác ho nhiều, ai cũng xót xa thương Bác. Hiểu thấu tâm trạng, nỗi lòng của mọi người, Bác càng quyết tâm bỏ hẳn thói quen hút thuốc. Tình thương yêu con người và trách nhiệm trước cuộc đời luôn là cội nguồn nuôi dưỡng và thúc đẩy nghị lực của Người, nhất quán giữa nói và làm. Đầu tháng 3/1968, nhân khi bị cảm ho nhẹ, Bác tự quyết định bỏ hẳn. Mấy ngày sau, trong một tuần lễ anh em vẫn để gói thuốc trên bàn làm việc của Bác, nhưng Bác không dùng.
Từ câu chuyện này, rút ra được một bài học về sự quyết tâm, đức tính kiên trì, Bác đã bỏ thuốc lá không cần một loại thuốc trợ giúp nào, mà với nghị lực phi thường bằng kế hoạch cụ thể và từng bước thực hiện. Qua đó, khi thực hiện việc gì trong cuộc sống, học tập, công tác, chúng ta cần thiết phải có chương trình, kế hoạch, phương pháp thực hiện cùng với sự quyết tâm, sự kiên trì, cùng với tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân để đạt được mục đích. Đặc biệt trong công việc, tùy thuộc vào tính chất, mức độ mỗi người cần tạo cho mình một thói quen tốt như “việc hôm nay không để ngày mai”, xử lý dứt điểm công việc hàng ngày, không để tồn đọng. Đồng thời, phải biết lắng nghe ý kiến góp ý phù hợp, đúng đắn của người khác để rèn luyện, tu dưỡng tốt hơn. Dù việc bỏ thuốc lá của Bác là việc bình dị trong đời thường, nhưng đã nhắn gửi với tất cả chúng ta bài học có ý nghĩa lớn lao "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ từ những việc cụ thể trong cuộc sống hàng ngày, trong học tập và trong quá trình công tác”, tạo thói quen tốt sẽ mang đến thành quả gần hơn, thiết thực hơn. Xin mượn lời bài thơ “Đi đường” trích trong tập thơ “Nhật ký trong tù” của Bác để kết thúc bài viết với thông điệp nhắn nhủ đến mọi người là thành quả của sự khó khăn, kiên trì và lòng mong nhớ Bác nhân dịp Kỷ niệm 131 năm Ngày sinh của Bác (19/5/1890 – 19/5/2021):
“Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.