Sinh thời, Bác rất quan tâm tới công tác thanh tra. Từ năm 1945 đến năm 1969, Người đã ký 38 Sắc lệnh liên quan đến tổ chức, cán bộ và công tác thanh tra. Vào các năm 1957, 1960, 1961, Người đã đến dự và phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác thanh tra toàn miền Bắc và cũng có nhiều bài nói, bài viết về công tác thanh tra, kiểm tra quan trọng và ý nghĩa khác.
Trong công tác cán bộ, Người cũng đã tỉ mỉ lựa chọn những cán bộ có phẩm chất, đạo đức vào vị trí công tác quan trọng này, qua đó Người đã ký Sắc lệnh bổ nhiệm nhiều vị lãnh đạo có uy tín, danh vọng giữ chức vụ đứng đầu tổ chức thanh tra như cụ Bùi Bằng Đoàn – Nguyên Chánh nhất Tòa Thượng thẩm Hà Nội, một vị quan nổi tiếng liêm khiết của triều đình cũ và ông Cù Huy Cận – Bộ trưởng Bộ canh Nông vào Ban thanh tra đặc biệt (năm 1945); Cụ Tôn Đức Thắng (Ban thanh tra đặc biệt năm 1947); cụ Hồ Tùng Mậu (Ban thanh tra Chính phủ năm 1949); đồng chí Nguyễn Lương Bằng (Ban thanh tra Chính phủ năm 1956); đồng chí Nguyễn Thanh Bình (Ủy viên Ban thanh tra Chính phủ năm 1969).
Tại Hội nghị tổng kết công tác thanh tra toàn miền Bắc tháng 4 năm 1957, Hồ Chủ Tịch đã nói: “Thanh tra không phải chỉ đi xem địa phương thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị như thế nào. Nếu họ làm sai hay gặp khó khăn còn giúp đỡ họ làm cho đúng với Nghị quyết, Chỉ thị của trên đưa xuống. Thanh tra cũng không phải điều tra, nghiên cứu việc chấp hành Nghị quyết, Chỉ thị đã được đến đâu mà phải theo dõi cho đến khi công việc được làm xong, làm tốt”. Từ đó, Người chỉ rõ “ thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”. Bác cũng nêu “cán bộ thanh tra phải có đạo đức cách mạng, phải hiểu nhân tình thế cố đã đành nhưng tự mình còn phải gương mẫu cho người khác”. Bác dạy “cán bộ thanh tra như cái gương cho người ta soi mặt, gương mờ thì không soi được”… Bác nhắc nhở cán bộ thanh tra “phải cố gắng học tập, học cái hay, tránh cái dở, trau dồi đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ chuyên môn để làm việc cho tốt”, “Đối với cán bộ được làm công tác thanh tra là một vinh dự. Vì sao? Vì công tác thanh tra là một công tác quan trọng. Đảng và Chính phủ có tin tưởng mới giao cho làm nhiệm vụ ấy. Có thể nói cán bộ thanh tra là tai, mắt của Đảng và Chính phủ. Tai mắt có sáng suốt thì người mới sáng suốt”.
Có lần, bác đã phê bình “một số cán bộ chưa yên tâm công tác, cho làm công tác thanh tra không tiến bộ, thắc mắc về tiền đồ, đứng núi nầy trông núi nọ, muốn xin đi công ác khác. Như thế là không rõ nhiệm vụ của mình, không hiểu vinh dự của mình, là mắc bệnh cá nhân chủ nghĩa”…
Thực hiện di nguyện của Bác, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng đã có chỉ đạo trong ngành kiểm sát nhân dân. Cụ thể là:
Cán bộ thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện để có quan điểm, tư tưởng và bản lĩnh chính trị vững vàng, biết phân tích, xử lý mọi tình huống thực tế đúng với quan điểm, tư tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước và các quy định của Ngành; dám đương đầu với những khó khăn, phức tạp để hoàn thành nhiệm vụ trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh.
Phải nâng cao kỹ năng nghề nghiệp là yêu cầu không thể thiếu của người cán bộ thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân, trước hết là kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp, ứng xử.
