Vận dụng những tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh, Đảng ủy Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ đã có nhiều chủ trương, giải pháp để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác trong đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động trở thành công việc tự giác, thường xuyên bằng những hành động, việc làm cụ thể với ý thức không ngừng rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức phục vụ nhân dân để được nhân dân tin tưởng.
Tôn trọng và luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân, học hỏi từ nhân dân, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, đảm bảo quyền lợi của bị can, bị cáo, bị hại, những người tham gia tố tụng khác, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, không, lạm quyền, tùy tiện, vô nguyên tắc, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Chủ động thực hiện cải cách nhiều thủ tục không cần thiết gắn liền với cải cách tư pháp. Đảm bảo quyền tự bào chữa và yêu cầu người khác bào chữa của bị can, bị cáo, đương sự, quyền và lợi ích của người tố giác, người bị tố giác ngay từ giai đoạn tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, vừa kết hợp hài hòa tính nghiêm minh của pháp luật, vừa tạo phong cách làm việc dân chủ, văn hóa và tinh tế. Tạo điều kiện để người dân tham gia vào việc giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Đối với những người tham gia tố tụng, mỗi cán bộ, kiểm sát viên luôn nâng cao ý thức đạo đức công vụ, không quan liêu và hạn chế đến mức thấp nhất những chi phí đi lại cho người dân.
Để có được đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới, đảm bảo Viện kiểm sát là cơ quan do các công chức Nhà nước tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, phục vụ lợi ích Nhà nước và toàn xã hội, toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức của ngành Kiểm sát đã thấm nhuần câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”. Từ đó đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên luôn rèn luyện tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo nhưng gần dân, không tiêu cực, sách nhiễu, nhất là trong các phiên tòa hình sự, dân sự, hành chính…
Đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động. Hàng năm, Đảng ủy Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ đều ban hành Kế hoạch và thực hiện việc viết Chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Kế hoạch thi kể chuyện về Bác Hồ kính yêu, sinh hoạt các mẩu chuyển kể về Bác tại các cuộc họp Chi bộ, viết bài về gương điển hình học tập theo Bác đăng trên Trang thông tin điện tử của ngành.
Trong xây dựng Nhà nước pháp quyền, pháp luật là nền tảng, mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật, do vậy, cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động của ngành kiểm sát phải am hiểu và thực hiện đúng pháp luật, gương mẫu thực hiện pháp luật, tuyên truyền, giải thích giúp nhân dân hiểu rõ hơn về những quy định của pháp luật, đưa những giá trị cốt lõi của pháp luật đi vào đời sống để người dân sống, làm việc theo pháp luật và bằng pháp luật.
Trong khuôn khổ các phiên tòa xét xử theo hướng cải cách tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ đã ban hành Quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên tại các phiên tòa, phiên họp nhằm nâng cao chuẩn mực ứng xử, đạo đức, tác phong, hình ảnh của người cán bộ kiểm sát khi giao tiếp với những người tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng khác tại tòa án.
Bên cạnh đó, Đảng ủy Viện kiểm sát kịp thời xét khen thưởng những cán bộ, đảng viên, người lao động tích cực học tập và giới thiệu những tấm gương điển hình học tập theo Bác. Lấy kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một trong những tiêu chuẩn đánh giá, bình xét, phân loại đảng viên, tổ chức đảng hằng năm.
Một số giải pháp nâng cao đạo đức công vụ trong cán bộ, đảng viên, người lao động:
Một là, tuân thủ kỷ luật, kỷ cương của Đảng và pháp luật nhà nước trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Tăng cường công tác thanh tra trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cũng như chấp hành kỷ luật, kỷ cương công vụ.
Hai là, luôn nâng cao năng lực chuyên môn nhưng phải gắn với đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ, thể hiện sự giúp đỡ, tôn trọng nhân dân. Điều đó không chỉ thể hiện trong khuôn viên công sở, nơi làm việc mà phải trong cuộc sống hàng ngày mà cả nơi những cán bộ, đảng viên đang sinh sống hoặc khi sinh hoạt cộng đồng.
Ba là, tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh đi vào chiều sâu, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu của tình hình mới...Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác.
Bốn là, chú trọng công tác khen thưởng và xử lý vi phạm, phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức trong ngành. Nêu cao đạo đức công chức, công vụ, khen thưởng, động viên kịp thời cán bộ, công chức gương mẫu trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Năm là, tăng cường hơn nữa mối quan hệ gắn bó giữa công chức, người lao động với nhân dân để mối quan hệ này trở nên gắn bó hơn, giúp cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước đi vào nề nếp và hiệu quả hơn.
Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, không làm mất uy tín với nhân dân, có trách nhiệm hơn với nhân dân là việc làm vô cùng cần thiết bởi giá trị cao nhất của đạo đức công vụ là phục vụ nhân dân. Nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, đảng viên, công chức là việc làm thường xuyên và cũng là nhằm thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ dành cho cán bộ, công chức ngành kiểm sát: “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn” và góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, năng lực ngang tầm nhiệm vụ./.
Tôn trọng và luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân, học hỏi từ nhân dân, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, đảm bảo quyền lợi của bị can, bị cáo, bị hại, những người tham gia tố tụng khác, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, không, lạm quyền, tùy tiện, vô nguyên tắc, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Chủ động thực hiện cải cách nhiều thủ tục không cần thiết gắn liền với cải cách tư pháp. Đảm bảo quyền tự bào chữa và yêu cầu người khác bào chữa của bị can, bị cáo, đương sự, quyền và lợi ích của người tố giác, người bị tố giác ngay từ giai đoạn tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, vừa kết hợp hài hòa tính nghiêm minh của pháp luật, vừa tạo phong cách làm việc dân chủ, văn hóa và tinh tế. Tạo điều kiện để người dân tham gia vào việc giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Đối với những người tham gia tố tụng, mỗi cán bộ, kiểm sát viên luôn nâng cao ý thức đạo đức công vụ, không quan liêu và hạn chế đến mức thấp nhất những chi phí đi lại cho người dân.
Để có được đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới, đảm bảo Viện kiểm sát là cơ quan do các công chức Nhà nước tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, phục vụ lợi ích Nhà nước và toàn xã hội, toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức của ngành Kiểm sát đã thấm nhuần câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”. Từ đó đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên luôn rèn luyện tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo nhưng gần dân, không tiêu cực, sách nhiễu, nhất là trong các phiên tòa hình sự, dân sự, hành chính…
Đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động. Hàng năm, Đảng ủy Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ đều ban hành Kế hoạch và thực hiện việc viết Chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Kế hoạch thi kể chuyện về Bác Hồ kính yêu, sinh hoạt các mẩu chuyển kể về Bác tại các cuộc họp Chi bộ, viết bài về gương điển hình học tập theo Bác đăng trên Trang thông tin điện tử của ngành.
Trong xây dựng Nhà nước pháp quyền, pháp luật là nền tảng, mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật, do vậy, cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động của ngành kiểm sát phải am hiểu và thực hiện đúng pháp luật, gương mẫu thực hiện pháp luật, tuyên truyền, giải thích giúp nhân dân hiểu rõ hơn về những quy định của pháp luật, đưa những giá trị cốt lõi của pháp luật đi vào đời sống để người dân sống, làm việc theo pháp luật và bằng pháp luật.
Trong khuôn khổ các phiên tòa xét xử theo hướng cải cách tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ đã ban hành Quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên tại các phiên tòa, phiên họp nhằm nâng cao chuẩn mực ứng xử, đạo đức, tác phong, hình ảnh của người cán bộ kiểm sát khi giao tiếp với những người tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng khác tại tòa án.
Bên cạnh đó, Đảng ủy Viện kiểm sát kịp thời xét khen thưởng những cán bộ, đảng viên, người lao động tích cực học tập và giới thiệu những tấm gương điển hình học tập theo Bác. Lấy kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một trong những tiêu chuẩn đánh giá, bình xét, phân loại đảng viên, tổ chức đảng hằng năm.
Một số giải pháp nâng cao đạo đức công vụ trong cán bộ, đảng viên, người lao động:
Một là, tuân thủ kỷ luật, kỷ cương của Đảng và pháp luật nhà nước trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Tăng cường công tác thanh tra trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cũng như chấp hành kỷ luật, kỷ cương công vụ.
Hai là, luôn nâng cao năng lực chuyên môn nhưng phải gắn với đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ, thể hiện sự giúp đỡ, tôn trọng nhân dân. Điều đó không chỉ thể hiện trong khuôn viên công sở, nơi làm việc mà phải trong cuộc sống hàng ngày mà cả nơi những cán bộ, đảng viên đang sinh sống hoặc khi sinh hoạt cộng đồng.
Ba là, tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh đi vào chiều sâu, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu của tình hình mới...Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác.
Bốn là, chú trọng công tác khen thưởng và xử lý vi phạm, phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức trong ngành. Nêu cao đạo đức công chức, công vụ, khen thưởng, động viên kịp thời cán bộ, công chức gương mẫu trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Năm là, tăng cường hơn nữa mối quan hệ gắn bó giữa công chức, người lao động với nhân dân để mối quan hệ này trở nên gắn bó hơn, giúp cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước đi vào nề nếp và hiệu quả hơn.
Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, không làm mất uy tín với nhân dân, có trách nhiệm hơn với nhân dân là việc làm vô cùng cần thiết bởi giá trị cao nhất của đạo đức công vụ là phục vụ nhân dân. Nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, đảng viên, công chức là việc làm thường xuyên và cũng là nhằm thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ dành cho cán bộ, công chức ngành kiểm sát: “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn” và góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, năng lực ngang tầm nhiệm vụ./.