Cán bộ thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân phải có kỹ năng phân tích, tổng hợp, bao quát vấn đề; có khả năng xử lý, giải quyết các vấn đề một cách thấu tình, đạt lý. Người cán bộ thanh tra phải phân tích được vấn đề một cách sâu sắc, thấy được biểu hiện, bản chất của vấn đề đó, xem xét vấn đề trong những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể; từ đó, tổng hợp các yếu tố, phân tích làm rõ nguyên nhân, để có những nhận định, đánh giá cuối cùng, đề xuất hướng xử lý đúng pháp luật và quy định của Ngành; đồng thồi bảo đảm sự trung thực, khách quan, có lý, có tình.
Từ quan điểm “ thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới” có thể nhận thấy rằng người làm công tác thanh tra không tạo ra áp lực với chính bản thân mình và với đối tượng cần thanh tra, không tạo ra kẻ thù trên con đường thực hiện nhiệm vụ được giao. Người dạy “ nếu họ làm sai hay gặp khó khăn còn giúp đỡ họ làm cho đúng” chính là thực hiện tốt quan điểm đó. Từ đó mới thấy được quan điểm sâu sắc, tính nhân văn trong tư tưởng của Bác về Thanh tra và người làm công tác thanh tra.
Những tư tưởng sâu sắc của Người đã làm nền tảng và đang làm bệ phóng cho cán bộ làm công tác thanh tra thực hiện tốt nhiệm vụ và tròn đầy ý nghĩa lời dạy của Người. Chúng ta phải hiểu rằng làm công tác thanh tra là thoát ra khỏi cái tôi, cái ta, cái cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung, nhiệm vụ được Đảng, được Ngành giao cho. Ngoài những nguyên tắc trên cần phải có trí tuệ để sáng suốt, minh mẩn đánh giá khách quan đối với nội dung, công tác cần thanh tra, bên cạnh đó còn có tâm, có tầm mới thoát ra được quan điểm cá nhân chủ quan, hẹp hòi, duy ý chí. Luôn vô tư khách quan, không lấy việc thanh tra để triệt hạ nhau, để phục vụ cho mục đích cá nhân mà vừa phải lồng ghép giữa việc thực hiện nhiệm vụ và việc thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 và Chỉ thị số 05 đối với người Đảng viên.
Từ việc hiểu đúng, hiểu sâu sắc tư tưởng của Bác mới thấm nhuần được trọn vẹn ý nghĩa của việc học tập làm theo Bác, học tập làm theo Bác phải có công việc cụ thể, sản phẩm cụ thể và ý nghĩa thiết thực.
Trong công tác cán bộ, Người cũng đã tỉ mỉ lựa chọn những cán bộ có phẩm chất, đạo đức vào vị trí công tác quan trọng này, qua đó Người đã ký Sắc lệnh bổ nhiệm nhiều vị lãnh đạo có uy tín, danh vọng giữ chức vụ đứng đầu tổ chức thanh tra như cụ Bùi Bằng Đoàn – Nguyên Chánh nhất Tòa Thượng thẩm Hà Nội, một vị quan nổi tiếng liêm khiết của triều đình cũ và ông Cù Huy Cận – Bộ trưởng Bộ canh Nông vào Ban thanh tra đặc biệt (năm 1945); Cụ Tôn Đức Thắng (Ban thanh tra đặc biệt năm 1947); cụ Hồ Tùng Mậu (Ban thanh tra Chính phủ năm 1949); đồng chí Nguyễn Lương Bằng (Ban thanh tra Chính phủ năm 1956); đồng chí Nguyễn Thanh Bình (Ủy viên Ban thanh tra Chính phủ năm 1969).
Tại Hội nghị tổng kết công tác thanh tra toàn miền Bắc tháng 4 năm 1957, Hồ Chủ Tịch đã nói: “Thanh tra không phải chỉ đi xem địa phương thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị như thế nào. Nếu họ làm sai hay gặp khó khăn còn giúp đỡ họ làm cho đúng với Nghị quyết, Chỉ thị của trên đưa xuống. Thanh tra cũng không phải điều tra, nghiên cứu việc chấp hành Nghị quyết, Chỉ thị đã được đến đâu mà phải theo dõi cho đến khi công việc được làm xong, làm tốt”. Từ đó, Người chỉ rõ “ thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”. Bác cũng nêu “cán bộ thanh tra phải có đạo đức cách mạng, phải hiểu nhân tình thế cố đã đành nhưng tự mình còn phải gương mẫu cho người khác”. Bác dạy “cán bộ thanh tra như cái gương cho người ta soi mặt, gương mờ thì không soi được”… Bác nhắc nhở cán bộ thanh tra “phải cố gắng học tập, học cái hay, tránh cái dở, trau dồi đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ chuyên môn để làm việc cho tốt”, “Đối với cán bộ được làm công tác thanh tra là một vinh dự. Vì sao? Vì công tác thanh tra là một công tác quan trọng. Đảng và Chính phủ có tin tưởng mới giao cho làm nhiệm vụ ấy. Có thể nói cán bộ thanh tra là tai, mắt của Đảng và Chính phủ. Tai mắt có sáng suốt thì người mới sáng suốt”.
Có lần, bác đã phê bình “một số cán bộ chưa yên tâm công tác, cho làm công tác thanh tra không tiến bộ, thắc mắc về tiền đồ, đứng núi nầy trông núi nọ, muốn xin đi công ác khác. Như thế là không rõ nhiệm vụ của mình, không hiểu vinh dự của mình, là mắc bệnh cá nhân chủ nghĩa”…
Thực hiện di nguyện của Bác, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng đã có chỉ đạo trong ngành kiểm sát nhân dân. Cụ thể là:
Cán bộ thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện để có quan điểm, tư tưởng và bản lĩnh chính trị vững vàng, biết phân tích, xử lý mọi tình huống thực tế đúng với quan điểm, tư tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước và các quy định của Ngành; dám đương đầu với những khó khăn, phức tạp để hoàn thành nhiệm vụ trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh.
Phải nâng cao kỹ năng nghề nghiệp là yêu cầu không thể thiếu của người cán bộ thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân, trước hết là kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp, ứng xử.
Cán bộ thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân phải có kỹ năng phân tích, tổng hợp, bao quát vấn đề; có khả năng xử lý, giải quyết các vấn đề một cách thấu tình, đạt lý. Người cán bộ thanh tra phải phân tích được vấn đề một cách sâu sắc, thấy được biểu hiện, bản chất của vấn đề đó, xem xét vấn đề trong những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể; từ đó, tổng hợp các yếu tố, phân tích làm rõ nguyên nhân, để có những nhận định, đánh giá cuối cùng, đề xuất hướng xử lý đúng pháp luật và quy định của Ngành; đồng thồi bảo đảm sự trung thực, khách quan, có lý, có tình.
Từ quan điểm “ thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới” có thể nhận thấy rằng người làm công tác thanh tra không tạo ra áp lực với chính bản thân mình và với đối tượng cần thanh tra, không tạo ra kẻ thù trên con đường thực hiện nhiệm vụ được giao. Người dạy “ nếu họ làm sai hay gặp khó khăn còn giúp đỡ họ làm cho đúng” chính là thực hiện tốt quan điểm đó. Từ đó mới thấy được quan điểm sâu sắc, tính nhân văn trong tư tưởng của Bác về Thanh tra và người làm công tác thanh tra.
Những tư tưởng sâu sắc của Người đã làm nền tảng và đang làm bệ phóng cho cán bộ làm công tác thanh tra thực hiện tốt nhiệm vụ và tròn đầy ý nghĩa lời dạy của Người. Chúng ta phải hiểu rằng làm công tác thanh tra là thoát ra khỏi cái tôi, cái ta, cái cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung, nhiệm vụ được Đảng, được Ngành giao cho. Ngoài những nguyên tắc trên cần phải có trí tuệ để sáng suốt, minh mẩn đánh giá khách quan đối với nội dung, công tác cần thanh tra, bên cạnh đó còn có tâm, có tầm mới thoát ra được quan điểm cá nhân chủ quan, hẹp hòi, duy ý chí. Luôn vô tư khách quan, không lấy việc thanh tra để triệt hạ nhau, để phục vụ cho mục đích cá nhân mà vừa phải lồng ghép giữa việc thực hiện nhiệm vụ và việc thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 và Chỉ thị số 05 đối với người Đảng viên.
Từ việc hiểu đúng, hiểu sâu sắc tư tưởng của Bác mới thấm nhuần được trọn vẹn ý nghĩa của việc học tập làm theo Bác, học tập làm theo Bác phải có công việc cụ thể, sản phẩm cụ thể và ý nghĩa thiết thực.